Quyết định 1668/QĐ-CT năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 1668/QĐ-CT
Ngày ban hành 17/06/2014
Ngày có hiệu lực 17/06/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1668/QĐ-CT

Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ- CP ngày 08/6/2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội tại Tờ trình số 37/TTr-SLĐTBXH ngày 18/4/2014 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 46/TTr-STP ngày 19/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH PHÚC

(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 1668/QĐ-CT ngày 17 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực: Lao động

1

Cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động

2

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

3

Tuyển chọn hòa giải viên lao động

4

Đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động

5

Đề nghị miễn nhiệm hòa giải viên lao động

 

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

*LĨNH VỰC: LAO ĐỘNG

1. Thủ tục: Cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện.

Bước 2: Phòng Lao động-TB&XH báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cử hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết

02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện.

- Cơ quan, người phối hợp: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định về việc cử hòa giải viên lao động tham gia hòa giải tranh chấp lao động

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động cần nêu rõ hòa giải viên lao động do bên yêu cầu hòa giải lựa chọn đề nghị Phòng Lao động-TB&XH cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

(Điều 7 Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động-TB&XH)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1. Bộ luật Lao động năm 2012;

2. Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;

3. Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động-TB&XH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.

 

2. Thủ tục: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Trình tự thực hiện

Bước 1: Một trong các bên tranh chấp lao động đã thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động nhưng hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại trụ sở UBND cấp huyện.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp lao động với sự tham gia của các bên tranh chấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần thiết).

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế thỏa thuận hợp pháp khác để giải quyết

Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan, người phối hợp: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định giải quyết tranh chấp lao động

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày pháp hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền trước khi yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

(Điều 204, Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2012)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Bộ luật Lao động năm 2012.

 

[...]