Quyết định 168-QĐ/TW năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu | 168-QĐ/TW |
Ngày ban hành | 04/03/2013 |
Ngày có hiệu lực | 04/03/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký | Lê Hồng Anh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 168-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2013 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
- Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;
- Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 03-10-2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương,
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
Điều 2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
T/M BAN BÍ THƯ |
PHỐI HỢP GIỮA TỔNG CỤC
CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN Ở TRUNG
ƯƠNG TRONG XÂY DỰNG, HOẠT ĐỘNG KHU VỰC PHÒNG THỦ
(Ban hành theo Quyết định 168-QĐ/TW, ngày 04-3-2013 của Ban Bí thư)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng và đối ngoại quân sự giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng cục Chính trị) với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ ở các trạng thái quốc phòng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương, gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương (sau đây gọi tắt là các ban đảng ở Trung ương); Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (sau đây gọi tắt là các Đảng ủy Khối ở Trung ương).
2- Trạng thái quốc phòng là hoạt động của các bộ, ngành, địa phương về công tác quốc phòng từ thời bình và các giai đoạn chuyển tiếp sang thời chiến để bảo đảm thực hiện động viên quốc phòng nhằm xử trí các tình huống khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
Các trạng thái quốc phòng, gồm:
- Trạng thái thường xuyên là trạng thái đất nước trong thời bình, tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định;
- Trạng thái có tình huống là trạng thái xảy ra khi ở một hay nhiều khu vực hoặc cả nước tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp; địch có hiện tượng chuẩn bị lấn chiếm biên giới, biển, đảo, phong tỏa đường biển, đường không, tập kích hỏa lực hoặc có dấu hiệu địch chuẩn bị tiến công xâm lược.
- Trạng thái khẩn cấp là trạng thái xảy ra khi một hay nhiều khu vực hoặc cả nước tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội diễn biến rất phức tạp; có nguy cơ địch cấm vận, bao vây, phong tỏa đường biển, đường không, lấn chiếm biên giới, biển, đảo, tập kích hỏa lực hoặc chuẩn bị tiến công xâm lược; Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 168-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2013 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
- Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;
- Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 03-10-2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương,
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
Điều 2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
T/M BAN BÍ THƯ |
PHỐI HỢP GIỮA TỔNG CỤC
CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN Ở TRUNG
ƯƠNG TRONG XÂY DỰNG, HOẠT ĐỘNG KHU VỰC PHÒNG THỦ
(Ban hành theo Quyết định 168-QĐ/TW, ngày 04-3-2013 của Ban Bí thư)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng và đối ngoại quân sự giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng cục Chính trị) với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ ở các trạng thái quốc phòng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương, gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương (sau đây gọi tắt là các ban đảng ở Trung ương); Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (sau đây gọi tắt là các Đảng ủy Khối ở Trung ương).
2- Trạng thái quốc phòng là hoạt động của các bộ, ngành, địa phương về công tác quốc phòng từ thời bình và các giai đoạn chuyển tiếp sang thời chiến để bảo đảm thực hiện động viên quốc phòng nhằm xử trí các tình huống khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
Các trạng thái quốc phòng, gồm:
- Trạng thái thường xuyên là trạng thái đất nước trong thời bình, tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định;
- Trạng thái có tình huống là trạng thái xảy ra khi ở một hay nhiều khu vực hoặc cả nước tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp; địch có hiện tượng chuẩn bị lấn chiếm biên giới, biển, đảo, phong tỏa đường biển, đường không, tập kích hỏa lực hoặc có dấu hiệu địch chuẩn bị tiến công xâm lược.
- Trạng thái khẩn cấp là trạng thái xảy ra khi một hay nhiều khu vực hoặc cả nước tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội diễn biến rất phức tạp; có nguy cơ địch cấm vận, bao vây, phong tỏa đường biển, đường không, lấn chiếm biên giới, biển, đảo, tập kích hỏa lực hoặc chuẩn bị tiến công xâm lược; Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
- Trạng thái thời chiến là trạng thái xảy ra khi ở một hay nhiều khu vực hoặc cả nước tình hình an ninh chính trị bị đe dọa nghiêm trọng; thấy rõ địch chuẩn bị cấm vận, bao vây, phong tỏa đường biển, đường không, lấn chiếm biên giới, biển đảo, tập kích hỏa lực hoặc chuẩn bị tiến công xâm lược; Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
1- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
2- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương.
3- Bảo đảm bí mật theo quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 4. Trình tự thực hiện nội dung, phương thức và chế độ phối hợp
1- Trình tự thực hiện nội dung phối hợp
- Tham mưu đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp lãnh đạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra.
- Trao đổi, cung cấp thông tin.
- Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
2- Phương thức phối hợp
Thông qua hội nghị, hội thảo, cung cấp thông tin, hướng dẫn, kiểm tra hoặc trao đổi trực tiếp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
3- Chế độ phối hợp
3.1- Hằng năm vào đầu quý I, Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác phối hợp năm trước và xác định phương hướng, nội dung phối hợp trong năm; khi có tình huống hoặc cơ quan, đơn vị có nội dung đột xuất cần phối hợp thì chủ động trao đổi thông tin, đề xuất hình thức, biện pháp phối hợp.
3.2- Năm năm một lần, Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương giúp Ban Bí thư tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Trạng thái thường xuyên
1- Tổng cục Chính trị
1.1- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương tham mưu giúp Quân ủy Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần; xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng của khu vực phòng thủ vững mạnh.
1.2- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn cục chính trị các quân khu và Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng phối hợp với tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.
1.3- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương và ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương.
1.4- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng và đối ngoại quân sự trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
1.5- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương hướng dẫn, kiểm tra và tổng kết hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
1.6- Thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng khu vực phòng thủ; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; kết quả xây dựng, hoạt động và kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ hằng năm của các tỉnh, thành phố.
1.7- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị theo chức năng, nhiệm vụ.
2- Các ban đảng ở Trung ương
2.1- Chủ động phối hợp nắm tình hình, trao đổi, thống nhất với Tổng cục Chính trị nội dung tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng và đối ngoại quân sự trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ theo lĩnh vực đảm nhiệm.
2.2- Chủ trì hướng dẫn tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng chỉ đạo công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và vận động quần chúng đối với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên và bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.
2.3- Chủ trì phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ theo chức năng, nhiệm vụ.
2.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương hướng dẫn thực hiện các chủ trương, giải pháp lãnh đạo của cấp trên về công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng và công tác đối ngoại quân sự trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung vào:
- Quán triệt, giáo dục các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
- Xây dựng và thực hiện nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng.
- Tuyên truyền về kết quả xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
- Xây dựng các tổ chức đảng trong đảng bộ địa phương trong sạch, vững mạnh; hệ thống chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
- Phát triển đảng trong lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ ở các địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Giải quyết kịp thời và có hiệu quả các tình huống không để bị động bất ngờ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực phòng thủ; vận động quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
- Thực hiện quy chế dân chủ và chính sách quốc phòng ở địa phương, cơ sở.
2.5- Phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
2.6- Chủ trì hướng dẫn các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch (chương trình), đề án (dự án) xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố hằng năm theo chức năng, nhiệm vụ.
2.7- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về những chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan đảm nhiệm.
2.8- Phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị về xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
3- Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương
3.1- Chủ động nắm tình hình, trao đổi, thống nhất với Tổng cục Chính trị nội dung đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương, giải pháp xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ theo lĩnh vực công tác cơ quan, tổ chức đảm nhiệm.
3.2- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị và Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn đảng ủy của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng tiến hành công tác vận động quần chúng và công tác chính sách đối với nhân dân địa phương.
3.3- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị ban hành các văn bản hướng dẫn đảng ủy cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố quán triệt, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; xây dựng kế hoạch (chương trình) trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố hằng năm theo chức năng, nhiệm vụ.
3.4- Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương kiểm tra, giám sát việc quán triệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đảng ủy cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.
3.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về những chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của cơ quan đảm nhiệm và kết quả tổ chức, thực hiện công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức.
4- Các đảng ủy khối ở Trung ương
4.1- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn quán triệt, tổ chức thực hiện và xây dựng kế hoạch (chương trình) công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách, vận động quần chúng trong công tác quốc phòng, quân sự hằng năm của các đơn vị trực thuộc.
4.2- Chủ trì phối hợp kiểm tra, giám sát việc quán triệt, tổ chức thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và vận động quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của các đơn vị trực thuộc.
4.3- Thông tin với Tổng cục Chính trị, các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về những chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan đảm nhiệm và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
4.4- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
Điều 6. Trạng thái có tình huống
1- Tổng cục Chính trị
1.1- Chủ trì phối hợp tham mưu giúp Quân ủy Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương lãnh đạo và biện pháp xử trí các tình huống theo chức năng, nhiệm vụ.
1.2- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn các tỉnh ủy, thành ủy thực hiện chủ trương của Đảng về xử trí các tình huống trong khu vực phòng thủ.
1.3- Chủ trì chỉ đạo cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng phối hợp với tỉnh ủy, thành ủy quán triệt, thực hiện các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương về nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng trong trạng thái có tình huống.
1.4- Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương tham mưu giúp Quân ủy Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị thành lập đoàn công tác kiểm tra, giúp các địa phương xử trí tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.
1.5- Thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương về âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch; tình hình tư tưởng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; quan điểm, chủ trương của cấp trên về xử trí tình huống.
1.6- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị.
2- Các ban đảng ở Trung ương
2.1- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xử trí các tình huống theo lĩnh vực công tác của cơ quan đảm nhiệm.
2.2- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng chỉ đạo:
- Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong trạng thái có tình huống.
- Tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho nhân dân và lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ.
- Kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp ở những địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xử lý các tình huống về an ninh - quốc phòng.
- Giải quyết, xử trí kịp thời các tình huống xảy ra trong khu vực phòng thủ theo đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng.
- Khắc phục hậu quả và ổn định đời sống nhân dân.
2.3- Chủ trì phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy thực hiện nhiệm vụ trong trạng thái có tình huống theo chức năng, nhiệm vụ.
2.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị thành lập Đoàn công tác của Trung ương kiểm tra, giúp địa phương xử trí các tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
2.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân và kết quả xử trí các tình huống trong khu vực phòng thủ; những chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng và Nhà nước theo lĩnh vực công tác của cơ quan đảm nhiệm.
2.6- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
3- Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương
3.1- Phối hợp đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo xử trí tình huống theo chức năng, nhiệm vụ.
3.2- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị và các ban đảng ở Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo đảng ủy cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tham gia xử trí các tình huống theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.3- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn các tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng chỉ đạo đảng ủy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở tỉnh, thành phố:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xử trí các tình huống.
- Củng cố, kiện toàn hệ thống đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
- Các tổ chức thành viên, hội viên tham gia xử trí, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình trong khu vực phòng thủ theo chức năng, nhiệm vụ.
3.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham gia các đoàn công tác của Trung ương giúp các địa phương xử trí tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.
3.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị, các cơ quan liên quan ở Trung ương về chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức mình; tình hình tư tưởng quần chúng nhân dân trong các khu vực phòng thủ.
4- Các đảng ủy khối ở Trung ương
4.1- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo xử trí tình huống của các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ.
4.2- Chủ trì triển khai hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tham gia xử trí các tình huống theo chức năng, nhiệm vụ.
4.3- Hướng dẫn triển khai cho các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ trong trạng thái có tình huống.
4.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia các đoàn công tác của Trung ương giúp các địa phương xử trí tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.
4.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của các cơ quan, tổ chức đảm nhiệm.
4.6- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư và Bộ Chính trị.
Điều 7. Trạng thái khẩn cấp về quốc phòng
1- Tổng cục Chính trị
1.1- Chủ trì phối hợp tham mưu giúp Quân ủy Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chuyển một số địa phương hoặc cả nước vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
1.2- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng phối hợp tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo:
- Quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
- Tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho nhân dân và lực lượng vũ trang về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nguy cơ địch bao vây cấm vận, tiến công xâm lược.
- Thực hiện nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng và trong thực hiện lệnh thiết quân luật, giới nghiêm.
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
- Xử trí kịp thời các tình huống xảy ra trong khu vực phòng thủ theo đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân.
1.3- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị thành lập đoàn công tác giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xử trí các tình huống, khắc phục hậu quả và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phòng thủ.
1.4- Thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù; tình hình tư tưởng, ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của trên trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.
1.5- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị.
2- Các ban đảng ở Trung ương
2.1- Phối hợp với Tổng cục Chính trị tham mưu đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo chuyển một số địa phương hoặc cả nước vào trạng thái khẩn cấp về quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ.
2.2- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng chỉ đạo:
- Công tác giáo dục, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, lệnh, quyết định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Quốc phòng trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.
- Thực hiện nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đáp ứng yêu cầu tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
- Thực hiện nhiệm vụ sơ tán, phân tán cơ quan, tổ chức, các cơ sở kinh tế then chốt và nhân dân nằm trong vùng bị uy hiếp; chuyển một bộ phận của nền kinh tế sang bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và nhu cầu quốc phòng của địa phương.
- Xử trí các tình huống xảy ra trong khu vực phòng thủ.
2.3- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.
2.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị thành lập đoàn công tác của Trung ương kiểm tra, giúp cấp ủy, chính quyền các địa phương xử trí các tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân trong khu vực phòng thủ.
2.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng; tình hình hoạt động của hệ thống chính trị địa phương các cấp; tư tưởng, tâm trạng của nhân dân; các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch trong các khu vực phòng thủ.
2.6- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
3- Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương
3.1- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương, giải pháp lãnh đạo một số địa phương hoặc cả nước thực hiện nhiệm vụ trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng theo lĩnh vực công tác cơ quan đảm nhiệm.
3.2- Chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn đảng ủy cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ.
3.3- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị và ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn đảng ủy của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên, đoàn viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện:
- Quán triệt, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.
- Nắm tình hình, tham gia xử trí các tình huống theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của trên.
- Nhiệm vụ động viên quốc phòng; triển khai lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa bàn.
- Sơ tán, phân tán cơ quan tổ chức, các cơ sở kinh tế then chốt và nhân dân nằm trong vùng bị uy hiếp.
- Tham gia khắc phục hậu quả, ổn định tình hình và đời sống nhân dân.
3.4- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương cử cán bộ tham gia đoàn công tác kiểm tra, giúp đỡ các địa phương xử trí tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.
3.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của cơ quan đảm nhiệm; tình hình tư tưởng của nhân dân trong các khu vực phòng thủ; tình hình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
4- Các đảng ủy khối ở Trung ương
4.1- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương, giải pháp lãnh đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ trong trạng thái khẩn cấp về quốc phòng theo lĩnh vực công tác cơ quan đảm nhiệm.
4.2- Hướng dẫn triển khai các đơn vị trực thuộc tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và vận động quần chúng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
4.3- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cử cán bộ tham gia đoàn công tác kiểm tra, giúp đỡ các địa phương xử trí tình huống, khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.
4.4- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan liên quan ở Trung ương về chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của các đơn vị trực thuộc đảm nhiệm.
4.5- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
1- Tổng cục Chính trị
1.1- Chủ trì phối hợp với các ban đảng ở Trung ương tham mưu giúp Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương đề xuất Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ trương, biện pháp lãnh đạo chuyển đất nước sang trạng thái thời chiến, lãnh đạo quân và dân chuẩn bị chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
1.2- Chủ trì phối hợp các ban đảng, các đảng ủy khối ở Trung ương tham mưu giúp Quân ủy Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị bổ sung cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quân ủy Trung ương, đảng ủy quân khu, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và đảng ủy quân sự địa phương các cấp; các cấp ủy đảng chiến trường, mặt trận, chiến dịch; các quy định trong thời chiến; đồng thời phổ biến, hướng dẫn các cấp thực hiện.
1.3- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng phối hợp với tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo:
- Quán triệt, thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng; pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong trạng thái thời chiến.
- Tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; xây dựng ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
- Thực hiện nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong trạng thái thời chiến.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang địa phương đáp ứng yêu cầu trạng thái thời chiến.
- Tổ chức sơ tán nhân dân, phòng tránh đánh trả địch tiến công hỏa lực; xử trí các tình huống, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
1.4- Thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về âm mưu, thủ đoạn của địch; trạng thái tâm lý, tinh thần, tư tưởng, ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ trong khu vực phòng thủ.
1.5- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị.
2- Các ban đảng ở Trung ương
2.1- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương tham mưu với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương, biện pháp lãnh đạo chuyển đất nước sang thời chiến theo chức năng, nhiệm vụ.
2.2- Chủ trì phối hợp ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời chiến theo phạm vi lĩnh vực công tác đảm nhiệm.
2.3- Theo phạm vi công tác đảm nhiệm, phối hợp với Tổng cục Chính trị hướng dẫn tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với cục chính trị các quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng chỉ đạo:
- Quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng, pháp lệnh của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về chuyển địa phương sang thời chiến.
- Tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; xây dựng ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
- Tổ chức các phong trào hành động và thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
- Tổ chức sơ tán, phòng tránh, đánh địch tiến công hỏa lực, thực hiện nhiệm vụ tác chiến khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và công tác binh địch vận.
- Thực hiện các chính sách quốc phòng ở địa phương, nhất là các chính sách đối với thương binh, tử sĩ; chính sách đối với tù, hàng binh và chính sách hậu phương quân đội.
2.4- Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Nhà nước về chuyển đất nước sang thời chiến.
2.5- Tham gia đoàn công tác của Trung ương kiểm tra, nắm tình hình, giúp các địa phương chuyển hoạt động vào trạng thái thời chiến; xử lý các tình huống; giải quyết hậu quả, ổn định đời sống nhân dân và chuẩn bị mọi mặt đáp ứng yêu cầu chiến tranh.
2.6- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác của cơ quan đảm nhiệm; tình hình hoạt động của các ban đảng ở Trung ương và các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.
2.7- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
3- Ban cán sự đảng ở các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương
3.1- Chủ động phối hợp đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp, trong chuyển đất nước sang trạng thái thời chiến theo chức năng, nhiệm vụ.
3.2- Xây dựng, điều chỉnh hệ thống kế hoạch hoạt động trong thời chiến theo lĩnh vực công tác của từng cơ quan và hướng dẫn các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên các cấp thực hiện.
3.3- Chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị và ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đảng ủy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
- Tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên và nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời chiến.
- Động viên huy động sức người, sức của đáp ứng yêu cầu hoạt động tác chiến của các lực lượng trong khu vực phòng thủ.
- Phối hợp với các lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ tiến hành đấu tranh chính trị, công tác binh địch vận và tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.
3.4- Tham gia các đoàn công tác của Trung ương kiểm tra, nắm tình hình, hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương chuyển vào trạng thái thời chiến và chuẩn bị mọi mặt cho chiến tranh.
3.5- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước theo lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức đảm nhiệm; tình hình của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở tỉnh, thành phố và quần chúng nhân dân các địa phương.
4- Các đảng ủy khối ở Trung ương
4.1- Chủ động phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương, giải pháp lãnh đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ trong trạng thái thời chiến theo lĩnh vực công tác cơ quan đảm nhiệm.
4.2- Hướng dẫn triển khai cho các đơn vị trực thuộc tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và vận động quần chúng trong thời chiến.
4.3- Phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan liên quan ở Trung ương, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cử cán bộ tham gia đoàn công tác kiểm tra, giúp đỡ các địa phương chuyển vào trạng thái thời chiến và chuẩn bị mọi mặt cho chiến tranh.
4.4- Thông tin với Tổng cục Chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương về chủ trương, định hướng, giải pháp của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của các đơn vị trực thuộc đảm nhiệm.
4.5- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
Điều 9. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phối hợp
1- Các cơ quan, tổ chức bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện các hoạt động phối hợp.
2- Cơ quan, tổ chức nào chủ trì nội dung phối hợp, thì cơ quan, tổ chức đó bảo đảm kinh phí.
Tổng cục Chính trị, các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Mỗi cơ quan, đơn vị phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách thực hiện công tác phối hợp; giao cơ quan chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu và thực hiện sự phối hợp đạt hiệu quả.