Quyết định 168/VKSTC– V4 năm 2004 về quy chế tạm thời về công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 168/VKSTC–V4
Ngày ban hành 17/12/2004
Ngày có hiệu lực 17/12/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Khuất Văn Nga
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 168/VKSTC–V4

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2004

 

- Căn cứ các Điều 26, 27, 28, 29 và khoản 2 Điều 33 Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân năm 2002.

- Căn cứ Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành về công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy chế tạm thời về công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Điều 2: Quy chế tạm thời về công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Kiểm soát, có hiệu lực kể từ ngày ký. Quy chế tạm thời này thay cho Quy chế số 43/QĐ ngày 20/7/1998.

Điều 3: Các Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân các địa phương và Viện trưởng Viện kiểm soát quân sự các cấp có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

 

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Khuất Văn Nga

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ.
(Ban hành kèm theo quyết định số 168 /VKSTC – V4 ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nhiệm vụ - quyền hạn

Viện kiểm soát nhân dân kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Khi thực hiện chức năng kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm soát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân năm 2002.

Điều 2: Đối tượng

Đối tượng công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Điều 3: Phạm vi

Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm soát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam cùng cấp và cấp dưới, nhằm bảo đảm từ khi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù vào nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam đến khi được trả tự do phải theo đúng quy định của pháp luật.

1. Kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc:

a/ Tiếp nhận hoặc cho người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù ra khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phải có lệnh, quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền.

b/ Chấp hành thời hạn tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù phải đúng quy định của pháp luật.

c/ Đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của giám thị trại tạm giam, trại giam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá của cơ quan thi hành hình phạt tù, việc xét quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án nhân dân bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

2. Kiểm soát việc tổ chức quản lý trong tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù: Việc phân loại, tổ chức giam giữ của cơ quan và người có trách nhiệm trong việc quản lý đối với người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù, chống trốn, phá trại, thông cung, liên lạc, phạm tội mới, vi phạm kỷ luật nơi giam giữ...

3. Kiểm soát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù: ăn, ở, mặc, lao động, học tập, sinh hoạt văn hoá thể thao, nghỉ ngơi, chữa bệnh, thăm gặp người thân và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm soát việc bảo đảm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

Chương II

NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

[...]