Quyết định 1693/QĐ-BNN-KHCN năm 2023 phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê -tan) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1693/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Hoàng Hiệp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1693/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (BAO GỒM KẾ HOẠCH GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN) NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;

Căn cứ Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022 của Thủ Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) tối thiểu đạt 121,9 triệu tấn các-bon tương đương (CO2tđ), (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất); tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 45,9 triệu tấn CO2tđ; tăng hấp thụ các-bon trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, đóng góp vào cam kết của quốc gia đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tạo cơ sở cho phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải KNK là 53,57 triệu tấn CO2tđ (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất), trong đó, lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm tối thiểu là 14,26 triệu tấn CO2tđ, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2tđ; tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 59 triệu tấn CO2tđ.

- Đến năm 2030, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải KNK là 121,9 triệu tấn CO2tđ (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất), trong đó, lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm tối thiểu là 42,85 triệu tấn CO2tđ, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 79,1 triệu tấn CO2tđ; tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 45,9 triệu tấn CO2tđ, giảm 30% so với mức phát thải năm 2020.

II. NỘI DUNG[1]

2.1. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực trồng trọt

a) Mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G) và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước (A1 và A2)[2] phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hệ thống thủy lợi thuận lợi.

b) Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang lúa-thủy sản (lúa cá, lúa tôm, A3) và sang cây trồng cạn (A4) nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ưu tiên triển khai ở những vùng thường xuyên hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

c) Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung, phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và giảm phát thải KNK, khí mê-tan. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hạ tầng thủy lợi trung bình, kém (A12, A13).

d) Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và quản lý cây trồng tổng hợp (bón phân, quản lý sâu bệnh hại, v.v) cho lúa (A9), cho cây trồng cạn (bón phân, quản lý sâu, bệnh hại, tưới nước tiết kiệm v.v (A10, A14).

e) Thay thế phân đạm urê bằng phân bón chậm tan, phân bón tan có điều khiển, phân bón phức hợp chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát KNK (A11).

f) Thu gom, quản lý và tái sử dụng phụ phẩm cây trồng (A8): áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, xử lý, tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải KNK.

2.2. Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi

a) Cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt (A5, A6):

- Sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua trong khẩu phần nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan và nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt quy mô trang trại, nông hộ.

- Ứng dụng phần mềm phân tích phối trộn thức ăn (PC Dairy) để xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa và bò thịt, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và có mức phát thải thấp (ưu tiên kết hợp cây họ đậu trong cân đối khẩu phần).

- Sử dụng các chế phẩm ức chế tổng hợp hoặc hấp thụ mê-tan (3NOP, than hoạt tính, Zeolite) và thức ăn thô có hàm lượng tanin cao trong khẩu phần ăn của bò sữa, bò thịt (quy mô nông hộ và trang trại).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ