VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1686/QĐ-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN KÝ CÁC VĂN BẢN TẠI VĂN PHÒNG
CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 18/2003/NĐ-CP ngày 20
tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hành chính và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thẩm quyền ký
các văn bản tại Văn phòng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định
trước đây trái với Quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc và
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực
hiện Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Hành chính có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Quyết định này và phối hợp các đơn vị liên quan kiến nghị Bộ
trưởng, Chủ nhiệm quyết định bổ sung, sửa đổi khi cần thiết./.
|
BỘ TRƯỞNG CHỦ
NHIỆM
Đoàn Mạnh Giao
|
QUY ĐỊNH
VỀ THẨM QUYỀN KÝ CÁC VĂN BẢN TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1686/QĐ-VPCP ngày 26 tháng 10 năm 2005 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này xác định thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm,
các Phó Chủ nhiệm, Vụ trưởng, Cục trưởng và Trưởng các đơn vị trực thuộc Văn
phòng Chính phủ trong việc ký các văn bản tại Văn phòng Chính phủ.
Điều 2. Tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền ký của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ đều do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký hoặc do Phó Chủ nhiệm
ký thay Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị trực thuộc
ký thừa lệnh sau khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao giải quyết thường xuyên một
số việc cụ thể thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn của Vụ, Cục, đơn vị. Vụ trưởng,
Cục trưởng, Trưởng đơn vị trực thuộc có thể giao lại cho cấp phó của mình ký
thay.
Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị trực thuộc
ký thừa uỷ quyền sau khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ quyền giải quyết vụ việc
cụ thể thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn của Vụ, Cục, đơn vị. Người có trách
nhiệm ký thừa ủy quyền không ủy quyền lại cho người khác ký.
Điều 3.
1. Văn bản do Bộ trưởng,
Chủ nhiệm ký hoặc do Phó Chủ nhiệm ký thay Bộ trưởng, Chủ nhiệm và văn bản do Vụ
trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị trực thuộc ký thừa lệnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm
được đóng dấu VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ có hình Quốc huy và tên cơ quan ban hành văn
bản là Văn phòng Chính phủ.
2. Văn bản do Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn
vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, Trưởng phòng Tài vụ thuộc Cục Quản trị - Tài
vụ ký (để lưu hành nội bộ), được đóng dấu VĂN PHÒNG không có hình Quốc huy và
tên cơ quan ban hành văn bản là Văn phòng Chính phủ, bên dưới ghi tên đơn vị
ban hành văn bản.
3. Văn bản do Cục trưởng Cục Hành chính - Quản
trị II và Vụ trưởng Vụ theo dõi các lĩnh vực công tác phía Nam (Vụ IV) ký được
đóng dấu CỤC HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ II không có hình Quốc huy và tên cơ quan ban
hành văn bản là Văn phòng Chính phủ, bên dưới ghi tên đơn vị ban hành văn bản.
II. THẨM QUYỀN KÝ CỦA BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM VÀ CÁC PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Điều 4.
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm
ký các văn bản như sau:
1.1. Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ các văn
bản, báo cáo của Chính phủ khi được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền; tên cơ quan
ban hành văn bản là Chính phủ và văn bản được đóng dấu CHÍNH PHỦ.
b) Ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ giấy mời
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
và Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể và thành phần khác
dự các phiên họp của Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ khi bàn về các vấn đề
có liên quan; tên cơ quan ban hành văn bản là Thủ tướng Chính phủ và văn bản được
đóng dấu THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
c) Ký thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ văn bản xử
lý một số vụ việc cụ thể sau khi Thủ tướng (Phó Thủ tướng) có ý kiến; tên cơ
quan ban hành văn bản là Thủ tướng Chính phủ và văn bản được đóng dấu THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ.
1.2. Văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng,
Phó Thủ tướng Chính phủ:
a) Văn bản về cử đoàn ra, đón đoàn vào cấp Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp
tương đương sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
b) Văn bản đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện một số nhiệm vụ do Thủ tướng phân công sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến.
c) Văn bản trả lời một số kiến nghị của Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hoặc
văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trên phối
hợp với các cơ quan của Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
d) Văn bản giải quyết một số công việc cụ thể của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương sau khi có ý kiến của Thủ tướng ghi trên phiếu
trình của Văn phòng Chính phủ.
Tên cơ quan ban hành các văn bản tại khoản 1.2
Điều này là Văn phòng Chính phủ và văn bản được đóng dấu VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ có
hình Quốc huy.
1.3. Các loại văn bản khác:
a) Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Bộ trưởng theo luật định. Các văn bản khác như: tờ trình, báo cáo
của Văn phòng Chính phủ gửi các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội; đề án, dự án
của Văn phòng Chính phủ gửi các cơ quan liên quan để lấy ý kiến.
b) Thông báo tình hình công tác của Chính phủ
cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; báo cáo định kỳ về
tình hình hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, các Thành viên Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
c) Thông báo kết quả các cuộc làm việc của Thủ
tướng (Phó Thủ tướng) với các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Giấy mời lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan ở
Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự các
cuộc họp do Thủ tướng (Phó Thủ tướng) Chính phủ chủ trì.
đ) Văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ gửi chương trình công tác hoặc tham gia chương trình công
tác của Chính phủ.
e) Biên bản các phiên họp Chính phủ, các cuộc họp
của Thường trực Chính phủ, của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ.
g) Văn bản đính chính sai sót về kỹ thuật trong
các văn bản do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ ký.
h) Văn bản thu hồi văn bản do lãnh đạo Văn phòng
Chính phủ ký khi có sai sót về nội dung, thẩm quyền.
i) Thư công tác, thư thăm hỏi, thư chúc mừng
nhân danh Văn phòng Chính phủ.
k) Văn bản giải quyết các vấn đề về chính sách,
chế độ, tổ chức, nhân sự thuộc nội bộ Văn phòng Chính phủ.
l) Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ về thành tích công tác văn phòng thuộc Văn phòng các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
m) Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương Văn phòng
Chính phủ.
Tên cơ quan ban hành các văn bản tại khoản 1.3
Điều này là Văn phòng Chính phủ và văn bản được đóng dấu VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ có
hình Quốc huy.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký tắt các văn bản sau
đây: dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định, Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ và dự thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành công việc do Thủ
tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ ký.
Điều 5. Trong trường hợp đi vắng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền cho
một Phó Chủ nhiệm phụ trách các công việc và ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền
của mình (trừ các văn bản quy định tại khoản 1.1 Điều 4).
Điều 6. Phó Chủ nhiệm ký thay Bộ trưởng, chủ nhiệm các văn bản theo
lĩnh vực công việc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công. Cụ thể là:
1. Ký tắt dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, dự thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành công việc do Thủ tướng hoặc
Phó Thủ tướng Chính phủ ký (thuộc lĩnh vực phụ trách).
2. Văn bản đính chính sai sót về kỹ thuật trong
các văn bản do Thủ tướng hoặc phó Thủ tướng Chính phủ ký (thuộc lĩnh vực phụ
trách).
3. Văn bản đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn bị đề án đã ghi trong chương
trình công tác của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
4. Văn bản góp ý kiến của Văn phòng Chính phủ với
các Bộ, ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về các dự thảo đề án của Bộ, ngành, địa phương.
5. Văn bản đề nghị bổ sung thêm tài liệu để có
căn cứ trình Thủ tướng giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
hoặc trả lời văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các vấn đề không thuộc
thẩm quyền Thủ tướng giải quyết.
6. Giấy giới thiệu cán bộ (cho cấp chuyên viên
chính trở lên) đến làm việc với các Bộ, ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Phó Chủ nhiệm phụ trách công tác quản trị, tài vụ, ngoài việc
ký văn bản nêu ở các điểm trên đây còn được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền ký một
số văn bản có nội dung liên quan đến cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ
hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và
Văn phòng Chính phủ.
III. THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN CỦA
VỤ TRƯỞNG, CỤC TRƯỞNG, TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Điều 8.
1. Vụ trưởng, Cục trưởng,
Trưởng đơn vị trực thuộc được ký thừa lệnh Bộ trưởng, chủ nhiệm để giải quyết một
số công việc thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn của Vụ, Cục, đơn vị (sau khi được
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giao giải quyết một số việc cụ thể,
thường xuyên thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn của Vụ, Cục, đơn vị) và các loại
văn bản như: phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo và văn bản đính chính sai sót
trong các văn bản do Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc các Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ ký (thuộc đơn vị soạn thảo).
Tên cơ quan ban hành các văn bản tại khoản 1 Điều
này là Văn phòng Chính phủ và văn bản được đóng dấu VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ có hình
Quốc huy.
2. Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị trực thuộc
Văn phòng Chính phủ có thể uỷ nhiệm cho cấp phó ký thay để giải quyết một số
công việc cụ thể thuộc lĩnh vực Vụ, Cục, đơn vị phụ trách.
Trưởng phòng Tài vụ thuộc Cục Quản trị - Tài vụ
ký một số văn bản, giấy tờ liên quan đến công tác tài chính, kế toán trong nội
bộ Văn phòng Chính phủ.
Tên cơ quan ban hành các văn bản tại khoản 2 Điều
này là Văn phòng Chính phủ, bên dưới ghi tên đơn vị ban hành và văn bản được
đóng dấu VĂN PHÒNG không có hình Quốc huy.
Điều 9. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng
Vụ Hành chính, Cục trưởng Cục Quản trị - Tài vụ, ngoài việc ký văn bản nêu ở Điều
8 Quy định này, được Bộ trưởng, chủ nhiệm giao quyền ký văn bản để giải quyết một
số công việc cụ thể như sau:
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký:
a) Quyết định điều động công tác đối với cán bộ,
công chức trong nội bộ Văn phòng Chính phủ;
b) Thông báo ý kiến của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về
việc phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm;
c) Thông báo nghỉ thực hiện chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ;
d) Xác nhận hồ sơ lý lịch của cán bộ, công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
đ) Xác nhận giấy xin cấp hộ chiếu, sau khi đã có
Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm cử cán bộ, chuyên viên đi công tác, học tập
nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài;
e) Xác nhận quá trình công tác, diễn biến lương
của cán bộ, công chức;
g) Một số văn bản khác liên quan đến công tác tổ
chức – cán bộ thuộc Văn phòng Chính phủ.
2. Vụ trưởng Vụ Hành chính ký:
a) Văn bản trao đổi, hướng dẫn các vấn đề về
chuyên môn nghiệp vụ công tác văn phòng, hành chính, văn thư, lưu trữ đối với
văn phòng các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Văn bản về khắc dấu của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ;
c) Văn bản hiệp y trình cấp trên các hình thức
khen thưởng đối với đơn vị, cá nhân thuộc hệ thống văn phòng các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Chứng thực tài liệu lưu trữ và các bản sao.
3. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp ký:
a) Văn bản báo cáo nhanh hàng ngày gửi Văn phòng
Trung ương;
b) Giấy mời các cơ quan thông tin đại chúng đến
đưa tin về phiên họp Chính phủ, các Hội nghị do Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm chủ trì.
4. Cục trưởng Cục Quản trị - Tài vụ ký:
a) Văn bản thông báo cho cơ quan, cá nhân có
liên quan đến nhà ở (trừ quyết định phân nhà), tài sản thuộc Văn phòng Chính phủ
quản lý;
b) Văn bản và các giấy tờ liên quan đến công tác
quản trị, tài vụ, ngân hàng, kho bạc, công nợ, giải quyết các vấn đề tài chính
giữa các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Văn phòng Chính phủ sau khi có ý kiến giải
quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm phụ trách./.
|
BỘ TRƯỞNG CHỦ
NHIỆM
Đoàn Mạnh Giao
|