ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2016/QĐ-UBND
|
Ninh Bình,
ngày 21 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
TRƯƠNG HÁN SIÊU TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Theo đề nghị của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh
Bình tại Tờ trình số 42/TTr-VN ngày 13/6/2016 và Báo cáo số 93/BC-STP ngày
07/6/2016 của sở Tư pháp về thẩm định Dự thảo Quyết định bàn hành Quy chế xét tặng
giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu tỉnh Ninh Bình.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng
giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày
kể từ ngày ký.
Điêu 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban
nhân dân tỉnh; Hội đồng xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán
Siêu; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và tổ chức, cá nhân khác có liên
quan thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam;
- Cục kiểm tra Văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VP5, VP7, VP6.
ĐN01/QĐH2016
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
QUY CHẾ
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT TRƯƠNG
HÁN SIÊU TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về: Nguyên tắc, điều kiện, cơ
cấu, thủ tục, quy trình xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán
Siêu tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, nhóm tác giả (không quá 03 người) có hộ
khẩu thường trú tại Ninh Bình.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng
giải thưởng
1. Giải thưởng được xét thưởng 5 năm 1 lần.
2. Giải thưởng được trao cho một tác phẩm đơn
hay một tập tác phẩm của một tác giả hoặc đồng tác giả (gọi chung là tác giả).
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật của nhóm tác giả sẽ được xét cho tác giả chủ
biên nếu tác phẩm đó có trên 50% số lượng là của tác giả chủ biên; tuyển tập,
sách tái bản hoặc in mới sẽ được xét giải thưởng
nếu có trên 50% tác phẩm trong tuyển tập, sách chưa công bố trong các tập xuất
bản của cá nhân trước đây.
3. Việc xét tặng giải thưởng phải bảo đảm dân chủ,
khách quan, công bằng, công khai, chính xác. Tác giả có tác phẩm văn học, nghệ
thuật tham dự ở nhiều thể loại, nếu đoạt giải thì chỉ được nhận tối đa 02 giải
cao nhất.
4. Việc xét tặng giải thưởng phải trên cơ sở về
chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật dự giải; mỗi lĩnh vực xét thưởng không
nhất thiết phải trao tặng đủ các loại giải theo cơ cấu quy định tại Khoản 2 Điều
7 Quy chế này.
Điều 4. Những trường hợp không xét tặng giải thưởng
1.
Tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2.
Tác phẩm của tác giả đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.
Tác phẩm có từ 04 người trở lên là đồng tác giả.
4.
Tác phẩm đang xảy ra tranh chấp về bản quyền tác giả.
Điều 5. Thể loại tham gia xét tặng giải thưởng
1. Thơ: Gồm tập thơ trữ tình, tập truyện thơ, tập
trường ca;
2. Văn xuôi gồm: Tập truyện, tập ký, tập tiểu
thuyết, tập tản văn;
3. Các tập lý luận phê bình, dịch thuật;
4. Các tập nghiên cứu sưu tầm văn nghệ dân gian;
5. Âm nhạc: Tập sách nhạc, đĩa nhạc, đêm nhạc,
ca khúc;
6. Mỹ thuật: Những tác phẩm đã được trưng bầy,
triển lãm thuộc các lĩnh vực: Hội họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật
công nghiệp; sách mỹ thuật; triển lãm mỹ thuật cá nhân hoặc nhóm được tính là một
tác phẩm dự giải (Trường hợp bản gốc không còn thì nộp ảnh chụp - kích thước
28cm x 35 cm trở lên; kèm bản phô tô các giấy tờ, giấy chứng nhận nếu có).
7. Nhiếp ảnh: Tác phẩm đã được trưng bày, triển
lãm, sách ảnh kèm theo bản phô tô các giấy tờ, chứng nhận nếu có (Triển lãm ảnh
cá nhân hoặc nhóm được tính là một tác phẩm dự giải).
8. Sân khấu: Được trao theo 03 nội dung, gồm:
a) Tác giả kịch bản: Đã in thành sách hoặc đã
tham dự hội diễn sân khấu chuyên nghiệp hoặc không chuyên do bộ, ngành Trung
ương, khu vực hoặc sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức.
b) Đạo diễn: Vở diễn sân khấu chuyên nghiệp đã
được thẩm định của bộ, ngành Trung ương, khu vực hoặc sở Văn hóa và Thể thao tỉnh
Ninh Bình; vở diễn đã tham dự Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp hoặc không chuyên
do bộ, ngành trung ương, khu vực hoặc sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ
chức;
c) Thành tích của diễn viên, ca sỹ: Đoạt Huy
chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc Nhất, Nhì, Ba tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp
hoặc không chuyên nghiệp từ khu vực trở lên.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, CƠ CẤU, THỦ TỤC,
QUY TRÌNH XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 6. Điều
kiện xét tặng giải thưởng
1. Điều kiện chung
a) Các tác phẩm tham dự giải
thưởng phải có nội dung trong sáng, lành mạnh, giàu chất nhân văn, không trái với
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết;
b)
Tác phẩm tham dự giải thưởng có giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao, thể hiện
sự tìm tòi, sáng tạo, phản ánh truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, phù hợp
với thuần phong mỹ tục của dân tộc (ưu tiên những tác phẩm về đề tài quê hương
Ninh Bình).
2. Điều
kiện cụ thể
a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật tham dự giải thưởng
phải được đăng ký tham gia xét thưởng với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh
Bình.
b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật tham dự giải thưởng
được xuất bản, công bố đủ 5 năm từ thời điểm tính xét giải thưởng từ lần kế tiếp
trước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và không có tranh chấp về bản
quyền.
c) Một tác giả được chọn một tác phẩm ở mỗi thể
loại để tham dự xét giải thưởng. Tất cả các tác phẩm của mọi thể loại khi tham
dự xét giải thưởng đều phải là tác phẩm đã được công bố.
3. Tiêu chuẩn tác phẩm, công trình đoạt giải
a) Giải A:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc, có giá trị
cao về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc
giáo dục, xây dựng con người mới, góp phần vào phát triển nền văn học, nghệ thuật
quê hương, đất nước;
b) Giải B:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng cao,
có giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong
việc giáo dục, xây dựng con người mới, góp phần vào phát triển nền văn học, nghệ
thuật quê hương, đất nước;
c) Giải C:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng, có
giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc
giáo dục, xây dựng con người mới, góp phần vào phát triển nền văn học quê
hương, nghệ thuật quê hương, đất nước;
d) Giải Khuyến khích:
Tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có chất
lượng, có giá trị thấp hơn các mức trên.
Điều 7. Cơ cấu, giá trị giải thưởng
1. Cơ
cấu giải thưởng
Mỗi thể loại quy định tại Điều 5 Quy chế này gồm
có 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C, 04 giải khuyến khích. Căn cứ vào số lượng,
chất lượng tác phẩm đăng ký tham dự giải thưởng, Hội đồng xét tặng giải thưởng
xem xét, quyết định số lượng giải thưởng cho từng thể loại cụ thể.
2. Mức
tiền thưởng trao cho các tác phẩm, công trình đoạt giải thưởng tính theo mức
lương cơ sở tại thời điểm xét và trao giải, gồm:
a) Giải A: Bằng 17 lần mức lương cơ sở;
b) Giải B: Bằng 10 lần mức lương sở;
c) Giải C: Bằng 05 lần mức lương cơ sở;
d) Giải khuyến khích: Bằng 03 lần mức lương cơ sở.
3. Đạo diễn được tặng thưởng bằng 75%, diễn
viên được tặng thưởng bằng 50% giá trị tiền thưởng so với tác giả kịch bản cùng
hạng; tác phẩm kịch bản, vở diễn, đạo diễn, diễn viên tham dự Hội diễn sân khấu
không chuyên xếp thấp hơn một bậc so với Hội diễn
sân khấu chuyên nghiệp cùng hạng.
Điều 8. Hồ sơ tham dự xét tặng giải thưởng
1. Hồ
sơ tham dự xét tặng giải thưởng gồm:
a)
Đơn đăng ký tham dự giải thưởng (theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này);
b)
Tác phẩm văn học, nghệ thuật ở mỗi thể loại nộp 01 tác phẩm hoặc bản sao, ảnh chụp tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng được
in trên khổ giấy A4 kèm theo các thông tin cơ bản về thời gian được công bố,
tóm tắt nội dung tác phẩm;
c)
Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hội
Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình là cơ quan Thường trực của Hội đồng giải thưởng
Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu, chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ
và tác phẩm tham dự giải thưởng của các tác giả.
Điều 9. Hội đồng xét công nhận giải thưởng
1. Hội
đồng xét công nhận giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết định thành lập vào đầu kỳ xét thưởng, có
nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chủ trì toàn bộ công việc
xét tặng giải thưởng.
2. Cơ
cấu Hội đồng xét công nhận giải thưởng gồm:
a) Chủ
tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình;
b) 02
Phó Chủ tịch Hội đồng, trong đó 01 Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là lãnh đạo
Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh Ninh Bình và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình;
c)
Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan theo đề nghị
của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhưng không quá 19 ủy viên;
d) Một ủy viên thư ký là cán bộ của Hội Văn học
nghệ thuật tỉnh Ninh Bình.
3. Hội đồng xét công nhận giải thưởng có nhiệm vụ
tuyển chọn, đề xuất danh sách các tác phẩm văn học, nghệ thuật đoạt giải trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định; công bố kết quả các tác phẩm,
công trình văn học, nghệ thuật đoạt giải.
4. Hội đồng xét công nhận giải thưởng được tham
khảo ý kiến của Ban tư vấn do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình mời chuyên
gia của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam hoặc chuyên gia các
chuyên ngành Trung ương. Ban Tư vấn có nhiệm vụ chấm các tác phẩm văn học, nghệ
thuật tham dự giải thưởng, chọn, đề xuất các tác phẩm văn học, nghệ thuật để
xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu của tỉnh.
Điều 10. Trình tự xét tặng giải thưởng
1. Hội
Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình tiến hành thu nhận các tác phẩm, công trình
tham gia xét tặng giải thưởng.
2. Hội đồng xét công nhận giải
thưởng tổ chức tập hợp, phân loại, bình xét, nghe báo cáo của Ban tư vấn, xếp
loại theo cơ cấu giải thưởng bằng phiếu kín. Kết quả lấy theo đa số, trường hợp
số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định. Các thành viên Hội đồng
xét công nhận giải thưởng nếu có tác phẩm văn học, nghệ thuật dự giải thì không
được tham gia bỏ phiếu xét thưởng tác phẩm văn học nghệ thuật ở thể loại dự giải
đó;
3. Chủ
tịch Hội đồng xét công nhận giải thưởng báo cáo, trình kết quả xét giải thưởng
để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết định tặng thưởng cho các tác
giả, tác phẩm, công trình đoạt giải.
4. Kết
quả giải thưởng được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa
phương và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan thường trực của Hội đồng
xét công nhận giải thưởng. Thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng và niêm yết công khai do Hội đồng xét công nhận giải thưởng quyết định.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết
định trao tặng các giải thưởng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật đoạt giải
theo đề nghị của Hội đồng xét công nhận giải thưởng và tổ chức việc trao tặng
giải thưởng.
Điều 11. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại và tố cáo những
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xét
thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí thực hiện
Kinh
phí xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trương Hán Siêu tỉnh Ninh Bình được trích từ nguồn ngân sách nhà nước. Hội Văn
học nghệ thuật tỉnh lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cơ
quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan
1. Hội Văn
học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình là cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận
giải thưởng có trách nhiệm
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia giải
thưởng;
b) Lập kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện xét
công nhận giải thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Giúp Hội đồng xét công nhận giải thưởng thực
hiện việc tiếp nhận, bảo quản, phân loại hồ sơ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dự giải theo chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để Ban Tư vấn thẩm định, Hội
đồng xét công nhận giải thưởng làm việc.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan đơn vị có liên quan tổ chức trao tặng giải thưởng ngay sau khi có Quyết định
trao giải thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính lập dự toán kinh phí để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Hội đồng xét công nhận giải thưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Hội
đồng xét công nhận giải thưởng
a) Tuyển chọn, đề xuất danh sách các tác phẩm
văn học, nghệ thuật đoạt giải để trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết
định;
b) Công bố kết quả các tác phẩm văn học, nghệ
thuật đoạt giải.
3. Ban tư vấn có nhiệm vụ chấm thẩm định các tác
phẩm văn học, nghệ thuật tham dự giải thưởng; chọn, đề xuất các tác phẩm văn học,
nghệ thuật để Hội đồng xét công nhận giải thưởng xem xét, quyết định.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực
hiện nhiệm vụ có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 14. Triển khai tổ chức
thực hiện Quy chế
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình có trách
nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế tới tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 15. Khen thưởng và xử
lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về giải thưởng sẽ được
khen thưởng theo chế độ thi đua, khen thưởng hiện hành. Nếu tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về giải thưởng
thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Sửa
đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình triển khai thực hiện
Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh về Hội Văn học
nghệ thuật tỉnh để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.