Quyết định 164/QĐ-SGDHN năm 2015 về Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Số hiệu | 164/QĐ-SGDHN |
Ngày ban hành | 23/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 08/05/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Chứng khoán |
SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/QĐ-SGDHN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2015 |
TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 2882/QĐ-BTC ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 của Chính phủ về việc phát hành Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu Chính quyền địa phương;
Căn cứ Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về Giao dịch Chứng khoán;
Căn cứ Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán;
Căn cứ Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn Quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ban hành;
Căn cứ Quy chế Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ- SGDHN ngày 06/03/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Phòng Thị trường trái phiếu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/05/2015. và thay thế Quyết định số 65/QĐ-SGDHN ngày 15/03/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Quyết định 488/QĐ-SGDHN ngày 09/09/2014 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Sửa đổi, bổ sung Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 65/QĐ-SGDHN của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Giám đốc Phòng Thị trường Trái phiếu, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI
PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-SGDHN ngày 23 tháng 03 năm 2015 của Tổng
Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)
1. Mục đích ban hành
Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quy trình) được ban hành nhằm quy định nội dung và thứ tự các bước tác nghiệp trong hoạt động giao dịch trên Hệ thống Giao dịch Trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là Hệ thống Giao dịch) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN).
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các thành viên giao dịch TPCP (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) của SGDCKHN.
3. Giải thích thuật ngữ
SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/QĐ-SGDHN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2015 |
TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 2882/QĐ-BTC ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 của Chính phủ về việc phát hành Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu Chính quyền địa phương;
Căn cứ Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về Giao dịch Chứng khoán;
Căn cứ Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán;
Căn cứ Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn Quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ban hành;
Căn cứ Quy chế Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ- SGDHN ngày 06/03/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Phòng Thị trường trái phiếu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/05/2015. và thay thế Quyết định số 65/QĐ-SGDHN ngày 15/03/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Quyết định 488/QĐ-SGDHN ngày 09/09/2014 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Sửa đổi, bổ sung Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 65/QĐ-SGDHN của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Giám đốc Phòng Thị trường Trái phiếu, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI
PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-SGDHN ngày 23 tháng 03 năm 2015 của Tổng
Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)
1. Mục đích ban hành
Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quy trình) được ban hành nhằm quy định nội dung và thứ tự các bước tác nghiệp trong hoạt động giao dịch trên Hệ thống Giao dịch Trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là Hệ thống Giao dịch) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN).
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các thành viên giao dịch TPCP (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) của SGDCKHN.
3. Giải thích thuật ngữ
Các thuật ngữ sử dụng trong trong quy trình này được hiểu như sau:
- Hệ thống Giao dịch là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động giao dịch TPCP tại SGDCKHN. Hệ thống giao dịch cho phép nhận, chuyển, sửa, ghi nhận, theo dõi, kết xuất dữ liệu phục vụ việc thực hiện giao dịch TPCP, công bố và cung cấp thông tin. Hệ thống giao dịch gồm có 02 phân hệ chính là Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống Giao dịch trực tuyến.
- Hệ thống Giao dịch từ xa là phân hệ cho phép các thành viên giao dịch nhập, chuyển, sửa, ghi nhận, theo dõi, kết xuất dữ liệu phục vụ việc thực hiện giao dịch TPCP, công bố và cung cấp thông tin trên máy trạm giao dịch kéo dài tại địa điểm kết nối giao dịch của thành viên giao dịch.
- Hệ thống Giao dịch trực tuyến là phiên bản hình chiếu của Hệ thống Giao dịch từ xa, được vận hành trên nền tảng Internet. Hệ thống Giao dịch trực tuyến cho phép thành viên giao dịch, nhà đầu tư nhập, chuyển, sửa, ghi nhận, theo dõi, kết xuất dữ liệu phục vụ việc thực hiện giao dịch TPCP, công bố và cung cấp thông tin.
- Người sử dụng nhà đầu tư (NSDNĐT) là người sử dụng của nhà đầu tư, được thành viên giao dịch cấp tài khoản và cho phép thực hiện giao dịch trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến.
4. Nguyên tắc chung
- Việc truy cập và sử dụng Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống Giao dịch trực tuyến phải tuân thủ quy định vận hành nêu trong Quy trình này.
- Thành viên giao dịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu truy cập Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống Giao dịch trực tuyến đã được cấp cho đại diện giao dịch (sau đây gọi tắt là ĐDGD) của thành viên. Trong mọi trường hợp, tất cả tác nghiệp xuất phát từ tài khoản đã được cấp cho thành viên giao dịch đều được coi là do thành viên giao dịch đó thực hiện. Trường hợp thành viên giao dịch phát hiện các hình thức truy cập trái phép từ tài khoản đã được cấp của mình hoặc bị mất, bị đánh cắp hoặc bị lộ các thông tin về mật khẩu hay các thông tin bảo mật khác, thành viên giao dịch phải thông báo ngay bằng email và bằng văn bản cho SGDCKHN để phối hợp khắc phục.
- Trong trường hợp có phát sinh sự cố, thành viên giao dịch phải phối hợp với SGDCKHN tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành khắc phục trong thời gian sớm nhất.
II. QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TRÊN HỆ THỐNG GIAO DỊCH TỪ XA A. Quản lý thông tin chung
1. Phân quyền tài khoản người sử dụng cho ĐDGD
1.1. Nội dung nghiệp vụ
Thành viên giao dịch sử dụng 01 tài khoản người sử dụng có đầy đủ quyền tác nghiệp để phân quyền sử dụng cho các tài khoản người sử dụng khác trong việc tác nghiệp trên Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Thành viên giao dịch được toàn quyền quyết định việc phân quyền đối với (các) tài khoản người sử dụng được cấp.
- Nội dung phân quyền gồm: quyền truy cập (các) thị trường, (các) loại hình giao dịch được thực hiện; (các) thông tin được quyền truy xuất, quyền được thực thi, sử dụng các tiện ích trên Hệ thống Giao dịch từ xa; cấp hạn mức giao dịch.
1.2. Trình tự tác nghiệp
1.2.1. Đối với việc phân quyền sử dụng chức năng
- SGDCKHN sẽ phân quyền đầy đủ cho tất cả các tài khoản người sử dụng của thành viên giao dịch;
- Trong trường hợp thành viên giao dịch muốn phân bổ lại quyền cho các tài khoản người sử dụng, thành viên giao dịch sử dụng 01 tài khoản người sử dụng đóng vai trò tài khoản admin và thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản người sử dụng cần phân bổ lại quyền;
+ Chọn chức năng “Sửa” và tiến hành phân bổ lại quyền.
- Trong trường hợp thành viên giao dịch muốn cấp lại mật khẩu cho các tài khoản người sử dụng, thành viên giao dịch sử dụng 1 tài khoản người sử dụng được phân quyền và thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản người sử dụng cần cấp lại mật khẩu;
+ Chọn chức năng “Sửa” và tiến hành cấp lại mật khẩu.
1.2.2. Đối với việc cấp hạn mức giao dịch
- Thành viên giao dịch có thể lựa chọn sử dụng chức năng cấp hạn mức hoặc không. Nếu không sử dụng, hạn mức giao dịch của các ĐDGD của thành viên giao dịch mặc định là không giới hạn.
- Để thực hiện cấp/sửa hạn mức giao dịch, ĐDGD thao tác như sau:
+ Lựa chọn chức năng “Quản lý hạn mức giao dịch”;
+ Chọn chức năng thêm mới/sửa và tiến hành cấp/sửa hạn mức cho thành viên giao dịch;
+ Thành viên giao dịch có thể cấp hạn mức giao dịch cho từng ĐDGD, theo các nghiệp vụ mua/bán, theo loại hình giao dịch Outright/Repos, Môi giới/Tự doanh.
2. Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor
2.1. Nội dung nghiệp vụ
- Với mỗi tổ chức kết nối (sau đây gọi tắt là Vendor) đã được SGDCKHN khai báo vào Hệ thống Giao dịch từ xa, thành viên giao dịch thực hiện các thiết lập ban đầu để khởi tạo các thông số kết nối.
- Nếu chưa thực hiện thiết lập ban đầu, mặc định thành viên sẽ không nhận được dữ liệu chuyển về từ Vendor.
- Thành viên giao dịch có thể khởi tạo thông số kết nối với Vendor trên Hệ thống Giao dịch từ xa hoặc Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Trường hợp khởi tạo trên Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD thực hiện thao tác theo các bước sau:
+ Bước 1: Đăng ký kết nối với Vendor;
+ Bước 2: Đăng ký thông tin nhà đầu tư (sau đây gọi tắt là NĐT);
+ Bước 3: Gán mã định danh Vendor cho NĐT;
+ Bước 4: Phân quyền duyệt lệnh cho NĐT.
2.2. Trình tự tác nghiệp
2.2.1. Đăng ký kết nối với Vendor
- Để thực hiện kết nối với Vendor, trước ngày có hiệu lực kết nối với Vendor tối thiểu 01 ngày làm việc, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Đăng ký kiểm soát giao dịch từ Vendor” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn chức năng “Thêm mới” và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục I/QTTP: Đăng ký kết nối với Vendor” đính kèm Quy trình.
- Trong trường hợp thành viên giao dịch có nhu cầu chỉnh sửa các thông tin đã đăng ký có trạng thái “Chưa hiệu lực” hoặc “Đang hiệu lực”, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Đăng ký kiểm soát giao dịch từ Vendor” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn kết nối Vendor cần chỉnh sửa;
+ Chọn chức năng “Sửa” và thực hiện sửa các thông tin được phép sửa theo “Phụ lục I/QTGD: Đăng ký kết nối với Vendor” đính kèm Quy trình.
Chú ý: việc chỉnh sửa các các thông tin đăng ký có trạng thái “Đang hiệu lực”, thông tin sửa đổi sẽ có hiệu lực ngay sau khi chỉnh sửa thành công.
- Trong trường hợp thành viên giao dịch có nhu cầu tạm ngừng hoặc kích hoạt trở lại kết nối với Vendor ngay trong phiên giao dịch, thành viên giao dịch gửi bản fax đến SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) Công văn về việc tạm ngừng hoặc kích hoạt kết nối với Vendor. Văn bản gốc được gửi về SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) chậm nhất vào 11h00 ngày làm việc kế tiếp.
2.2.2. Đăng ký thông tin NĐT
2.2.2.1. Thêm mới, sửa, xóa thông tin NĐT
- Để tiếp nhận dữ liệu chuyển về từ Vendor của chính thành viên giao dịch và NĐT của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch phải thực hiện thêm mới thông tin NĐT cho chính thành viên giao dịch và NĐT vào Hệ thống Giao dịch từ xa hoặc Hệ thống Giao dịch trực tuyến.
- Để thêm mới thông tin NĐT trên Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD thực hiện như sau:
+ ĐDGD chọn chức năng “Quản lý thông tin nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ ĐDGD chọn chức năng “Thêm mới” và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục II/QTTP: Thêm mới thông tin nhà đầu tư” đính kèm Quy trình. Trong trường hợp NĐT có sử dụng Hệ thống Giao dịch trực tuyến, ĐDGD thực hiện lựa chọn có “sử dụng E-BTS” khi nhập thông tin;
+ Sau khi Hệ thống Giao dịch từ xa đưa thông báo thành công, thông tin NĐT có trạng thái “Chưa duyệt”.
- ĐDGD có thể thực hiện sửa thông tin hoặc bổ sung thêm tài khoản lưu ký của NĐT có trạng thái “Chưa duyệt” và “Đã duyệt”. Để sửa thông tin NĐT, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý thông tin nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn NĐT cần sửa và chọn chức năng “Sửa”; thực hiện sửa các thông tin mà hệ thống cho phép hoặc bổ sung thêm tài khoản lưu ký cho NĐT.
- ĐDGD có thể xóa NĐT có trạng thái “Chưa duyệt”. Để thực hiện xóa thông tin NĐT, ĐDGD thực hiện các bước sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý thông tin nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn NĐT có trạng thái “Chưa duyệt” cần xóa;
+ Chọn chức năng “Xóa” và thực hiện xóa thông tin NĐT.
2.2.2.3. Duyệt thông tin NĐT
- Sau khi thêm mới hoặc sửa thông tin NĐT, ĐDGD phải thực hiện phê duyệt thông tin NĐT.
+ Trường hợp thêm mới hoặc chỉnh sửa thông tin NĐT có trạng thái “Chưa duyệt”, ĐDGD thực hiện như sau:
● Chọn chức năng “Quản lý thông tin nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
● Chọn NĐT có trạng thái “Chưa duyệt” cần phê duyệt;
● Thực hiện kiểm tra các thông tin của NĐT: i) Nếu các thông tin chính xác, ĐDGD thực hiện duyệt thông tin NĐT; ii) Nếu vẫn còn thông tin chưa chính xác, ĐDGD thực hiện sửa lại và duyệt thông tin NĐT.
+ Trường hợp chỉnh sửa thông tin NĐT có trạng thái “Đã duyệt”, ĐDGD thao tác như sau:
● Chọn chức năng “Điều chỉnh thông tin nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
● Chọn thông tin NĐT vừa chỉnh sửa cần phê duyệt;
● Thực hiện kiểm tra các thông tin chỉnh sửa của NĐT: i) Nếu các thông tin chính xác, ĐDGD thực hiện duyệt thông tin NĐT; ii) Nếu vẫn còn thông tin chưa chính xác, ĐDGD thực hiện từ chối duyệt và chỉnh sửa lại.
2.2.3. Gán mã định danh Vendor cho NĐT
- Thành viên giao dịch phải thực hiện khai báo thông tin mã định danh Vendor cho NĐT đã đăng ký tại “Điểm 2.2.2, Mục A, Phần II” trước khi tiếp nhận giao dịch gửi về Hệ thống của Vendor. Nếu không khai báo mã định danh Vendor, các giao dịch của NĐT gửi về từ Hệ thống của Vendor sẽ bị từ chối.
- Trường hợp Vendor là Hệ thống Giao dịch trực tuyến của SGDCKHN (ký hiệu Vendor là E-BTS): thông tin mã định danh Vendor cho NĐT được hệ thống sinh tự động ngay sau khi thông tin NĐT được phê duyệt tại “Điểm 2.2.2.3, Mục A, Phần II” và thành viên giao dịch đã thực hiện đăng ký kết nối với Vendor là E-BTS tại “Điểm 2.2.1, Mục A, Phần II”.
- Để thực hiện gán mã định danh Vendor cho NĐT, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Gán mã định danh Vendor cho NĐT” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn chức năng “Thêm mới” và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục IV/QTTP: Gán mã định danh cho nhà đầu tư” đính kèm Quy trình.
- Trường hợp phát sinh nhu cầu sửa thông tin liên quan đến mã định danh Vendor của NĐT, ĐDGD thực hiện các bước sau:
+ Chọn chức năng “Gán mã định danh Vendor cho NĐT” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn NĐT cần chỉnh sửa;
+ Chọn chức năng “Sửa” và thực hiện sửa các thông tin mà hệ thống cho phép tại “Phụ lục IV/QTTP: Gán mã định danh cho nhà đầu tư”.
+ Đối với mã định danh Vendor của NĐT có trạng thái “Đang hiệu lực”, thông tin chỉnh sửa sẽ có hiệu lực ngay sau khi sửa thành công.
- Trường hợp phát sinh nhu cầu Xóa thông tin mã định danh Vendor của NĐT có trạng thái “Chưa hiệu lực”, ĐDGD thực hiện các bước sau:
+ Chọn chức năng “Gán mã định danh Vendor cho nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn mã định danh Vendor của NĐT có trạng thái “Chưa hiệu lực” cần xóa;
+ Chọn chức năng “Xóa” và thực hiện Xóa NĐT đã chọn.
- Trường hợp phát sinh nhu cầu tạm ngừng hoặc kích hoạt trở lại việc tiếp nhận giao dịch của chính thành viên giao dịch hoặc NĐT của thành viên giao dịch từ Vendor, ĐDGD thực hiện các bước sau:
+ Chọn chức năng “Gán mã định danh Vendor cho nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn mã định danh Vendor của NĐT cần tạm ngừng hoặc kích hoạt sử dụng và chọn chức năng “Dừng kết nối” hoặc “Kết nối”.
2.2.4. Phân quyền duyệt lệnh của NĐT
- Trong trường hợp thành viên giao dịch lựa chọn có kiểm soát Back/Front office khi đăng ký kết nối Vendor tại”Điểm 2.2.1, Mục A, Phần II”, thành viên giao dịch chỉ định một ĐDGD có quyền đầy đủ thực hiện phân quyền phê duyệt lệnh của NĐT cho các ĐDGD còn lại như sau:
+ Chọn chức năng “Phân quyền duyệt lệnh nhà đầu tư” thuộc nhóm chức năng “Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor”;
+ Chọn ĐDGD cần phân quyền phê duyệt lệnh của NĐT;
+ Chọn chức năng “Sửa” và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục III/QTTP: Phân quyền duyệt lệnh của nhà đầu tư” đính kèm Quy trình.
- Đối với quyền phê duyệt lệnh của NĐT có trạng thái “Hiệu lực”, nếu thành viên giao dịch có nhu cầu chỉnh sửa thì những thông tin chỉnh sửa này sẽ có hiệu lực ngay sau khi sửa.
3. Quản lý số dư sở hữu chứng khoán của NĐT
3.1. Nội dung nghiệp vụ
- Hệ thống Giao dịch từ xa tự động cập nhật và kiểm soát thông tin về số dư sở hữu chứng khoán của NĐT mỗi khi phát sinh các nghiệp vụ về giao dịch và đấu thầu tại SGDCKHN.
- Thành viên giao dịch được thực hiện các nghiệp vụ làm tăng, giảm số dư sở hữu chứng khoán của NĐT không thông qua giao dịch hoặc đấu thầu. Các nghiệp vụ này bao gồm:
+ Ký gửi/rút chứng khoán;
+ Chuyển khoản chứng khoán;
+ Chuyển khoản theo chỉ định thu hồi thành viên lưu ký (TVLK)
- Tra cứu số dư sở hữu chứng khoán của NĐT và các nghiệp vụ liên quan.
3.2. Trình tự tác nghiệp
3.2.1. Đối với các nghiệp vụ giao dịch và đấu thầu tại SGDCKHN
Đối với nghiệp vụ giao dịch và đấu thầu tại SGDCKHN, Hệ thống Giao dịch từ xa tự động cập nhật số dư tăng giảm về tình hình sở hữu cho các tài khoản lưu ký NĐT.
3.2.2. Đối với các nghiệp vụ làm tăng giảm số dư sở hữu chứng khoán không thông qua giao dịch và đấu thầu tại SGDCKHN.
3.2.2.1. Ký gửi/rút chứng khoán.
- Khi phát sinh nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán hoặc chuyển khoản chứng khoán từ TTLK sang NHNN (hoặc ngược lại), ĐDGD thực hiện các bước như sau:
+ Chọn chức năng “Ký gửi/rút chứng khoán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
+ Thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục V/QTTP: Ký gửi/rút chứng khoán” đính kèm Quy trình;
+ Kiểm tra lại các thông tin vừa nhập và thực hiện duyệt giao dịch tại chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”.
- Sau khi giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã duyệt”, số dư sở hữu chứng khoán của NĐT đã được cập nhật tăng giảm.
3.2.2.2. Chuyển khoản chứng khoán
- Khi phát sinh nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán cho cá nhân hoặc tổ chức của cùng thành viên giao dịch hoặc khác thành viên giao dịch, ĐDGD thực hiện như sau:
+ ĐDGD bên chuyển chứng khoán thực hiện:
● Chọn chức năng “Chuyển khoản chứng khoán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
● Thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục VI/QTTP: Chuyển khoản chứng khoán” đính kèm Quy trình;
● Kiểm tra lại các thông tin vừa nhập và thực hiện duyệt giao dịch tại chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”. Đối với giao dịch chuyển khoản chứng khoán cùng thành viên giao dịch, ĐDGD chỉ cần duyệt một lần duy nhất, giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã hoàn thành”, kết thúc quy trình chuyển khoản.
+ Đối với nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán khác thành viên giao dịch, ĐDGD bên nhận chứng khoán thực hiện tiếp như sau:
+ Chọn chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
+ Kiểm tra lại giao dịch chuyển khoản chứng khoán có trạng thái “Đã duyệt bên chuyển”: i) Nếu vẫn còn thông tin chưa chính xác, ĐDGD bên nhận thực hiện “Từ chối duyệt”, giao dịch chuyển khoản chứng khoán không còn hiệu lực, ĐDGD bên chuyển thực hiện nhập lại giao dịch này; ii)Nếu tất cả các thông tin chính xác, ĐDGD bên nhận thực hiện “Xác nhận thành viên đối ứng” và “duyệt” giao dịch, giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã hoàn thành”;
- Sau khi giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã hoàn thành”, số dư sở hữu chứng khoán của NĐT đã được cập nhật tăng giảm.
3.2.2.3. Chuyển khoản theo chỉ định thu hồi TVLK
- Khi phát sinh giao dịch chuyển khoản chứng khoán theo chỉ định thu hồi TVLK, ĐDGD bên chuyển chứng khoán thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Chuyển khoản chứng khoán theo chỉ định thu hồi TVLK” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
+ Thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo Phụ lục VII/QTTP: Chuyển khoản theo chỉ định thu hồi TVLK đính kèm Quy trình;
+ Kiểm tra lại các thông tin vừa nhập và thực hiện duyệt giao dịch tại chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”. Sau khi duyệt, giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã duyệt bên chuyển”.
- ĐDGD bên nhận chứng khoán thực hiện;
+ Chọn chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
+ Kiểm tra các thông tin của giao dịch: i) Nếu vẫn còn thông tin chưa chính xác, ĐDGD bên nhận thực hiện “Từ chối duyệt”. Giao dịch chuyển khoản chứng khoán không còn hiệu lực, ĐDGD bên chuyển thực hiện nhập lại bút toán này; ii) Nếu tất cả các thông tin chính xác, ĐDGD bên nhận thực hiện “Xác nhận thành viên đối ứng” và “duyệt” giao dịch, giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã hoàn thành”;
+ Sau khi giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã hoàn thành”, số dư sở hữu chứng khoán của NĐT đã được cập nhật tăng giảm.
3.2.3. Tra cứu số dư sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư và các nghiệp vụ liên quan
- ĐDGD có thể thực hiện tra cứu những thông tin liên quan đến số dư sở hữu chứng khoán của NĐT bao gồm:
+ Số dư sở hữu chứng khoán của NĐT đến thời điểm hiện tại;
+ Những giao dịch phát sinh làm tăng giảm số dư sở hữu chứng khoán của NĐT;
+ Tiến trình xử lý và trạng thái của những giao dịch phát sinh làm tăng giảm số dư sở hữu chứng khoán của NĐT.
- Những thông tin này được tra cứu tại các màn hình:
+ Tra cứu số dư NĐT;
+ Tra cứu bút toán tăng giảm;
+ Tra cứu danh sách bút toán.
B. Quy trình giao dịch từ xa Trái phiếu Chính phủ
1. Nội dung nghiệp vụ
Thực hiện giao dịch thông thường, mua bán lại: Việc thực hiện giao dịch có thể tham khảo thêm tại “Phụ lục -VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN” và “Phụ lục IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN” đính kèm Quy trình.
2. Trình tự tác nghiệp
2.1. Truy cập hệ thống
- ĐDGD phải sử dụng đúng tên tài khoản được cấp để truy cập Hệ thống Giao dịch từ xa. Trong lần đầu sử dụng, ĐDGD phải đổi mật khẩu và bảo mật thông tin về mật khẩu này;
- Trường hợp không truy cập được, ĐDGD báo ngay cho cán bộ quản lý của SGDCKHN để kịp thời xử lý.
2.2. Thực hiện giao dịch mua bán thông thường (Outright)
2.2.1. Đối với hình thức thỏa thuận điện tử
2.2.1.1. Hình thức thỏa thuận điện tử toàn thị trường
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 1 - Lưu đồ nhập lệnh điện tử toàn thị trường tại Phụ lục IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình này, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- Trong thời gian giao dịch, ĐDGD nhập lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường vào Hệ thống Giao dịch từ xa và gửi tới toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.1. Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
Bước 2. Kiểm tra các lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường “Chờ thực hiện” của thành viên giao dịch đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD có thể kiểm tra danh sách các lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường “Chờ thực hiện” do chính các ĐDGD thuộc cùng thành viên giao dịch đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên Sổ lệnh điện tử Outright.
Bước 3. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh điện tử Outright.
+ Để thực hiện treo lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng treo.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD chọn lệnh có trạng thái “Treo” do chính mình thao tác treo và chọn chức năng bỏ treo.
+ Để thực hiện sửa lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng sửa. ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập.
+ Để thực hiện hủy lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng hủy.
Bước 4. Thực hiện giao dịch thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- ĐDGD thực hiện giao dịch bằng cách chọn lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường có trạng thái “Chờ thực hiện” trên Sổ lệnh điện tử toàn thị trường hoặc Sổ lệnh điện tử Outright, thỏa mãn các điều kiện giao dịch mong muốn (mã trái phiếu, khối lượng, giá) để nhập tài khoản (nhà đầu tư) đối ứng và kích hoạt việc xác nhận giao dịch (gửi lệnh).
- Giao dịch được coi là hoàn tất khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch từ xa báo “Thành công”; khi đó lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”.
Bước 5. Kiểm tra kết quả giao dịch
Sau khi giao dịch được thực hiện thành công, ĐDGD kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ kết quả giao dịch Outright.
2.2.1.2. Hình thức thỏa thuận điện tử tùy chọn
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 2, Lưu đồ nhập lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repos trong ngày tại Phụ IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh yêu cầu chào giá (lệnh Inquiry)
- Trong thời gian giao dịch, ĐDGD nhập lệnh Inquiry và gửi một, một số thành viên hoặc toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.2. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
Bước 2. Kiểm tra lệnh Inquiry đã nhập và nhận được
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD kiểm tra tính chính xác của các lệnh Inquiry đã nhập vào hệ thống trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày.
- Đối với lệnh Inquiry nhận được, ĐDGD kiểm tra trên Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày.
Bước 3. Đóng, sửa, hủy lệnh Inquiry chờ chào giá
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác đóng, sửa, hủy lệnh Inquiry do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày Outright.
+ Để đóng lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng đóng;
+ Để sửa lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng sửa. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập;
+ Để hủy lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng hủy.
Bước 4. Nhập lệnh chào với cam kết chắc chắn (lệnh Firm)
- ĐDGD chọn các lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” gửi cho chính mình trên Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày Outright để thực hiện tạo và gửi lệnh Firm.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.3. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- Ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Firm là ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Inquiry tương ứng.
Bước 5. Kiểm tra lệnh Firm đã nhập và nhận được
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD kiểm tra tính chính xác của các lệnh Firm đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày Outright.
- Với lệnh Firm nhận được, ĐDGD kiểm tra trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày Outright.
Bước 6. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm “Chờ thực hiện”
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày Outright.
+ Để thực hiện treo lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng treo;
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Treo” và chọn chức năng bỏ treo;
+ Để thực hiện sửa lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng sửa. ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập;
+ Để thực hiện hủy lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng hủy.
Bước 7. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD thực hiện giao dịch bằng cách chọn lệnh Firm có trạng thái “Chờ thực hiện” trong danh sách các lệnh gửi đến cho mình trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày Outright và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh. Thông tin tài khoản NĐT nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa phải khớp với thông tin Môi giới, Tự doanh hoặc Nhập hộ mà ĐDGD đã đưa ra trong lệnh Inquiry.
- Giao dịch được coi là hoàn tất khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch từ xa báo thành công và lệnh Firm chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”.
Bước 8. Kiểm tra kết quả giao dịch
Sau khi giao dịch đã thực hiện thành công, ĐDGD kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright trong ngày.
2.2.2. Đối với hình thức thỏa thuận thông thường
Để thực hiện lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 3, Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repos trong ngày tại Phụ IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh báo cáo giao dịch
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD tiến hành nhập lệnh Báo cáo giao dịch vào hệ thống và gửi đích danh cho ĐDGD của đối tác mà ĐDGD đã thỏa thuận.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/2.Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch trong Phụ lục IV/QTTP đính kèm Quy trình.
Bước 2. Sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch
ĐDGD được phép tiến hành thao tác sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Báo cáo giao dịch trong ngày Outright.
- Để thực hiện sửa lệnh Báo cáo giao dịch, ĐDGD chọn lệnh Báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng sửa. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập.
- Để thực hiện hủy lệnh Báo cáo giao dịch, ĐDGD chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng hủy.
Bước 3. Thực hiện giao dịch
- Tại Sổ lệnh Báo cáo giao dịch trong ngày Outright, ĐDGD đối tác chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD tiến hành nhập tài khoản NĐT của khách hàng hoặc của chính mình và gửi lệnh.
Bước 4. Kiểm tra kết quả giao dịch
Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch, ĐDGD kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch trong ngày Outright.
2.3. Thực hiện giao dịch mua bán lại (Repos)
2.3.1. Đối với hình thức thỏa thuận điện tử
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử Repos, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 2, Lưu đồ nhập lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repos trong ngày tại Phụ IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh yêu cầu chào giá (lệnh Inquiry)
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD nhập lệnh Inquiry và gửi một, một số thành viên hoặc toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/1/1.1.Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- Sau khi nhập các thông tin của lệnh, Hệ thống Giao dịch từ xa tự động tính và kiểm tra tính hợp lệ của Ngày thanh toán lần 2. Nếu Ngày thanh toán lần 2 là ngày nghỉ, Hệ thống Giao dịch từ xa đưa ra thông báo và yêu cầu nhập lại kỳ hạn repos.
Bước 2. Kiểm tra lệnh Inquiry đã nhập và nhận được
- Trong thời gian giao dịch, ĐDGD kiểm tra tính chính xác của các lệnh Inquiry đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận Repos trong ngày.
- Với lệnh Inquiry nhận được, ĐDGD kiểm tra tại Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi Repos trong ngày.
Bước 3. Đóng, sửa, hủy lệnh Inquiry chờ chào giá
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác đóng, sửa, hủy lệnh Inquiry do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày Repos.
+ Để đóng lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng đóng;
+ Để sửa lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng sửa. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập;
+ Để hủy lệnh Inquiry, ĐDGD chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng hủy.
Bước 4. Nhập lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm)
- Hệ thống Giao dịch từ xa cho phép thành viên thực hiện giao dịch Repos với nhiều mã TPCP trong một lệnh.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/1/1.2. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- ĐDGD chọn các lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” gửi cho chính mình trên Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày Repos để thực hiện tạo và gửi lệnh Firm.
- Ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Firm là ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Inquiry tương ứng.
Bước 5. Kiểm tra lệnh Firm đã nhập và nhận được
- ĐDGD kiểm tra tính chính xác của các lệnh Firm đã nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi Repos trong ngày.
- Trong thời gian giao dịch, ĐDGD kiểm tra các lệnh Firm nhận được trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận Repos trong ngày.
Bước 6. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm chờ thực hiện
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi trong ngày Repo.
+ Để thực hiện treo lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng treo;
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Treo” và chọn chức năng bỏ treo;
+ Để thực hiện sửa lệnh Firm, ĐDGD chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng sửa;
● ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập;
● ĐDGD có thể bổ sung hoặc giảm số mã TPCP trong một lệnh, tuy nhiên cần đảm bảo yêu cầu tổng giá trị giao dịch theo mệnh giá của tất cả các mã TPCP trong lệnh phải bằng giá trị giao dịch theo mệnh giá của lệnh Inquiry.
+ Để thực hiện hủy lệnh Firm, ĐDGD chọn các lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng hủy.
Bước 7. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD thực hiện giao dịch bằng cách lựa chọn lệnh Firm có trạng thái “Chờ thực hiện” gửi đến cho mình trên Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận trong ngày Repos và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh. Thông tin tài khoản NĐT nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa phải chính xác với thông tin Môi giới hoặc Tự doanh và Nhập hộ mà ĐDGD đã đưa ra trong lệnh Inquiry.
- Giao dịch thực hiện được coi là hoàn tất khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch từ xa báo “Thành công” và lệnh chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”.
- Vào ngày kết thúc giao dịch repos, giao dịch lần 2 được Hệ thống Giao dịch từ xa tự động sinh ra và đẩy sang hệ thống thanh toán bù trừ của TTLKCK để thực hiện tất toán giao dịch.
Bước 8. Kiểm tra kết quả giao dịch lần 1
Sau khi giao dịch được thực hiện, ĐDGD kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Repos trong ngày.
Bước 9. Kiểm tra các giao dịch repos lần 2
ĐDGD tra cứu danh sách các giao dịch Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán hoặc đến hạn trong ngày trên Sổ lệnh Giao dịch Repos lần 2.
2.3.2. Đối với hình thức thỏa thuận thông thường
Để thực hiện lệnh Báo cáo giao dịch Repos, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 3, Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repos trong ngày tại Phụ IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh Báo cáo giao dịch
- Hệ thống Giao dịch từ xa cho phép thành viên thực hiện giao dịch Repos với nhiều mã TPCP trong một lệnh.
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD tiến hành nhập lệnh Báo cáo giao dịch vào Hệ thống giao dịch từ xa và gửi đích danh cho ĐDGD của đối tác mà ĐDGD đã thỏa thuận.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch trong Phụ lục VIII/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- Sau khi nhập đủ các thông tin của lệnh, Hệ thống Giao dịch từ xa tự động tính và kiểm tra tính hợp lệ của Ngày thanh toán lần 2. Nếu Ngày thanh toán lần 2 là ngày nghỉ, Hệ thống Giao dịch từ xa đưa ra thông báo và yêu cầu nhập lại kỳ hạn repos.
Bước 2. Sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch “Chờ thực hiện”
- ĐDGD được phép tiến hành thao tác sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh Báo cáo giao dịch trong ngày Repos.
- Để thực hiện sửa lệnh Báo cáo giao dịch, ĐDGD chọn lệnh Báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng sửa.
+ Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập;
+ ĐDGD có thể bổ sung hoặc giảm số mã TPCP trong một lệnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo yêu cầu tổng giá trị giao dịch theo mệnh giá của tất cả các mã TPCP trong lệnh phải bằng giá trị giao dịch theo mệnh giá của lệnh.
- Để thực hiện hủy lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng hủy.
Bước 3. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD đối tác thực hiện giao dịch bằng cách lựa chọn lệnh Báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” trên Sổ lệnh Báo cáo giao dịch Repos trong ngày và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh.
- Quá trình thực hiện giao dịch được coi là hoàn tất khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch từ xa báo thành công.
- Vào ngày kết thúc giao dịch Repos, giao dịch lần 2 được tự động chuyển sang hệ thống thanh toán bù trừ của TTLKCK.
Bước 4. Kiểm tra kết quả giao dịch lần 1
- Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch, ĐDGD kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch trong ngày Repos.
Bước 5. Kiểm tra các giao dịch mua bán lại lần 2
- ĐDGD tra cứu danh sách các giao dịch Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán hoặc đến hạn thanh toán trong ngày trên Sổ lệnh giao dịch Repos lần 2.
C. Quy trình giao dịch thông qua Hệ thống của Vendor
1. Nội dung nghiệp vụ
- Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý các giao dịch nhận về từ Hệ thống của Vendor theo các quy tắc giao dịch trên thị trường TPCP.
2. Quy trình tác nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận các giao dịch nhận về từ Hệ thống của Vendor
- Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống giao dịch trực tuyến tiếp nhận các giao dịch chào giá và đã thực hiện trong ngày/tương lai từ Hệ thống của Vendor.
Bước 2: Kiểm tra các giao dịch nhận về từ Hệ thống của Vendor
- Những giao dịch nhận về từ Hệ thống của Vendor được kiểm tra theo các quy tắc giao dịch trên thị trường TPCP. Các quy tắc này được cụ thể hóa dưới dạng tham số hệ thống. Các tham số này được thiết lập trên Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Đối với những giao dịch không thỏa mãn các tham số hệ thống, khi nhận về sẽ có trạng thái duyệt là “Lệnh bị loại”.
- Đối với những giao dịch thỏa mãn các tham số hệ thống, khi nhận về sẽ có trạng thái duyệt là “Chờ xử lý” hoặc “Đã duyệt”.
+ Giao dịch có trạng thái duyệt “Chờ xử lý” là những giao dịch chưa được thành viên mua/bán phê duyệt;
+ Giao dịch có trạng thái duyệt “Đã duyệt” là những giao dịch mà thành viên mua/bán thiết lập không cần phê duyệt.
Bước 3: Xử lý giao dịch nhận về trên Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống Giao dịch trực tuyến
- Đối với giao dịch chào giá:
+ Các giao dịch này được hiển thị tại “Sổ lệnh chào giá từ Vendor”.
+ Giao dịch chào giá nhận về có trạng thái duyệt là “Lệnh bị loại”, “Chờ xử lý” hoặc “Đã duyệt”. Đối với giao dịch có trạng thái duyệt là “Chờ xử lý”, quy trình phê duyệt giao dịch thực hiện tương tự đối với giao dịch đã thực hiện.
- Đối với giao dịch đã thực hiện:
+ Các giao dịch đã thực hiện Outright/Repos được hiển thị tại “Sổ lệnh kết quả Outright/Repos từ Vendor” thuộc nhóm chức năng “Trao đổi dữ liệu với Vendor”;
+ Các giao dịch đã thực hiện nhận về có trạng thái duyệt là “Lệnh bị loại”, “Chờ xử lý” hoặc “Đã duyệt”:
● Đối với các giao dịch có trạng thái duyệt là “Lệnh bị loại”: Chỉ hiển thị tại Sổ lệnh kết quả từ Vendor để tra cứu, không thể thực hiện thao tác khác;
● Đối với các giao dịch có trạng thái duyệt là “Chờ xử lý”: quy trình xử lý như sau:
(i) ĐDGD bên mua/bán được phân quyền phê duyệt lệnh thực hiện phê duyệt tại màn hình “Duyệt lệnh từ Vendor” thuộc nhóm chức năng “Trao đổi dữ liệu với Vendor”;
(ii) Sau khi bên mua và bán duyệt, giao dịch được chuyển vào Sổ lệnh kết quả trong ngày hoặc tương lai tương ứng trên Hệ thống Giao dịch từ xa và có hiệu lực như giao dịch đã thực hiện được nhập trực tiếp trên Hệ thống Giao dịch từ xa, đồng thời giao dịch này không còn hiển thị ở sổ “Duyệt lệnh từ Vendor”.
● Đối với các giao dịch có trạng thái duyệt là “Đã duyệt”: Chỉ hiển thị tại “Sổ lệnh kết quả từ Vendor”, đồng thời giao dịch được chuyển vào Sổ lệnh kết quả trong ngày hoặc tương lai tương ứng và có hiệu lực như giao dịch đã thực hiện được nhập trực tiếp trên Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Đối với giao dịch sửa giao dịch Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến:
+ Các giao dịch sửa giao dịch Repos lần 2 được hiển thị tại “Sổ lệnh kết quả Repos từ Vendor” thuộc nhóm chức năng “Trao đổi dữ liệu với Vendor”;
+ Trình tự tác nghiệp xử lý giao dịch sửa giao dịch Repos lần 2 nhận về được thực hiện tương tự với “Giao dịch đã thực hiện” ở trên.
D. Sửa giao dịch đã thực hiện trên Hệ thống Giao dịch từ xa
1. Đối với các giao dịch Outright và Repo đã thực hiện trong ngày
Trong phiên giao dịch, để sửa các giao dịch Outright và Repo đã thực hiện, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình sửa lệnh đã thực hiện Outright và Repo tại Lưu đồ 4, Lưu đồ sửa lệnh đã thực hiện Outright và Repos trong ngày tại Phụ lục IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Thống nhất nội dung lệnh sửa
Trong thời gian giao dịch, trường hợp phát hiện lỗi giao dịch sau khi lệnh đã được thực hiện, ĐDGD hai bên đối tác Mua và Bán thông qua công cụ trao đổi thông tin trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến của SGDCKHN hoặc tự liên hệ bằng các phương tiện trao đổi thông tin khác để thỏa thuận với nhau về việc sửa lệnh giao dịch.
Bước 2. Thực hiện sửa lệnh
- Sau khi ĐDGD hai bên đối tác mua và bán đã thống nhất nội dung sửa lệnh, ĐDGD của thành viên giao dịch gây lỗi gửi fax cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các giấy tờ:
+ Đơn xin phép sửa lệnh giao dịch đã thực hiện (theo mẫu Phụ lục số XII/QTTTP và Phụ lục XIII/QTTP Mẫu đơn xin sửa lệnh giao dịch đã thực hiện);
+ Phiếu lệnh gốc của khách hàng hoặc các giấy tờ tương đương.
- Ngoại trừ thông tin Mua/bán, thông tin về thị trường và tài khoản NĐT của bên đối tác, ĐDGD có thể sửa tất cả thông tin còn lại đã thỏa thuận trên lệnh.
- ĐDGD của thành viên giao dịch gây lỗi xác định lệnh lỗi cần sửa trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright hoặc Repos trong ngày tương ứng; thực hiện sửa các thông tin nhập lỗi; gửi lệnh sửa cho bên đối tác xác nhận.
Bước 3. ĐDGD của thành viên đối tác xác nhận lệnh sửa được gửi tới
- Trường hợp bên Mua và bên Bán cùng ĐDGD: Sau khi lệnh sửa được gửi, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Chờ kiểm soát sửa”.
- Trường hợp bên Mua và bên Bán khác ĐDGD:
+ Nếu bên đối tác chấp nhận sửa: ĐDGD của thành viên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright hoặc Repo trong ngày tương ứng để xác nhận lệnh sửa. Sau khi lệnh được xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Chờ kiểm soát sửa”;
+ Nếu bên đối tác không chấp nhận sửa: ĐDGD của thành viên đối tác, chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright hoặc Repos tương ứng và từ chối xác nhận lệnh sửa. Lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không xác nhận sửa”, đồng thời quy trình sửa lệnh đã thực hiện dừng lại tại đây.
Bước 4. SGDCKHN kiểm soát sửa lệnh (chỉ thực hiện khi hai bên đồng ý sửa lệnh)
- Trường hợp SGDCKHN chấp thuận việc sửa lệnh: Lệnh gốc chuyển sang trạng thái “Không hiệu lực” và lệnh sửa có trạng thái “Đã thực hiện”.
- Trường hợp SGDCKHN không chấp thuận việc sửa lệnh: Lệnh gốc trở về trạng thái “Đã thực hiện” và lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không cho phép sửa”.
- Thời gian sửa lệnh đã thực hiện trên Hệ thống Giao dịch từ xa phải hoàn tất chậm nhất 10 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc.
- Chậm nhất vào 11h00 ngày làm việc kế tiếp, thành viên giao dịch gây lỗi phải gửi bản gốc Đơn xin phép sửa lệnh giao dịch đã thực hiện và bản sao Phiếu lệnh gốc của khách hàng có đóng dấu treo hoặc các giấy tờ tương đương cho SGDCKHN.
2. Đối với giao dịch Repos lần hai chưa đến hạn thanh toán hoặc đến hạn thanh toán trong ngày
Bước 1. Thống nhất nội dung lệnh sửa
- Thành viên giao dịch mua và bán, thông qua công cụ trao đổi thông tin trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến của SGDCKHN hoặc tự liên hệ bằng các phương tiện trao đổi thông tin khác để thỏa thuận với nhau về việc sửa lệnh giao dịch.
- Nội dung thông tin được phép sửa của lệnh giao dịch Repos lần hai:
+ Đối với Trái phiếu Chính phủ:
● Lãi suất Repos;
● Kỳ hạn Repos;
● Lãi suất trên lãi coupon.
+ Đối với Tín phiếu Kho bạc:
● Lãi suất Repos;
● Kỳ hạn Repos.
Bước 2. Thực hiện sửa lệnh
- ĐDGD của thành viên giao dịch có nhu cầu sửa lệnh gửi tới SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) “Đơn xin phép sửa lệnh giao dịch mua bán lại lần 2” (Theo mẫu Phụ lục số XIV/QTTP).
- ĐDGD của thành viên giao dịch có nhu cầu sửa lệnh phải chọn lệnh cần sửa trên Sổ lệnh giao dịch Repos lần 2, sửa các thông tin lệnh và gửi lệnh sửa cho thành viên giao dịch đối tác để xác nhận.
Bước 3. ĐDGD của thành viên đối tác xác nhận lệnh sửa
- Trường hợp bên Mua và bên Bán cùng ĐDGD: Sau khi gửi lệnh sửa, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Chờ kiểm soát sửa”.
- Trường hợp bên Mua và bên Bán khác ĐDGD:
+ Nếu thành viên đối tác chấp nhận sửa: ĐDGD của thành viên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” trên Sổ lệnh giao dịch Repos lần 2 để xác nhận lệnh sửa. Sau khi xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Chờ kiểm soát sửa”;
+ Nếu thành viên đối tác không chấp nhận sửa: ĐDGD của thành viên bên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” trên Sổ lệnh giao dịch Repos lần 2 và từ chối xác nhận lệnh sửa. Khi đó, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không xác nhận sửa”, đồng thời quy trình sửa lệnh Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán dừng lại tại đây.
Bước 4. SGDCKHN kiểm soát sửa lệnh (chỉ thực hiện trong trường hợp hai bên hai bên đồng ý sửa lệnh)
- Trường hợp SGDCKHN chấp thuận việc sửa lệnh: Lệnh gốc chuyển sang trạng thái “Không hiệu lực” và lệnh sửa có trạng thái “Đã thực hiện”.
- Trường hợp SGDCKHN không chấp thuận việc sửa lệnh: Lệnh gốc trở về trạng thái “Đã thực hiện” và lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không cho phép sửa”.
- Thời gian sửa lệnh đã thực hiện trong phiên giao dịch trên Hệ thống Giao dịch từ xa phải hoàn tất chậm nhất 10 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc.
- Chậm nhất vào 11h00 ngày làm việc kế tiếp, thành viên giao dịch có nhu cầu sửa lệnh phải gửi bản gốc Đơn xin phép sửa lệnh giao dịch mua bán lại lần 2.
3. Sửa lỗi giao dịch đã thực hiện sau giờ giao dịch
- Trong phiên giao dịch, trường hợp phát hiện lỗi đối với giao dịch đã thực hiện nhưng không kịp hoàn tất sửa lệnh chậm nhất 10 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc, thành viên giao dịch thực hiện theo quy trình như sau:
+ Thông báo với SGDCKHN (Phòng thị trường trái phiếu) về đề xuất sửa lỗi giao dịch tại phiên “Sửa lệnh đã thực hiện sau giờ” chậm nhất 10 phút trước khi kết thúc phiên giao dịch; Và gửi hồ sơ xin sửa giao dịch theo quy định tại “Điểm 2.4.1/2.4.2, Mục B, Phần II” cho SGDCKHN trước giờ kết thúc phiên giao dịch.
+ Thực hiện sửa lệnh theo quy trình tại “Điểm 2.4.1/2.4.2, Mục B, Phần II”;
+ Thời gian sửa lệnh đã thực hiện sau giờ trên Hệ thống Giao dịch từ xa phải hoàn tất chậm nhất 15 phút sau khi kết thúc phiên giao dịch.
- Trường hợp phát hiện lỗi đối với giao dịch đã thực hiện sau giờ giao dịch, thành viên giao dịch thực hiện theo quy trình như sau:
+ Thành viên giao dịch gây lỗi phải báo cáo bằng văn bản tới SGDCKHN về giao dịch có lỗi ngay trong ngày thực hiện giao dịch;
+ Việc sửa lỗi sau giờ giao dịch được thực hiện theo quy định của TTLKCK về sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán niêm yết;
+ Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi giao dịch đã thực hiện tại TTLKCK, thành viên giao dịch gây lỗi có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản kết quả sửa lỗi cho SGDCKHN trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc sửa lỗi tại TTLKCK.
4. Quy trình xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua bán lại lần 2
4.1. SGDCKHN nhận được thông báo về việc mất khả năng thanh toán tại ngày thanh toán lần 2 của giao dịch Repos
Nếu đến ngày thanh toán lần 2 của giao dịch Repos, một trong hai bên đối tác tham gia giao dịch không thực hiện thanh toán theo đúng thỏa thuận, sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 33 - Xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua bán lại, tại Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
4.1.1. Bên bán trong giao dịch lần 1 không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán.
Bước 1. Chuẩn bị bán thanh lý các mã TPCP trong giao dịch Repos
- Bên mua (trong giao dịch lần một) gửi thông báo bằng văn bản tới SGDCKHN về việc bán thanh lý các mã TPCP (trong giao dịch lần 1). Bên mua có nghĩa vụ đính kèm với thông báo các giấy tờ sau:
+ Trường hợp hai bên không thống nhất được phương án xử lý: (i) Phiếu lệnh có liên quan; (ii) Xác nhận của TTLKCK về việc bên đối tác đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán giao dịch; (iii) Thông báo bằng văn bản về việc bán thanh lý TPCP đã được hai bên nhất trí;
+ Trường hợp hai bên thống nhất được phương án xử lý: (i) Phiếu lệnh có liên quan; (ii) Biên bản hoặc thỏa thuận về phương án xử lý đã được sự đồng thuận của cả hai bên.
Bước 2. Thực hiện bán thanh lý các mã TPCP trong giao dịch Repos
Bên mua trong giao dịch lần 1 chào bán công khai các mã TPCP thanh lý theo hình thức giao dịch thỏa thuận điện tử toàn thị trường trên Hệ thống Giao dịch từ xa.
Bước 3. Thông báo kết quả thanh lý TPCP
- Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu chào bán thanh lý TPCP trên Hệ thống Giao dịch từ xa, bên mua trong giao dịch lần 1 (bên chào bán thanh lý các mã TPCP) phải gửi hồ sơ thông báo kết quả hoàn tất thực hiện thanh lý bằng văn bản tới SGDCKHN, bao gồm:
+ Thông báo kết quả thanh lý;
+ Các phiếu lệnh giao dịch (phiếu chào bán, phiếu kết quả giao dịch);
+ Bản xác nhận giao dịch đã hoàn tất thanh toán (tiền và TPCP) của TTLKCK (hoặc các chứng từ tương đương).
4.1.2. Bên mua trong giao dịch lần 1 không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán
Hai bên tham gia giao dịch phải báo cáo bằng văn bản đến SGDCKHN về phương án xử lý thay đổi thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trước khi thực hiện và ngay sau khi hoàn tất.
4.2. SGDCKHN nhận được thông báo về việc mất khả năng thanh toán trước ngày thanh toán lần 2 của giao dịch Repos
Nếu một trong hai bên đối tác tham gia giao dịch Repos thông báo về việc mất khả năng thanh toán trước ngày thanh toán lần 2, việc xử lý vi phạm sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1. Thông báo với SGDCKHN về việc mất khả năng thanh toán giao dịch mua bán lại lần 2
- Bên mất khả năng thanh toán gửi công văn đến SGDCKHN thông báo về việc mất khả năng thanh toán vào ngày thanh toán lần 2 của giao dịch Repos, và có nghĩa vụ đính kèm với thông báo các giấy tờ sau:
+ Phiếu lệnh có liên quan;
+ Biên bản hoặc thỏa thuận về phương án xử lý đã được sự đồng thuận của cả hai bên.
Bước 2. SGDCKHN hủy giao dịch Repos lần 2 trên hệ thống
Căn cứ theo công văn thông báo về việc mất khả năng thanh toán của thành viên, SGDCKHN thực hiện hủy giao dịch Repos lần 2 trên Hệ thống Giao dịch từ xa (không đẩy dữ liệu thanh toán giao dịch Repos lần 2 sang TTLKCK).
E. Các chức năng khác trên Hệ thống Giao dịch từ xa
1. Tra cứu thông tin
- Tùy theo quyền thành viên giao dịch cấp cho ĐDGD của mình, ĐDGD có thể tiến hành tra cứu các thông tin liên quan tới hoạt động giao dịch toàn thị trường, hoạt động giao dịch của chính thành viên giao dịch, hoạt động giao dịch thông qua Hệ thống của Vendor gửi về, thông tin về hàng hóa niêm yết, thông tin về thành viên giao dịch, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về các quy định, quy tắc giao dịch trên Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Việc tra cứu thông tin về hoạt động giao dịch trên Hệ thống Giao dịch từ xa được thực hiện như sau:
+ Đối với thông tin giao dịch trong ngày, thực hiện tra cứu thông tin tại các sổ lệnh trong ngày, bảng điện tử;
+ Đối với thông tin giao dịch nhiều ngày, thực hiện tra cứu thông tin tại các sổ lệnh quá khứ;
+ Danh sách các sổ lệnh, bảng điện tử có thể tra cứu trên Hệ thống Giao dịch từ xa bao gồm:
● Sổ lệnh điện tử toàn thị trường Outright/Sổ lệnh điện tử toàn thị trường Repos;
● Sổ lệnh điện tử Outright/Sổ lệnh điện tử Repos;
● Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi Outright/Sổ lệnh Inquiry nhận và Firm gửi Repos;
● Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận Outright/Sổ lệnh Inquiry gửi và Firm nhận Repos;
● Sổ lệnh báo cáo giao dịch Outright/Sổ lệnh báo cáo giao dịch Repos;
● Sổ kết quả giao dịch Outright/Sổ lệnh kết quả giao dịch Repos;
● Bảng tổng hợp giao dịch điện tử Outright/Bảng tổng hợp giao dịch điện tử Repos;
● Thông tin về các mức giá, kỳ hạn của Outright và Repos.
+ Đối với thông tin giao dịch thông qua Hệ thống của Vendor, thực hiện tra cứu thông tin tại các sổ lệnh trong ngày và nhiều ngày tại nhóm chức năng “Trao đổi dữ liệu với Vendor
● Giao dịch Outright: Sổ lệnh chào giá, Sổ lệnh kết quả, Sổ lệnh chào giá quá khứ, Sổ lệnh kết quả quá khứ;
● Giao dịch Repos: Sổ lệnh kết quả, Sổ lệnh chào giá quá khứ, Sổ lệnh kết quả quá khứ;
- Việc tra cứu thông tin khác thực hiện trên các chức năng tương ứng trên Hệ thống Giao dịch từ xa. Ví dụ như thông tin về hàng hóa niêm yết: tra cứu tại chức năng thông tin cơ bản về trái phiếu/tín phiếu giao dịch hay thông tin lịch giao dịch tra cứu tại chức năng lịch Hệ thống Giao dịch từ xa … Chi tiết, cách thức tra cứu thông tin trên Hệ thống Giao dịch từ xa tham khảo tại hướng dẫn sử dụng Hệ thống Giao dịch đăng trên Hệ thống thông tin thị trường TPCP của SGDCKHN.
2. Tiện ích
Hệ thống Giao dịch từ xa cung cấp các tiện ích để hỗ trợ thành viên giao dịch trong hoạt động kinh doanh trên thị trường TPCP. Danh sách và cách thức sử dụng tiện ích, tham khảo tại hướng dẫn sử dụng Hệ thống Giao dịch từ xa đăng trên Hệ thống thông tin thị trường TPCP của SGDCKHN.
2.1. Công cụ tính toán
Trên các màn hình nhập và sửa lệnh (ngoại trừ lệnh Inquiry) đều được bổ sung thêm công cụ tính toán và tại màn hình nhập lệnh hỗ trợ chuyển kết quả tính toán từ phân vùng hỗ trợ tính toán sang phân vùng nội dung lệnh.
2.2. Gửi email
Hệ thống Giao dịch từ xa cho phép gửi email các báo cáo kết quả giao dịch, thông tin về hàng hóa niêm yết, thành viên giao dịch, tổ chức phát hành, thông tin trao đổi khác từ tài khoản người sử dụng (ĐDGD) ra các địa chỉ email bên ngoài Hệ thống Giao dịch từ xa.
2.3. Xem và in các phiếu lệnh, báo cáo giao dịch
Hệ thống Giao dịch từ xa cho phép xem, in các phiếu lệnh, báo cáo giao dịch ngay trong giờ giao dịch. Danh sách các lệnh và nhóm báo cáo có thể xem và in từ Hệ thống Giao dịch từ xa, bao gồm:
+ Báo cáo tổng hợp kết quả giao dịch;
+ Danh sách giao dịch được thực hiện (Outright và Repos);
+ Danh sách các lệnh mua bán lại lần 2 (Chưa và đã đến hạn thanh toán);
+ Danh sách lệnh không được thực hiện (Outright và Repos);
+ Danh sách sửa giao dịch đã thực hiện (Outright và Repos);
+ Danh sách lệnh sửa, hủy - Lệnh chờ thực hiện (Outright và Repos);
+ Danh sách lệnh tương lai đã thực hiện (Outright và Repos);
+ Danh sách sửa, hủy lệnh tương lai đã thực hiện (Outright và Repos).
2.4. Quản lý các giao dịch có thời hạn thanh toán linh hoạt (giao dịch tương lai)
- Hệ thống Giao dịch từ xa cung cấp tiện ích quản lý các giao dịch có thời hạn thanh toán linh hoạt (Giao dịch có kỳ hạn thanh toán dài hơn so với quy định về thời hạn thanh toán đang áp dụng trên thị trường);
- Trình tự các bước tác nghiệp trên Hệ thống Giao dịch từ xa để thực hiện lệnh giao dịch tương lai tương tự như việc thực hiện các lệnh trong ngày tương ứng. Đối với các giao dịch đã thực hiện tương lai, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình thực hiện tại Lưu đồ 5. Lưu đồ thực hiện lệnh Outright và Repos tương lai trong Phụ lục IX/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch từ xa TPCP đính kèm Quy trình.
- ĐDGD được phép sửa hoặc hủy các lệnh tương lai đã thực hiện.
- Lệnh tương lai được thực hiện trong và sau giờ giao dịch chính thức trên thị trường TPCP/Thị trường TPKB và chỉ dừng khi đóng cửa thị trường ngày giao dịch.
- Kết quả giao dịch TPCP được hình thành từ lệnh giao dịch tương lai chỉ có hiệu lực chính thức (phát sinh việc chuyển quyền sở hữu) trên Hệ thống Giao dịch từ xa khi:
+ Thành viên lựa chọn không cần xác nhận lại khi đến ngày thực giao dịch đối với giao dịch tương lai được thực hiện trên Hệ thống Giao dịch từ xa hoặc;
+ Thành viên lựa chọn nhận giao dịch tương lai từ Hệ thống của Vendor hoặc;
+ Thành viên thực hiện xác nhận lại khi đến ngày thực giao dịch đối với giao dịch tương lai được thực hiện trên Hệ thống Giao dịch từ xa hoặc gửi từ Hệ thống Giao dịch trực tuyến.
2.5. Trao đổi dữ liệu hai chiều giữa Hệ thống Giao dịch từ xa và Hệ thống Đường cong lãi suất (ĐCLS)
- Hỗ trợ thành viên thực hiện chào giá trên Hệ thống Giao dịch từ xa hoặc Hệ thống ĐCLS và đẩy lệnh chào này sang Hệ thống còn lại.
- Trong trường hợp thành viên đẩy giao dịch chào giá từ Hệ thống ĐCLS sang Hệ thống Giao dịch từ xa: giao dịch tự động được chuyển vào Sổ lệnh Điện tử trong ngày, đồng thời hiển thị ở Bảng điện tử toàn thị trường.
- Trong trường hợp thành viên đẩy giao dịch chào giá từ Hệ thống Giao dịch từ xa sang Hệ thống ĐCLS: tại sổ lệnh Đẩy lệnh sang Hệ thống ĐCLS hiển thị tất cả những giao dịch chào giá của các mã Benchmark. Thành viên có thể lựa chọn giao dịch để đẩy sang Hệ thống ĐCLS.
F. Quy trình nhập lệnh trực tiếp tại Sàn
1. Nội dung nghiệp vụ
- Thành viên giao dịch được đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn trong các trường hợp sau:
+ Do lỗi đường truyền kết nối với SGDCKHN;
+ Hoặc do chuyển địa điểm kết nối;
+ Hoặc trong trường hợp bất khả kháng không thể nhập lệnh tại địa điểm đăng ký kết nối.
- Thành viên giao dịch được ủy quyền cho ĐDGD đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tác nghiệp của ĐDGD được ủy quyền;
- Trường hợp thành viên giao dịch đề nghị SGDCKHN nhập lệnh hộ, thành viên giao dịch chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của phiếu lệnh hoặc chứng từ giao dịch đã đề nghị SGDCKHN nhập hộ.
2. Trình tự tác nghiệp
2.1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ thành viên giao dịch
- Thành viên giao dịch gửi cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các Tài liệu cần thiết liên quan tối thiểu 45 phút trước giờ Kết thúc nhận lệnh giao dịch.
- Trường hợp văn bản gửi qua đường bưu điện/fax, SGDCKHN sẽ căn cứ vào thời điểm nhận được văn bản để xử lý.
2.1.1. Đối với trường hợp ĐDGD đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn:
Thành viên giao dịch gửi cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các Tài liệu sau:
- Công văn đề nghị nhập lệnh trực tiếp tại Sàn (Mẫu 15a/QTTP).
- Các giấy tờ liên quan tới ĐDGD đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn, cụ thể: Quyết định công nhận ĐDGD, chứng minh thư hoặc giấy tờ tương đương.
2.1.2. Đối với trường hợp thành viên đề nghị Sở nhập lệnh hộ:
Thành viên gửi cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các Tài liệu sau:
- Công văn đề nghị SGDCKHN nhập lệnh hộ (Mẫu 15b/QTTP).
- Phiếu lệnh hoặc chứng từ giao dịch theo các Mẫu phiếu đã được quy định tại Quyết định 55/QĐ-SGDHN ngày 06/03/2013 với chữ ký, họ tên, chức danh, đóng dấu của người có thẩm quyền.
2.2. Bước 2: SGDCKHN xử lý yêu cầu của thành viên giao dịch
Trường hợp hồ sơ của thành viên giao dịch tại “Điểm 2.1.Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ thành viên giao dịch” đầy đủ và hợp lệ, SGDCKHN hỗ trợ thành viên nhập lệnh tại Sàn, cụ thể như sau:
2.2.1. Trường hợp ĐDGD nhập lệnh trực tiếp tại Sàn:
- Tối thiểu 15 phút trước giờ Kết thúc nhận lệnh giao dịch, Cán bộ Quản lý giao dịch (sau đây gọi tắt là Cán bộ QLGD) chuyển địa chỉ IP của ĐDGD được ủy quyền sang máy trạm đặt tại SGDCKHN.
- ĐDGD sử dụng đúng tài khoản và mật khẩu của mình nhập lệnh trên máy trạm do Cán bộ QLGD chỉ định và phải đảm bảo hoàn thành nhập lệnh trước giờ Kết thúc nhận lệnh giao dịch.
- Sau khi ĐDGD hoàn thành việc nhập lệnh, Cán bộ QLGD chuyển địa chỉ IP tại máy trạm của SGDCKHN về địa chỉ IP tại địa điểm đăng ký kết nối của thành viên giao dịch.
2.2.2. Trường hợp thành viên giao dịch đề nghị SGDCKHN nhập lệnh hộ:
Tối thiểu 15 phút trước giờ Kết thúc nhận lệnh giao dịch, Cán bộ QLGD nhập lệnh giao dịch theo đề nghị của thành viên, cụ thể:
- Chuyển địa chỉ IP của ĐDGD của thành viên giao dịch sang máy trạm đặt tại Sở và thiết lập lại mật khẩu;
- Cán bộ QLGD thực hiện nhập lệnh giao dịch;
- Sau khi hoàn thành việc nhập lệnh, Cán bộ QLGD chuyển địa chỉ IP tại máy trạm của SGDCKHN về địa chỉ IP tại địa điểm đăng ký kết nối của thành viên giao dịch;
- Cán bộ QLGD thông báo mật khẩu truy cập cho ĐDGD qua email do thành viên giao dịch đăng ký tại Công văn đề nghị SGDCKHN nhập lệnh hộ.
Trường hợp thủ tục của thành viên giao dịch tại “Điểm 2.1.Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ thành viên giao dịch” chưa đầy đủ và hợp lệ, SGDCKHN thông báo ngay để thành viên giao dịch kịp bổ sung theo quy định.
Các trường hợp sự cố không thuộc phạm vi thành viên giao dịch được nhập lệnh trực tiếp tại Sàn theo quy định, SGDCKHN thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) về việc thành viên giao dịch không được nhập lệnh trực tiếp tại Sàn và gửi cho thành viên bằng fax; bản gốc được gửi trong ngày làm việc kế tiếp.
2.3. Bước 3: Ký biên bản
2.3.1. Trường hợp ĐDGD nhập lệnh trực tiếp tại Sàn:
Sau khi hoàn thành nhập lệnh, ĐDGD ký xác nhận Biên bản nhập lệnh trực tiếp tại Sàn (Mẫu 16a/QTTP).
2.3.2. Trường hợp thành viên giao dịch đề nghị SGDCKHN nhập lệnh hộ:
ĐDGD ký xác nhận vào Biên bản nhập lệnh hộ thành viên giao dịch (Mẫu 16b/QTTP); Bản gốc Tài liệu cần thiết tại “Điểm 2.1.Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ thành viên giao dịch” được thành viên giao dịch gửi cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) vào ngày làm việc kế tiếp.
III. QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TRÊN HỆ THỐNG GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN
A. Quản lý thông tin chung
1. Quản lý tài khoản người sử dụng cho ĐDGD
1.1. Nội dung nghiệp vụ
Thành viên giao dịch sử dụng 01 tài khoản người sử dụng được phân quyền để thực hiện cấp lại mật khẩu, tạm ngừng hoặc kích hoạt sử dụng trở lại Hệ thống Giao dịch trực tuyến và cấp hạn mức giao dịch cho các tài khoản người sử dụng.
1.2. Trình tự tác nghiệp
- Để cấp lại mật khẩu cho tài khoản người sử dụng, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý tài khoản người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản người sử dụng cần cấp lại mật khẩu và chọn “Cấp lại mật khẩu”;
+ Thực hiện nhập mật khẩu mới và chọn “Chấp nhận”.
- Để tạm ngừng/kích hoạt sử dụng trở lại cho tài khoản người sử dụng trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến, ĐDGD thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý tài khoản người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản người sử dụng cần tạm ngừng/kích hoạt;
+ Chọn chức năng “Tạm ngừng” hoặc “Kích hoạt”.
- Để thực hiện cấp/sửa hạn mức giao dịch, ĐDGD thao tác theo các bước đã được mô tả tại “Điểm 1.2.2, Mục A, Phần II”.
2. Cấp tài khoản người sử dụng cho nhà đầu tư
2.1. Nội dung nghiệp vụ
- Thành viên giao dịch có thể tạo mới và phân quyền tài khoản NSDNĐT sử dụng Hệ thống Giao dịch trực tuyến của SGDCKHN.
- Và cấp lại mật khẩu mới cho các tài khoản NSDNĐT trong trường hợp quên hoặc mất mật khẩu truy cập.
- Thành viên giao dịch có nghĩa vụ kiểm tra, đối chiếu thông tin, đảm bảo thông tin về NSDNĐT chính xác với các thông tin của NSDNĐT mà thành viên giao dịch đang lưu giữ.
2.2. Trình tự tác nghiệp
- Để tạo mới tài khoản NSDNĐT, ĐDGD thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn chức năng “Thêm mới” và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin theo “Phụ lục XVII/QTTP: Thêm mới người sử dụng nhà đầu tư” đính kèm Quy trình.
- Trong trường hợp thành viên giao dịch có nhu cầu chỉnh sửa các thông tin đã đăng ký, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản NSDNĐT cần chỉnh sửa;
+ Chọn chức năng “Sửa” và thực hiện sửa các thông tin được phép sửa.
- Để cấp quyền cho từng tài khoản NSDNĐT sử dụng Hệ thống Giao dịch trực tuyến, ĐDGD thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản người sử dụng cần phân quyền;
+ Chọn chức năng “Phân quyền chức năng” và thực hiện phân bổ quyền.
- Để cấp quyền cho một nhóm tài khoản NSDNĐT sử dụng Hệ thống Giao dịch trực tuyến, ĐDGD thao tác theo các bước phân quyền cho một nhóm tài khoản người sử dụng đã được mô tả tại “Điểm 1.2.1, Mục A, Phần II”
- Để tạm ngừng/kích hoạt sử dụng trở lại cho tài khoản NSDNĐT trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến, ĐDGD thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Quản lý người sử dụng”;
+ Chọn tài khoản NSDNĐT cần tạm ngừng/kích hoạt;
+ Chọn chức năng “Tạm ngừng” hoặc “Kích hoạt”.
3. Khởi tạo thông tin trao đổi với Vendor
Để thực hiện các thiết lập ban đầu, khởi tạo các thông số kết nối với mỗi Vendor đã được SGDCKHN khai báo vào Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD thực hiện các thao tác trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến theo các bước tương tự đã được mô tả tại “Điểm 2, Mục A, Phần II”.
4. Quản lý số dư sở hữu chứng khoán của NĐT
4.1. Nội dung nghiệp vụ
- Thành viên giao dịch được thực hiện các nghiệp vụ làm tăng giảm số dư sở hữu chứng khoán của NĐT không thông qua giao dịch hoặc đấu thầu. Các nghiệp vụ này bao gồm:
+ Ký gửi/rút chứng khoán: nhập trực tiếp giao dịch Ký gửi/rút chứng khoán; hoặc Import giao dịch ký gửi/rút chứng khoán từ excel;
+ Chuyển khoản chứng khoán;
+ Chuyển khoản theo chỉ định thu hồi của thành viên lưu ký (TVLK)
- Cho phép tra cứu số dư sở hữu chứng khoán của NĐT và các nghiệp vụ liên quan.
4.2. Trình tự tác nghiệp
- Trình tự tác nghiệp các nghiệp vụ làm tăng giảm số dư sở hữu chứng khoán của NĐT không thông qua giao dịch hoặc đấu thầu tương tự các bước đã được mô tả tại “Điểm 3, Mục A, Phần II”.
- Đối với trường hợp import giao dịch ký gửi/rút chứng khoán từ excel, ĐDGD thực hiện như sau:
+ Chọn chức năng “Import bút toán (từ file excel)” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”;
+ Chọn đường dẫn tới file excel cần import và chọn Next qua các bước trung gian cho tới khi Hệ thống Giao dịch trực tuyến đưa thông báo thành công;
+ Kiểm tra lại các giao dịch vừa import và thực hiện duyệt giao dịch tại chức năng “Phê duyệt giao dịch hạch toán” thuộc nhóm chức năng “Hạch toán số dư sở hữu chứng khoán”.
- Sau khi giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã duyệt”, số dư sở hữu chứng khoán của NĐT đã được cập nhật tăng giảm.
B. Quy trình giao dịch trực tuyến Trái phiếu Chính phủ
1. Nội dung nghiệp vụ
Thực hiện giao dịch thông thường, mua bán lại: Việc thực hiện giao dịch có thể tham khảo thêm tại Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN và Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
2. Trình tự tác nghiệp
2.1. Truy cập hệ thống
- ĐDGD và NSDNĐT phải sử dụng đúng tên tài khoản được cấp để truy cập Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Trong lần đầu sử dụng, ĐDGD và NSDNĐT phải đổi mật khẩu và bảo mật thông tin về mật khẩu này.
- Trường hợp không truy cập được, ĐDGD thông báo ngay cho cán bộ quản lý của SGDCKHN để kịp thời xử lý (trường hợp NSDNĐT không truy cập được cần thông báo ngay cho thành viên giao dịch kịp thời xử lý).
2.2. Thực hiện giao dịch mua bán thông thường (Outright)
2.2.1. Đối với hình thức thỏa thuận điện tử
2.2.1.1. Hình thức thỏa thuận điện tử toàn thị trường
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 1 - Lưu đồ nhập lệnh điện tử toàn thị trường tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình này, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- ĐDGD/NSDNĐT nhập lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến và gửi tới toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.1. Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
Bước 2. Kiểm tra các lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường”Chờ thực hiện” đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến.
- ĐDGD kiểm tra danh sách các lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường “Chờ thực hiện” do chính các ĐDGD thuộc cùng thành viên giao dịch đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
- NSDNĐT kiểm tra danh sách các lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường “Chờ thực hiện” do chính các NSDNĐT thuộc NĐT đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
Bước 3. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
+ Để thực hiện treo lệnh/treo tất cả lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh/bỏ treo tất cả lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Treo” do chính mình thao tác treo/treo tất và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
+ Để thực hiện sửa lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Sửa”. ĐDGD/NSDNĐT được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập.
+ Để thực hiện hủy lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 4. Thực hiện giao dịch thỏa thuận điện tử toàn thị trường
- ĐDGD/NSDNĐT thực hiện giao dịch bằng cách chọn lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường có trạng thái “Chờ thực hiện” trên Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày, thỏa mãn các điều kiện giao dịch mong muốn (mã trái phiếu, khối lượng, giá) để nhập tài khoản (nhà đầu tư) đối ứng và kích hoạt “Thực hiện” để xác nhận giao dịch (gửi lệnh).
- Thực hiện giao dịch được coi là hoàn thành khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch trực tuyến báo “Thành công”; khi đó lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”.
+ Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện chuyển sang trạng thái đẩy là “Đã đẩy Mua - Bán”.
+ Trường hợp thực hiện giao dịch giữa thành viên và NĐT, giao dịch đã thực hiện chuyển trạng thái đẩy là “Đã đẩy Mua” (nếu thành viên giao dịch là bên mua) hoặc “Đã đẩy Bán” (nếu thành viên giao dịch là bên bán).
+ Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 NĐT, giao dịch đã thực hiện chuyển trạng thái đẩy là “Chờ đẩy”.
Bước 5. Kiểm tra kết quả giao dịch
- Sau khi giao dịch được thực hiện thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright.
- Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện sẽ hiển thị trên Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày, với trạng thái duyệt là “Lệnh chờ xử lý”.
Bước 6. Đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch
- Trong giờ giao dịch, đối với giao dịch do NSDNĐT thực hiện, NSDNĐT phải tiến hành thao tác đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch của chính mình để phê duyệt trước khi gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh kết quả Outright trong ngày.
+ Để đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch, NSDNĐT chọn giao dịch đã thực hiện có trạng thái đẩy “Chờ đẩy” hoặc “ Đã đẩy Mua” hoặc “Đã đẩy bán” và chọn chức năng “Đẩy lệnh”.
+ Để từ chối đẩy kết quả giao dịch, NSDNĐT chọn giao dịch đã thực hiện có trạng thái đẩy “Chờ đẩy” hoặc “Đã đẩy Mua” hoặc “Đã đẩy bán” và chọn chức năng “Từ chối đẩy lệnh”.
- Thao tác đẩy lệnh được coi là hoàn tất khi trạng thái đẩy của giao dịch đã thực hiện chuyển sang “Đã đẩy Mua - Bán “; khi đó NĐT và thành viên giao dịch của chính NĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện tại Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày.
Bước 7. Phê duyệt giao dịch gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD hai bên đối tác mua và bán thực hiện phê duyệt các giao dịch đã thực hiện của chính thành viên và của NĐT đã đẩy cho thành viên giao dịch để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa.
- Tùy thuộc các thông tin đăng ký kết nối với Vendor đã được thiết lập tại “Điểm 2.2.1, Mục A, Phần II”, giao dịch đã thực hiện phải phê duyệt qua một cấp hoặc hai cấp hoặc không cần phê duyệt.
- Trường hợp không phải phê duyệt, giao dịch đã thực hiện sẽ có trạng thái duyệt là “Đã duyệt”
- Trường hợp giao dịch đã thực hiện phải phê duyệt, ĐDGD thao tác như sau:
+ Chọn chức năng “Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày” thuộc nhóm chức năng “Sổ lệnh trên E-BTS”.
+ Chọn giao dịch đã thực hiện cần phê duyệt và chọn chức năng “Duyệt” hoặc “Từ chối duyệt”.
- Thao tác duyệt lệnh được coi là hoàn tất khi trạng thái duyệt của giao dịch đã thực hiện chuyển sang “Đã duyệt” hoặc “Từ chối duyệt”
Bước 8. Kiểm tra kết quả giao dịch đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Sau khi ĐDGD bên mua và bên bán duyệt lệnh thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên “Sổ lệnh tổng hợp giao dịch Outright từ BTS”.
2.2.1.2.Hình thức thỏa thuận điện tử tùy chọn
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 2, Lưu đồ nhập lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repo trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh yêu cầu chào giá (lệnh Inquiry)
- ĐDGD/NSDNĐT nhập lệnh Inquiry và gửi một, một số thành viên, NĐT hoặc toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.2. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
Bước 2. Kiểm tra lệnh Inquiry đã nhập và nhận được
- ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra tính chính xác của các lệnh Inquiry đã nhập và các lệnh Inquiry nhận được trên Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
Bước 3. Đóng, sửa, hủy, treo, bỏ treo lệnh Inquiry chờ chào giá
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác đóng, sửa, hủy, treo, bỏ treo lệnh Inquiry do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
+ Để thực hiện đóng lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng “Đóng”.
+ Để thực hiện sửa lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Sửa”. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập.
+ Để thực hiện hủy lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Hủy”.
+ Để thực hiện treo lệnh/treo tất cả lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh/bỏ treo tất cả lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Treo” do chính mình thao tác treo/treo tất và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
Bước 4. Nhập lệnh chào với cam kết chắc chắn (lệnh Firm)
- ĐDGD/NSDNĐT chọn các lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” gửi cho chính mình trên Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày để thực hiện tạo và gửi lệnh Firm.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/1/1.3. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN.
- Ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Firm là ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Inquiry tương ứng.
Bước 5. Kiểm tra lệnh Firm đã nhập và nhận được
- ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra tính chính xác của các lệnh Firm đã nhập và các lệnh Firm nhận được trên Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
Bước 6. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm “Chờ thực hiện”
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
+ Để thực hiện treo/treo tất cả lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo/bỏ treo tất cả lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Treo” và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
+ Để thực hiện sửa lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Sửa”. ĐDGD/NSDNĐT được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập.
+ Để thực hiện hủy lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 7. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD/NSDNĐT gửi lệnh giao dịch Inquiry thực hiện giao dịch bằng cách chọn lệnh Firm có trạng thái “Chờ thực hiện” trong danh sách các lệnh gửi đến cho mình trên Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh. Trường hợp ĐDGD thực hiện lệnh, thông tin Tài khoản NĐT nhập vào phải khớp với thông tin Môi giới, Tự doanh hoặc Nhập hộ mà ĐDGD đã đưa ra trong lệnh Inquiry.
- Thực hiện giao dịch được coi là hoàn thành khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch trực tuyến báo “Thành công”; khi đó lệnh Firm chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, trạng thái đẩy và trạng thái duyệt của giao dịch đã thực hiện được mô tả tại “Bước 4, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 8. Kiểm tra kết quả giao dịch
- Sau khi giao dịch đã thực hiện thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright trong ngày.
- Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện sẽ hiển thị trên Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày, với có trạng thái duyệt là “Lệnh chờ xử lý”.
Bước 9. Đẩy kết quả giao dịch cho thành viên giao dịch
- Trong giờ giao dịch, đối với giao dịch do NSDNĐT thực hiện, NSDNĐT phải tiến hành thao tác đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch của chính mình theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 6, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 10. Phê duyệt giao dịch gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD hai bên đối tác mua và bán thực hiện phê duyệt các giao dịch đã thực hiện của chính thành viên và của NĐT đã đẩy cho thành viên giao dịch theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 11. Kiểm tra kết quả giao dịch đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Sau khi ĐDGD bên mua và bên bán duyệt lệnh thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên “Sổ lệnh tổng hợp giao dịch Outright từ BTS”.
2.2.2. Đối với hình thức thỏa thuận thông thường
Để thực hiện lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 3, Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repo trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh báo cáo giao dịch
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập lệnh Báo cáo giao dịch vào Hệ thống Giao dịch từ xa và gửi đích danh cho ĐDGD/NSDNĐT của đối tác mà ĐDGD/NSDNĐT đã thỏa thuận.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần I/2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
Bước 2. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh báo cáo giao dịch do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày.
+ Để thực hiện treo lệnh/treo tất cả lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh/bỏ treo tất cả lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh có trạng thái “Treo” do chính mình thao tác treo/treo tất và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
+ Để thực hiện sửa lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Sửa”. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập.
+ Để thực hiện hủy lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 3. Thực hiện giao dịch
- Tại Sổ lệnh chờ thực hiện Outright trong ngày, ĐDGD/NSDNĐT đối tác chọn lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng thực hiện để xác nhận lệnh báo cáo giao dịch.
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập tài khoản NĐT của khách hàng hoặc của chính mình và gửi lệnh.
- Thực hiện giao dịch được coi là hoàn thành khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch trực tuyến báo “Thành công”; khi đó lệnh báo cáo giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, trạng thái đẩy và trạng thái duyệt của giao dịch đã thực hiện được mô tả tại “Bước 4, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 4. Kiểm tra kết quả giao dịch
- Sau khi giao dịch đã thực hiện thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright trong ngày.
- Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện sẽ hiển thị trên Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày và có trạng thái duyệt là “Lệnh chờ xử lý”.
Bước 5. Đẩy kết quả giao dịch cho thành viên giao dịch
- Trong giờ giao dịch, đối với giao dịch do NSDNĐT thực hiện, NSDNĐT phải tiến hành thao tác đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch của chính mình theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 6, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh kết quả Outright trong ngày.
Bước 6. Phê duyệt giao dịch gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD bên mua và bên bán thực hiện phê duyệt các giao dịch đã thực hiện của chính thành viên và của NĐT đã đẩy cho thành viên giao dịch theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 7. Kiểm tra kết quả giao dịch đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Sau khi ĐDGD bên mua và bên bán duyệt lệnh thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên “Sổ lệnh tổng hợp giao dịch Outright từ BTS”.
2.3. Thực hiện giao dịch mua bán lại (Repos)
2.3.1. Đối với hình thức thỏa thuận điện tử
Để thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử Repos, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 2, Lưu đồ nhập lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repos trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến TPCP đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh yêu cầu chào giá (lệnh Inquiry)
- ĐDGD/NSDNĐT nhập lệnh Inquiry và gửi một, một số thành viên hoặc toàn thị trường.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/1/1.1. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- Sau khi nhập các thông tin của lệnh, Hệ thống Giao dịch trực tuyến tự động tính và kiểm tra tính hợp lệ của Ngày thanh toán lần 2. Nếu Ngày thanh toán lần 2 là ngày nghỉ, Hệ thống Giao dịch trực tuyến đưa ra thông báo và yêu cầu nhập lại kỳ hạn Repos.
Bước 2. Kiểm tra lệnh Inquiry đã nhập và nhận được
- ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra tính chính xác của các lệnh Inquiry đã nhập và các lệnh Inquiry nhận được trên Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày.
Bước 3. Đóng, sửa, hủy, treo, bỏ treo lệnh Inquiry chờ chào giá
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác đóng, sửa, hủy lệnh Inquiry do chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày.
+ Để đóng lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng “Đóng”.
+ Để sửa lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng “Sửa”. Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD/NSDNĐT được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập.
+ Để hủy lệnh Inquiry, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 4. Nhập lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm)
- Hệ thống Giao dịch trực tuyến cho phép thành viên thực hiện giao dịch Repos với nhiều mã TPCP trong một lệnh.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/1/1.2.Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến TPCP đính kèm Quy trình.
- ĐDGD/NSDNĐT chọn các lệnh Inquiry có trạng thái “Chờ chào giá” gửi cho chính mình trên Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày để thực hiện tạo và gửi lệnh Firm.
- Ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Firm là ngày bắt đầu giao dịch của lệnh Inquiry tương ứng.
Bước 5. Kiểm tra lệnh Firm đã nhập và nhận được
- ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra tính chính xác của các lệnh Firm đã nhập và các lệnh Firm nhận được trên Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày.
Bước 6. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm chờ thực hiện
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Firm do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày.
+ Để thực hiện treo lệnh/treo tất cả lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh/bỏ treo tất cả lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Treo” và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
+ Để thực hiện sửa lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Sửa”.
● ĐDGD/NSDNĐT được phép sửa tất cả các thông tin lệnh mà mình đã nhập;
● ĐDGD/NSDNĐT có thể bổ sung hoặc giảm số mã TPCP trong một lệnh, tuy nhiên cần đảm bảo yêu cầu tổng giá trị giao dịch theo mệnh giá của tất cả các mã TPCP trong lệnh phải bằng giá trị giao dịch theo mệnh giá của lệnh Inquiry.
+ Để thực hiện hủy lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” hoặc “Treo” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 7. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD/NSDNĐT thực hiện giao dịch bằng cách lựa chọn lệnh Firm có trạng thái “Chờ thực hiện” gửi đến cho mình trên Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh. Trường hợp ĐDGD thực hiện lệnh, thông tin tài khoản NĐT nhập vào phải chính xác với thông tin Môi giới hoặc Tự doanh và Nhập hộ mà ĐDGD đã đưa ra trong lệnh Inquiry.
- Thực hiện giao dịch được coi là hoàn thành khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch trực tuyến báo “Thành công”; khi đó lệnh Firm chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, trạng thái đẩy và trạng thái duyệt của giao dịch đã thực hiện được mô tả tại “Bước 4, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 8. Kiểm tra kết quả giao dịch
- Sau khi giao dịch đã thực hiện thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Repos trong ngày.
- Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện sẽ hiển thị trên Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày, với có trạng thái duyệt là “Lệnh chờ xử lý”.
Bước 9. Đẩy kết quả giao dịch cho thành viên giao dịch
- Trong giờ giao dịch, đối với giao dịch do NSDNĐT thực hiện, NSDNĐT phải tiến hành thao tác đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch của chính mình theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 6, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh kết quả Repos trong ngày.
Bước 10. Phê duyệt giao dịch gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD hai bên đối tác mua và bán thực hiện phê duyệt các giao dịch đã thực hiện của chính thành viên và của NĐT đã đẩy cho thành viên giao dịch theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ kiểm soát Repos trong ngày.
Bước 11. Kiểm tra kết quả giao dịch đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Sau khi ĐDGD bên mua và bên bán duyệt lệnh thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên “Sổ lệnh tổng hợp giao dịch Repos từ BTS”.
2.3.2. Đối với hình thức thỏa thuận thông thường
Để thực hiện lệnh Báo cáo giao dịch Repos, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình của lệnh tại Lưu đồ 3, Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repos trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Nhập lệnh Báo cáo giao dịch
- Hệ thống Giao dịch trực tuyến cho phép thành viên thực hiện giao dịch Repos với nhiều mã TPCP trong một lệnh.
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập lệnh Báo cáo giao dịch vào Hệ thống giao dịch trực tuyến và gửi đích danh cho ĐDGD/NSDNĐT của đối tác mà ĐDGD/NSDNĐT đã thỏa thuận.
- Nội dung nhập chi tiết đã được mô tả tại phần II/2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch trong Phụ lục X/QTTP Hướng dẫn nhập lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình.
- Sau khi nhập đủ các thông tin của lệnh, Hệ thống Giao dịch trực tuyến tự động tính và kiểm tra tính hợp lệ của Ngày thanh toán lần 2. Nếu Ngày thanh toán lần 2 là ngày nghỉ, Hệ thống Giao dịch trực tuyến đưa ra thông báo và yêu cầu nhập lại kỳ hạn Repos.
Bước 2. Treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch “Chờ thực hiện”
- ĐDGD/NSDNĐT được phép tiến hành thao tác treo, bỏ treo, sửa, hủy lệnh Báo cáo giao dịch do chính mình nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ thực hiện Repos trong ngày.
+ Để thực hiện treo lệnh/treo tất cả lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn các lệnh Firm ở trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Treo”/”Treo tất”.
+ Để thực hiện bỏ treo lệnh/bỏ treo tất cả lệnh Firm, ĐDGD/NSDNĐT chọn các lệnh Firm ở trạng thái “Treo” và chọn chức năng “Bỏ treo”/”Bỏ treo tất”.
+ Để thực hiện sửa lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Sửa”.
● Ngoại trừ thông tin về Thị trường của lệnh, ĐDGD/NSDNĐT được phép sửa tất cả các thông tin còn lại mà mình đã nhập;
● ĐDGD/NSDNĐT có thể bổ sung hoặc giảm số mã TPCP trong một lệnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo yêu cầu tổng giá trị giao dịch theo mệnh giá của tất cả các mã TPCP trong lệnh phải bằng giá trị giao dịch theo mệnh giá của lệnh.
+ Để thực hiện hủy lệnh báo cáo giao dịch, ĐDGD/NSDNĐT chọn lệnh báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” và chọn chức năng “Hủy”.
Bước 3. Thực hiện giao dịch
- ĐDGD/NSDNĐT đối tác thực hiện giao dịch bằng cách lựa chọn lệnh Báo cáo giao dịch có trạng thái “Chờ thực hiện” trên Sổ lệnh Báo cáo giao dịch Repos trong ngày và chọn chức năng thực hiện.
- ĐDGD/NSDNĐT tiến hành nhập thông tin Tài khoản NĐT và gửi lệnh.
- Thực hiện giao dịch được coi là hoàn thành khi việc gửi lệnh được Hệ thống Giao dịch trực tuyến báo “Thành công”; khi đó lệnh báo cáo giao dịch chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, trạng thái đẩy và trạng thái duyệt của giao dịch đã thực hiện được mô tả tại “Bước 4, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 4. Kiểm tra kết quả giao dịch
- Sau khi giao dịch đã thực hiện thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra kết quả giao dịch trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Repos trong ngày.
- Trường hợp thực hiện giao dịch giữa 02 thành viên giao dịch, giao dịch đã thực hiện sẽ hiển thị trên Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày và có trạng thái duyệt là “Lệnh chờ xử lý”.
Bước 5. Đẩy kết quả giao dịch cho thành viên giao dịch
- Trong giờ giao dịch, đối với giao dịch do NSDNĐT thực hiện, NSDNĐT phải tiến hành thao tác đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch của chính mình theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 6, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh kết quả Repos trong ngày.
Bước 6. Phê duyệt giao dịch gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong giờ giao dịch, ĐDGD hai bên đối tác mua và bán thực hiện phê duyệt các giao dịch đã thực hiện của chính thành viên và của NĐT đã đẩy cho thành viên giao dịch theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Các thao tác này được thực hiện tại Sổ lệnh chờ kiểm soát Repos trong ngày
Bước 7. Kiểm tra kết quả giao dịch đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Sau khi ĐDGD bên mua và bên bán duyệt lệnh thành công, ĐDGD/NSDNĐT kiểm tra giao dịch đã thực hiện gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa trên “Sổ lệnh tổng hợp giao dịch Repos từ BTS”.
C. Quy trình giao dịch thông qua Hệ thống của Vendor
Trình tự tiếp nhận, kiểm tra và xử lý các giao dịch nhận về từ Hệ thống của Vendor được thực hiện theo mô tả tại “Mục C, Phần II”.
D. Sửa, hủy giao dịch đã thực hiện trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến
1. Sửa, hủy giao dịch đã thực hiện trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến
ĐDGD/NSDNĐT có thể tiến hành thao tác sửa hoặc hủy giao dịch Outright, Repos đã thực hiện của chính mình đã nhập vào Hệ thống Giao dịch trực tuyến trong các trường hợp sau:
- NĐT từ chối đẩy giao dịch đã thực hiện cho thành viên giao dịch;
- Thành viên giao dịch từ chối duyệt giao dịch đã thực hiện;
- Thành viên giao dịch bên mua và bên bán đã duyệt giao dịch đã thực hiện để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa. Các giao dịch đã thực hiện trong ngày đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa sẽ không được hủy lệnh.
Để thực hiện sửa hoặc hủy giao dịch đã thực hiện, ĐDGD/NSDNĐT có thể tham khảo thêm về quy trình sửa, hủy lệnh tại Lưu đồ 4a, Lưu đồ sửa lệnh đã thực hiện Outright và Repo trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Thống nhất sửa hoặc hủy lệnh:
- ĐDGD/NSDNĐT bên mua và bên bán thông qua công cụ trao đổi thông tin trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến hoặc tự liên hệ bằng các phương tiện trao đổi thông tin khác để thỏa thuận với nhau về việc sửa hoặc hủy lệnh giao dịch.
- Đối với lệnh giao dịch do NSDNĐT nhập và đã được gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa, NSDNĐT phải thông báo cho ĐDGD của thành viên giao dịch về việc sửa hoặc hủy giao dịch.
Bước 2. Thực hiện sửa hoặc hủy lệnh
- Trường hợp sửa lệnh giao dịch đã thực hiện trong ngày và đã được gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD của thành viên gây lỗi gửi fax cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các giấy tờ đã mô tả tại “Bước 2, Điểm 1, Mục D, Phần II”;
- ĐDGD/NSDNĐT của thành viên gây lỗi xác định lệnh cần sửa hoặc hủy trên Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright, Repos trong ngày tương ứng; thực hiện sửa hoặc hủy lệnh; gửi lệnh sửa hoặc lệnh hủy cho bên đối tác xác nhận.
Bước 3. ĐDGD/NSDNĐT bên đối tác xác nhận lệnh sửa hoặc lệnh hủy gửi tới tại Sổ lệnh kết quả giao dịch Outright, Repos trong ngày.
- Trường hợp bên Mua và bên Bán cùng ĐDGD: sau khi gửi lệnh sửa hoặc lệnh hủy, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Chấp nhận hủy”.
- Các trường hợp còn lại:
+ Nếu bên đối tác chấp nhận sửa hoặc hủy lệnh: ĐDGD/NSDNĐT bên đối tác chọn lệnh sửa hoặc hủy ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” hoặc “Chờ xác nhận hủy” tương ứng và thực hiện “Xác nhận”. Sau khi xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”; lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Chấp nhận hủy”;
+ Nếu bên đối tác không chấp nhận sửa hoặc hủy: ĐDGD/NSDNĐT bên đối tác chọn lệnh sửa hoặc lệnh hủy ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” hoặc “Chờ xác nhận hủy” và thực hiện “Từ chối xác nhận”. Sau khi từ chối xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không xác nhận sửa”, lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Không xác nhận hủy”, đồng thời kết thúc quy trình sửa hoặc hủy lệnh đã thực hiện.
Bước 4. Đẩy lệnh sửa hoặc hủy cho thành viên giao dịch (chỉ thực hiện trong trường hợp NSDNĐT sửa hoặc hủy lệnh và lệnh sửa hoặc hủy đã được hai bên đối tác chấp nhận)
- Trong phiên giao dịch, NSDNĐT thực hiện đẩy lệnh sửa hoặc lệnh hủy cho thành viên giao dịch theo trình tự tác nghiệp đã mô tả tại “Bước 6, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 5. ĐDGD bên mua và bên bán phê duyệt lệnh sửa hoặc lệnh hủy để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- Trong phiên giao dịch, ngoại trừ trường hợp hủy lệnh giao dịch chưa gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD bên mua và bên bán phải thực hiện phê duyệt lệnh sửa hoặc hủy của chính thành viên giao dịch và của NĐT đã đẩy cho chính thành viên giao dịch.
- ĐDGD thực hiện phê duyệt lệnh sửa hoặc lệnh hủy theo các bước tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”. Bước 6. SGDCKHN kiểm soát sửa lệnh (chỉ thực hiện trong trường hợp sửa lệnh giao dịch đã thực hiện trong ngày và được ĐDGD bên mua và bên bán đồng ý sửa lệnh) theo trình tự đã được mô tả tại “Bước 4, Điểm 1, Mục D, Phần II”.
2. Sửa giao dịch đã thực hiện trong ngày gửi ra từ Hệ thống Giao dịch từ xa
Trong phiên giao dịch, để thực hiện sửa giao dịch đã thực hiện Outright, Repos trong ngày, giao dịch Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán gửi ra từ Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình sửa lệnh tại Lưu đồ 4b, Lưu đồ sửa lệnh đã thực hiện Outright và Repo trong ngày tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến tại SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Thống nhất nội dung lệnh sửa:
- ĐDGD hai bên đối tác Mua và Bán thông qua công cụ trao đổi thông tin trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến hoặc tự liên hệ bằng các phương tiện trao đổi thông tin khác để thỏa thuận với nhau về việc sửa lệnh giao dịch.
Bước 2. Thực hiện sửa lệnh
- Để sửa lệnh đã thực hiện Outright và Repos trong ngày, ĐDGD của thành viên bên gây lỗi thao tác như sau:
+ Gửi fax cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) các giấy tờ đã mô tả tại “Bước 2, Điểm 1, Mục D, Phần II”;
+ Xác định lệnh lỗi cần sửa trên Sổ sửa/hủy lệnh kết quả Outright, Repos từ BTS; thực hiện sửa các thông tin nhập lỗi; gửi lệnh sửa cho bên đối tác xác nhận.
- Để sửa lệnh Repos lần 2 chưa đến hạn thanh toán, ĐDGD của thành viên giao dịch có nhu cầu sửa lệnh thao tác như sau:
+ Gửi fax cho SGDCKHN (Phòng Thị trường trái phiếu) giấy tờ đã mô tả tại “Bước 2, Điểm 2, Mục D, Phần II”;
+ Xác định lệnh có nhu cầu sửa trên Sổ sửa lệnh Repos lần 2 từ BTS; thực hiện sửa các thông tin nhập lỗi; gửi lệnh sửa cho bên đối tác xác nhận.
Bước 3. ĐDGD của thành viên đối tác xác nhận lệnh sửa được gửi tới
- Trường hợp bên Mua và bên Bán cùng ĐDGD: sau khi gửi lệnh sửa, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”.
- Trường hợp bên Mua và bên Bán khác ĐDGD:
+ Nếu bên đối tác chấp nhận sửa: ĐDGD bên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” và thực hiện “Xác nhận”. Sau xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”;
+ Nếu bên đối tác không chấp nhận sửa: ĐDGD bên đối tác chọn lệnh sửa trạng thái “Chờ xác nhận sửa” và thực hiện “Từ chối xác nhận”. Sau khi từ chối xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không xác nhận sửa”, đồng thời kết thúc quy trình sửa lệnh đã thực hiện.
Bước 4. ĐDGD hai bên đối tác mua và bán phê duyệt lệnh sửa để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- ĐDGD thực hiện phê duyệt lệnh sửa theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”.
Bước 5. SGDCKHN kiểm soát sửa lệnh (chỉ thực hiện trong trường hợp ĐDGD bên mua và bên bán đồng ý sửa lệnh) theo trình tự tác nghiệp đã được mô tả tại “Bước 4, Điểm 1, Mục D, Phần II” và “Bước 4, Điểm 2, Mục D, Phần II”.
3. Sửa, hủy giao dịch đã thực hiện tương lai gửi ra từ Hệ thống giao dịch từ xa
Để thực hiện sửa, hủy giao dịch Outright, Repos đã thực hiện có hiệu lực trong tương lai gửi ra từ Hệ thống Giao dịch từ xa, ĐDGD có thể tham khảo thêm về quy trình sửa,hủy lệnh tại Lưu đồ 5, Lưu đồ sửa/hủy lệnh tương lai từ hệ thống giao dịch từ xa tại Phụ lục XI/QTTP Lưu đồ lệnh đối với giao dịch trực tuyến của SGDCKHN đính kèm Quy trình, cụ thể thao tác như sau:
Bước 1. Thống nhất sửa hoặc hủy:
- ĐDGD hai bên đối tác Mua và Bán thông qua công cụ trao đổi thông tin trên Hệ thống Giao dịch trực tuyến hoặc tự liên hệ bằng các phương tiện trao đổi thông tin khác để thỏa thuận với nhau về việc sửa hoặc hủy lệnh giao dịch.
Bước 2. Thực hiện sửa hoặc hủy lệnh
- Sau khi ĐDGD hai bên đối tác mua và bán đã thống nhất xong, ĐDGD của thành viên bên gây lỗi xác định lệnh lỗi cần sửa hoặc hủy trên Sổ sửa/hủy lệnh kết quả Outright, Repos từ BTS; thực hiện sửa các thông tin nhập lỗi hoặc hủy lệnh; gửi lệnh sửa hoặc hủy cho bên đối tác xác nhận.
Bước 3. ĐDGD của thành viên đối tác xác nhận lệnh sửa hoặc lệnh hủy được gửi tới
- Trường hợp bên Mua và bên Bán cùng ĐDGD: sau khi gửi lệnh sửa hoặc lệnh hủy, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”, lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Chấp nhận hủy”.
- Các trường hợp còn lại:
+ Nếu bên đối tác chấp nhận sửa hoặc hủy lệnh: ĐDGD bên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” hoặc lệnh hủy ở trạng thái “Chờ xác nhận hủy” và thực hiện “Xác nhận”. Sau xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Đã thực hiện”; lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Chấp nhận hủy”;
+ Nếu bên đối tác không chấp nhận sửa hoặc hủy: ĐDGD/NSDNĐT bên đối tác chọn lệnh sửa ở trạng thái “Chờ xác nhận sửa” hoặc lệnh hủy ở trạng thái “Chờ xác nhận hủy” và thực hiện “Từ chối xác nhận”. Sau khi từ chối xác nhận, lệnh sửa chuyển sang trạng thái “Không xác nhận sửa”, lệnh hủy chuyển sang trạng thái “Không xác nhận hủy”, đồng thời kết thúc quy trình sửa hoặc hủy lệnh đã thực hiện tại đây.
Bước 4. ĐDGD bên mua và bên bán phê duyệt lệnh sửa, lệnh hủy để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa
- ĐDGD thực hiện phê duyệt lệnh sửa theo trình tự tác nghiệp được mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”;
E. Các chức năng khác trên Hệ thống Giao dịch Trực tuyến
1. Tra cứu thông tin
- Tùy theo quyền thành viên giao dịch cấp cho ĐDGD của mình, ĐDGD có thể tiến hành tra cứu các thông tin được gửi ra từ Hệ thống Giao dịch từ xa theo được mô tả tại “Điểm 1, Mục E, Phần II”.
- Việc tra cứu thông tin về hoạt động giao dịch trên từ Hệ thống Giao dịch trực tuyến được thực hiện như sau:
+ Đối với thông tin giao dịch trong ngày: thực hiện tra cứu thông tin tại các Sổ lệnh tổng hợp giao dịch trong ngày, sổ lệnh giao dịch Outright, Repos trong ngày;
+ Đối với thông tin giao dịch nhiều ngày: thực hiện tra cứu thông tin tại các Sổ lệnh tổng hợp giao dịch nhiều ngày, sổ lệnh giao dịch Outright, Repos nhiều ngày;
2. Tiện ích
- Hệ thống Giao dịch trực tuyến cung cấp các tiện ích hỗ trợ thành viên giao dịch trong hoạt động kinh doanh trên thị trường TPCP, bao gồm: Công cụ tính giá, xem và in phiếu lệnh, báo cáo giao dịch. Cách thức sử dụng tiện ích này tham khảo tại “Điểm 2.1, Mục E, Phần II” và “Điểm 2.3, Mục E, Phần II”
- Ngoài ra, Hệ thống Giao dịch trực tuyến cung cấp tiện ích cho phép ĐDGD Import lệnh chào giá với cam kết chắc chắn từ file excel để gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa. ĐDGD thao tác theo trình tự tác nghiệp như sau:
+ Thực hiện download biểu mẫu file excel import từ chức năng “Import dữ liệu chào giá” và nhập thông tin vào biểu mẫu file excel.
+ Thực hiện Import lệnh chào giá từ biểu mẫu file excel. Sau khi Import thành công, ĐDGD có thể kiểm tra danh sách lệnh chào giá đã import thành công tại Sổ lệnh Import chào giá và Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày.
+ Thực hiện phê duyệt danh sách lệnh chào giá đã import tại Sổ lệnh chờ kiểm soát Outright trong ngày theo trình tự tác nghiệp đã mô tả tại “Bước 7, Điểm 2.2.1.1, Mục B, Phần III”
+ Sau khi duyệt thành công, ĐDGD có thể kiểm tra danh sách lệnh chào giá đã gửi vào Hệ thống Giao dịch từ xa dưới hình thức lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường Outright tại Sổ lệnh Outright đã chuyển vào BTS.
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐĂNG KÝ KẾT NỐI VỚI
VENDOR
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
STT |
Trường thông tin |
Nội dung |
1 |
Mã Vendor |
- Trường thông tin này sẽ hiển thị những mã Vendor đã được SGDCKHN khai báo, ĐDGD chỉ được phép chọn một trong số các mã Vendor được hiển thị lên. - ĐDGD không được phép sửa thông tin này. |
2 |
Tên Vendor |
- Tên Vendor sẽ được hiển thị theo mã Vendor mà ĐDGD thực hiện chọn ở trên. - ĐDGD không được phép sửa thông tin này. |
3 |
Công cụ giao dịch |
- Công cụ giao dịch có thể bao gồm: outright, repos. Thông tin này đã được SGDCKHN khai báo cho Vendor. - ĐDGD có thể chọn trong số các công cụ giao dịch đã được SGDCKHN khai báo cho Vendor. - ĐDGD được phép sửa thông tin này. |
4 |
Kiểm soát Back office |
- ĐDGD chọn các giao dịch nhận về từ Hệ thống Vendor có qua bộ phận Back office và Front office kiểm soát hay không. - ĐDGD được phép sửa thông tin này. |
5 |
Kiểm soát Front office |
|
6 |
Ngày bắt đầu |
- Trường hợp đăng ký kết nối đã có hiệu lực, ĐDGD không được phép sửa trường Ngày bắt đầu. - Trường hợp đăng ký kết nối chưa có hiệu lực, ĐDGD được phép sửa cả 2 thông tin. |
7 |
Ngày kết thúc |
THÊM MỚI THÔNG TIN
NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
I. Thông tin cơ bản |
|
Loại hình tài khoản |
- Trường thông tin này hiển thị các giá trị là cá nhân hoặc tổ chức. ĐDGD chọn một trong số loại hình tài khoản trên. |
Hình thức tài khoản |
- Trường thông tin này hiển thị các giá trị là nội bộ hay khách hàng. ĐDGD chọn một trong số hình thức tài khoản trên. - Mỗi thành viên giao dịch chỉ có duy nhất một tài khoản có hình thức là nội bộ, và có thể có nhiều tài khoản có hình thức là khách hàng. |
Trong nước/Nước ngoài |
- Trường thông tin này hiển thị các giá trị là trong nước hay nước ngoài. ĐDGD chọn hoặc trong nước hoặc nước ngoài. |
Điện thoại |
|
Nhóm tài khoản |
- Trường thông tin này hiển thị các giá trị: Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Định chế tài chính, hoặc Quỹ đầu tư. - ĐDGD chọn một trong số các nhóm trên |
Quốc tịch |
ĐDGD nhập quốc tịch của người sở hữu tài khoản |
Fax |
|
Tên nhà đầu tư |
|
Địa chỉ |
|
Tài khoản đăng nhập nhà đầu tư |
Trường thông tin này sinh tự động. ĐDGD không phải nhập |
Địa chỉ Email |
ĐDGD có thể nhập một hoặc nhiều địa chỉ Email. |
II. Thông tin chi tiết |
|
Các trường thông tin phải nhập nếu loại hình tài khoản là cá nhân |
|
Số CMT/Hộ chiếu |
|
Ngày cấp CMT/Hộ chiếu |
|
Nơi cấp CMT/Hộ chiếu |
|
Các trường thông tin phải nhập nếu loại hình tài khoản là tổ chức |
|
Số Giấy phép thành lập |
|
Ngày cấp Giấy phép thành lập |
|
Đơn vị cấp Giấy phép thành lập |
|
Giấy phép đăng ký kinh doanh |
|
Ngày cấp đăng ký kinh doanh |
|
Đơn vị cấp đăng ký kinh doanh |
|
Số lượng tài khoản lưu ký |
Trường thông tin này sinh tự động. ĐDGD không phải nhập |
Dùng CA |
|
III.Thông tin giao dịch trực tuyến |
|
Sử dụng EBTS |
ĐDGD lựa chọn việc NĐT có sử dụng E-BTS hay không. |
IV. Thông tin đăng ký lưu ký |
|
Số tài khoản lưu ký |
- ĐDGD nhập vào Số tài khoản lưu ký - ĐDGD chỉ được sửa Số tài khoản lưu ký khi Số tài khoản lưu ký chưa được sử dụng trong các nghiệp vụ khác. |
Nơi mở tài khoản lưu ký |
|
Tên nhà đầu tư |
|
Số đăng ký sở hữu |
|
Nơi cấp số đăng ký sở hữu |
|
Ngày cấp số đăng ký sở hữu |
|
Tên người đại diện |
|
Quốc tịch nhà đầu tư |
|
Tài khoản mặc định |
|
Phê duyệt |
- Trường thông tin này hiển thị các giá trị: Có duyệt, không duyệt. - Trường hợp ĐDGD chọn Không duyệt, các giao dịch xuất phát từ Số tài khoản lưu ký này khi gửi về từ Vendor sẽ bỏ qua bước phê duyệt của ĐDGD, sẵn sàng chuyển vào Hệ thống Giao dịch từ xa |
Trạng thái tài khoản |
|
Điện thoại |
|
Địa chỉ |
|
PHÂN QUYỀN PHÊ DUYỆT
LỆNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
Chế độ duyệt |
- Hệ thống Giao dịch tự động hiển thị các chế độ duyệt bao gồm: Không kiểm soát, Được kiểm soát tất cả, Kiểm soát theo nhóm định trước. - ĐDGD chọn một trong số các chế độ ở trên. |
Kiểm soát Front office |
ĐDGD được phân quyền duyệt với vai trò là Front office hay Back office |
Kiểm soát Back office |
|
Danh sách nhà đầu tư được duyệt |
Khi ĐDGD chọn Kiểm soát theo nhóm định trước thì trường thông tin này sẽ được hiển thị các nhà đầu tư đã được khai báo để ĐDGD chọn. |
Ngày bắt đầu |
Khoảng ngày có hiệu lực để ĐDGD được phân quyền có quyền duyệt lệnh |
Ngày kết thúc |
|
Trạng thái |
Trường thông tin này tự động sinh. Trạng thái có thể là Chưa hiệu lực, Đang hiệu lực hoặc Hết hiệu lực. |
GÁN MÃ ĐỊNH DANH CHO
NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
Mã Vendor |
- ĐDGD chọn một trong số những mã Vendor đã được khai báo - ĐDGD không được phép sửa thông tin này. |
Tên Vendor |
Hệ thống tự hiển thị khi ĐDGD chọn mã Vendor |
Tài khoản đăng nhập nhà đầu tư |
ĐDGD chọn một trong số những tài khoản đăng nhập nhà đầu tư đã khai báo nhưng chưa thiết lập mã định danh |
Mã định danh nhà đầu tư |
ĐDGD nhập mã định danh do Vendor cấp |
Ngày bắt đầu |
Là khoảng ngày có hiệu lực của mã định danh - Trường hợp mã định danh Vendor của NĐT đã có hiệu lực, ĐDGD không được phép sửa trường Ngày bắt đầu. - Trường hợp mã định danh Vendor của NĐT chưa có hiệu lực, ĐDGD được phép sửa cả 02 thông tin. |
Ngày kết thúc |
KÝ GỬI/RÚT CHỨNG
KHOÁN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
I. Thông tin chung |
|
Mã thành viên |
Hệ thống tự động hiển thị, mặc định là chính thành viên |
Nhà đầu tư |
ĐDGD lựa chọn 01 nhà đầu tư hoặc chính thành viên sẽ thực hiện nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán |
Tài khoản giao dịch |
ĐDGD lựa chọn 01 tài khoản lưu ký của nhà đầu tư sẽ thực hiện nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán |
Số đăng ký sở hữu |
Hệ thống tự động hiển thị sau khi ĐDGD lựa chọn tài khoản giao dịch |
Ngày cấp số đăng ký sở hữu |
|
Nơi cấp số đăng ký sở hữu |
|
Loại hình |
ĐDGD lựa chọn loại hình sẽ thực hiện bao gồm: Ký gửi chứng khoán; Rút chứng khoán; Chuyển khoản GTCG từ VSD sang SBV; Chuyển khoản GTCG từ SBV sang VSD; Khác |
Bút toán tăng giảm |
- Trường hợp thực hiện loại hình “Khác”, ĐDGD sẽ phải chọn bút toán “Tăng” hoặc “Giảm” - Các loại hình còn lại, Hệ thống tự động hiển thị. |
Ngày hiệu lực |
Ngày sẽ thực hiện nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán |
Ghi chú |
|
II. Thông tin chi tiết |
|
Mã trái phiếu |
ĐDGD lựa chọn mã trái phiếu sẽ được sử dụng |
Mệnh giá; Phương thức trả lãi; Ngày đáo hạn; Ngày phát hành |
Hệ thống tự động hiển thị theo mã trái |
|
phiếu mà ĐDGD đã lựa chọn |
Số dư hiện tại |
Hệ thống tự động hiển thị số dư đối với mã trái phiếu được chọn của tài khoản giao dịch sử dụng trong nghiệp vụ |
Số lượng |
Số lượng trái phiếu sẽ thực hiện trong nghiệp vụ |
CHUYỂN KHOẢN CHỨNG
KHOÁN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
I. Thông tin chung |
|
Cùng thành viên/Khác thành viên |
ĐDGD lựa chọn nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán được thực hiện giữa 2 nhà đầu tư cùng mở tài khoản tại chính thành viên hay chuyển khoản sang cho nhà đầu tư thuộc thành viên khác. |
Loại hình chuyển khoản |
ĐDGD lựa chọn loại hình sẽ thực hiện |
Số lượng |
Số lượng trái phiếu sẽ được thực hiện trong nghiệp vụ |
Ghi chú |
|
Ngày hiệu lực |
Ngày sẽ thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
II. Thông tin bên chuyển |
|
Mã thành viên |
Hệ thống tự động hiển thị, mặc định là chính thành viên |
Nhà đầu tư |
ĐDGD lựa chọn 01 nhà đầu tư sẽ thực hiện nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán |
Tài khoản giao dịch |
ĐDGD lựa chọn 01 tài khoản lưu ký của nhà đầu tư sẽ thực hiện nghiệp vụ ký gửi/rút chứng khoán |
Số đăng ký sở hữu |
Hệ thống tự động hiển thị sau khi ĐDGD lựa chọn tài khoản giao dịch |
Ngày cấp số đăng ký sở hữu |
|
Nơi cấp số đăng ký sở hữu |
|
III. Thông tin bên nhận |
|
Mã thành viên |
- Trong trường hợp ĐDGD lựa chọn chuyển khoản chứng khoán cùng thành viên, trường thông tin này Hệ thống sẽ tự động hiển thị. |
|
- Trong trường hợp ĐDGD lựa chọn chuyển khoản chứng khoán khác thành viên, ĐDGD lựa chọn thành viên đối ứng trong nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
Nhà đầu tư |
Trong trường hợp ĐDGD lựa chọn chuyển khoản chứng khoán cùng thành viên, ĐDGD lựa chọn nhà đầu tư đối ứng trong nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
Tài khoản giao dịch |
Trong trường hợp ĐDGD lựa chọn chuyển khoản chứng khoán cùng thành viên, ĐDGD lựa chọn nhà đầu tư đối ứng trong nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
Số đăng ký sở hữu |
Hệ thống tự động hiển thị sau khi ĐDGD lựa chọn tài khoản giao dịch |
Ngày cấp số đăng ký sở hữu |
|
Nơi cấp số đăng ký sở hữu |
|
IV. Thông tin trái phiếu chuyển khoản |
|
Mã trái phiếu |
ĐDGD lựa chọn mã trái phiếu sẽ được sử dụng |
Mệnh giá; Phương thức trả lãi; Ngày đáo hạn; Ngày phát hành |
Hệ thống tự động hiển thị theo mã trái phiếu mà ĐDGD đã lựa chọn |
Số dư hiện tại |
Hệ thống tự động hiển thị số dư đối với mã trái phiếu được chọn của tài khoản giao dịch sử dụng trong nghiệp vụ |
Số lượng |
Số lượng trái phiếu sẽ thực hiện trong nghiệp vụ |
CHUYỂN KHOẢN THEO CHỈ
ĐỊNH THU HỒI CỦA TVLK
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
I. Thông tin chung |
|
Thành viên chuyển |
Hệ thống tự động hiển thị, mặc định là chính thành viên |
Thành viên nhận |
ĐDGD lựa chọn thành viên đối ứng trong nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
Ngày hiệu lực |
Ngày sẽ thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản chứng khoán |
Ghi chú |
|
II. Thông tin nhà đầu tư |
|
Nhà đầu tư |
ĐDGD lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản theo chỉ định thu hồi TVLK |
Tài khoản giao dịch |
ĐDGD lựa chọn 01 tài khoản lưu ký của nhà đầu tư sẽ thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản theo chỉ định thu hồi TVLK |
Số đăng ký sở hữu |
Hệ thống tự động hiển thị sau khi ĐDGD lựa chọn tài khoản giao dịch |
Ngày cấp số đăng ký sở hữu |
|
Nơi cấp số đăng ký sở hữu |
|
III. Danh sách chi tiết |
|
Hệ thống tự động hiển thị thông tin chi tiết từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư để thực hiện bút toán chuyển khoản theo chỉ định thu hồi TVLK |
HƯỚNG DẪN NHẬP LỆNH
ĐỐI VỚI GIAO DỊCH TỪ XA TẠI SGDCKHN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Hàng hóa |
Trái phiếu chính phủ |
Tín phiếu Kho bạc |
||
I. Giao dịch Outright |
||||
1. Hình thức thỏa thuận điện tử |
||||
1.1. Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường |
||||
Nội dung nhập |
||||
|
Mua/bán |
Mua/bán |
||
|
Mã trái phiếu |
Mã tín phiếu |
||
|
Khối lượng |
Khối lượng |
||
|
Giá yết |
Giá yết |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Tài khoản nhà đầu tư |
||
|
Ẩn danh/không ẩn danh |
Ẩn danh/không ẩn danh |
||
|
ĐDGD nhận |
ĐDGD nhận |
||
Hệ thống tính toán |
||||
|
Hình thức thanh toán |
Hình thức thanh toán |
||
|
Ngày thanh toán |
Ngày thanh toán |
||
|
Giá thực hiện |
Lãi suất chiết khấu |
||
|
Lợi suất |
Lợi suất tương đương |
||
|
Giá trị thanh toán |
Giá trị thanh toán |
||
1.2. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) |
||||
Nội dung nhập |
||||
|
Mua/bán |
Mua/bán |
||
|
Thị trường Trái phiếu |
Thị trường Tín phiếu |
||
|
Mã Trái phiếu hoặc thông tin về mô tả về trái phiếu (không quá 50 ký tự) |
Mã Tín phiếu hoặc thông tin về mô tả về tín phiếu (không quá 50 ký tự) |
||
|
Khối lượng |
Khối lượng |
||
|
Môi giới/Tự doanh |
Môi giới/Tự doanh |
||
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
Ngày bắt đầu giao dịch |
||
|
ĐDGD/Nhóm ĐDGD nhận |
ĐDGD/Nhóm ĐDGD nhận |
||
|
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
||
Hệ thống tính toán |
||||
|
Ngày thanh toán |
Ngày thanh toán |
||
|
Nhập hộ |
Nhập hộ |
||
1.3. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) |
||||
Nội dung nhập |
||||
|
Mã trái phiếu |
Mã tín phiếu |
||
|
Giá yết |
Giá yết |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Tài khoản nhà đầu tư |
||
Hệ thống tính toán |
||||
|
Ngày thanh toán |
Ngày thanh toán |
||
|
Giá thực hiện |
Lãi suất chiết khấu |
||
|
Lợi suất |
Lợi suất tương đương |
||
|
Giá trị thanh toán |
Giá trị thanh toán |
||
2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch |
||||
Nội dung nhập |
|
|
||
|
Mua/bán |
Mua/bán |
||
|
Mã trái phiếu |
Mã tín phiếu |
||
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
Ngày bắt đầu giao dịch |
||
|
Khối lượng |
Khối lượng |
||
|
Giá yết |
Giá yết |
||
|
Xác nhận lại giao dịch |
Xác nhận lại giao dịch |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Tài khoản nhà đầu tư |
||
|
Thành viên đối ứng |
Thành viên đối ứng |
||
|
ĐDGD đối ứng |
ĐDGD đối ứng |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
||
Hệ thống tính toán |
||||
|
Hình thức thanh toán |
Hình thức thanh toán |
||
|
Ngày thanh toán |
Ngày thanh toán |
||
|
Giá thực hiện |
Lãi suất chiết khấu |
||
|
Lợi suất Lợi suất tương đương |
|
||
|
Giá trị thanh toán |
Giá trị thanh toán |
||
II. Hình thức giao dịch Repos |
||||
1. Hình thức thỏa thuận điện tử |
||||
1.1. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) |
||||
Nội dung nhập |
||||
|
Mua/bán |
Mua/bán |
||
|
Thị trường trái phiếu |
Thị trường tín phiếu |
||
|
Mã trái phiếu hoặc thông tin về mô tả về trái phiếu (không quá 50 ký tự) |
Mã tín phiếu hoặc thông tin về mô tả về tín phiếu (không quá 50 ký tự) |
||
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
||
|
Môi giới/Tự doanh |
Môi giới/Tự doanh |
||
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
Ngày bắt đầu giao dịch |
||
|
Kỳ hạn Repos |
Kỳ hạn Repos |
||
|
Xác nhận lại giao dịch |
Xác nhận lại giao dịch |
||
|
ĐDGD/Nhóm Đ DGD nhận |
ĐDGD/Nhóm Đ DGD nhận |
||
|
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
||
|
Nhập hộ |
Nhập hộ |
||
Hệ thống tính toán |
||||
|
Ngày kết thúc giao dịch |
Ngày kết thúc giao dịch |
||
|
Ngày thanh toán lần 2 |
Ngày thanh toán lần 2 |
||
1.2. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) |
||||
Nội dung nhập |
||||
- Thông tin chung của lệnh |
||||
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Tài khoản nhà đầu tư |
||
|
Lãi suất repos |
Lãi suất repos |
||
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
||||
|
Mã trái phiếu |
Mã tín phiếu |
||
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
||
|
Giá yết |
Giá yết |
||
|
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
||
|
Có nhận lãi coupon không? (Có/Không) |
|
||
|
Lãi suất/lãi coupon |
|
||
Hệ thống tính toán |
||||
- Thông tin chung của lệnh |
||||
|
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
||
|
Tổng lãi repos |
Tổng lãi repos |
||
|
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
||
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
||||
|
Giá thực hiện |
Lãi suất chiết khấu |
||
|
Lợi suất |
Lợi suất tương đương |
||
|
Giá trị thanh toán lần 1 |
Giá trị thanh toán lần 1 |
||
|
Lãi repos |
Lãi repos |
||
|
Lãi/lãi coupon |
Giá trị thanh toán lần 2 |
||
|
Giá trị thanh toán lần 2 |
|
||
2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch |
||||
Nội dung nhập |
||||
- Thông tin chung của lệnh |
||||
|
Mua/bán |
Mua/bán |
||
|
Thị trường Trái phiếu |
Thị trường tín phiếu |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Tài khoản nhà đầu tư |
||
|
Thành viên đối ứng |
Thành viên đối ứng |
||
|
ĐDGD đối ứng |
ĐDGD đối ứng |
||
|
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
||
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
||
|
Kỳ hạn Repos |
Kỳ hạn Repos |
||
|
Lãi suất repos |
Lãi suất repos |
||
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
Ngày bắt đầu giao dịch |
||
|
Xác nhận lại giao dịch |
Xác nhận lại giao dịch |
||
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
||||
|
Mã trái phiếu |
Mã trái phiếu |
||
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
||
|
Giá yết |
Giá yết |
||
|
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
||
|
Có nhận lãi coupon không? (Có/Không) |
|
||
|
Lãi suất/lãi coupon |
|
||
Hệ thống tính toán |
||||
- Thông tin chung của lệnh |
||||
|
Hình thức thanh toán |
Hình thức thanh toán |
||
|
Ngày thanh toán lần 1 |
Ngày thanh toán lần 1 |
||
|
Ngày kết thúc giao dịch |
Ngày kết thúc giao dịch |
||
|
Ngày thanh toán lần 2 |
Ngày thanh toán lần 2 |
||
|
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
||
|
Tổng lãi repos |
Tổng lãi repos |
||
|
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
||
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
||||
|
Giá thực hiện |
Lãi suất chiết khấu |
||
|
Lợi suất |
Lợi suất tương đương |
||
|
Giá trị thanh toán lần 1 |
Giá trị thanh toán lần 1 |
||
|
Lãi repos |
Lãi repos |
||
|
Lãi coupon |
Giá trị thanh toán lần 2 |
||
|
Lãi/lãi coupon |
|
||
|
Giá trị thanh toán lần 2 |
|
||
LƯU ĐỒ NHẬP LỆNH ĐỐI
VỚI GIAO DỊCH TỪ XA TẠI SGDCKHN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Lưu đồ 1. Lưu đồ nhập lệnh điện tử toàn thị trường Outright
Lưu đồ 2. Lưu đồ thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repos trong ngày
Chú thích:
- Lệnh Inquiry: lệnh yêu cầu chào giá
- Lệnh Firm: lệnh chào với cam kết chắc chắn
Lưu đồ 3. Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repos trong ngày
Ghi chú Trong trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán thì sau khi nhập lệnh, không cần thực hiện bước xác nhận lệnh, lệnh sẽ hiển thị luôn ở Sổ lệnh kết quả giao dịch.
Lưu đồ 4. Lưu đồ sửa lệnh đã thực hiện trong ngày
Lưu đồ 5. Lưu đồ thực hiện lệnh Outright và Repos tương lai
HƯỚNG DẪN NHẬP LỆNH
ĐỐI VỚI GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN CỦA SGDCKHN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
I. Giao dịch Outright |
|
1. Hình thức thỏa thuận điện tử |
|
1.1. Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường |
|
Nội dung nhập |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Mua/bán |
|
Mã trái phiếu Chính phủ |
|
Khối lượng |
|
Giá yết |
|
Tài khoản nhà đầu tư |
|
Ẩn danh/không ẩn danh |
Hệ thống tính toán |
|
|
Ngày thanh toán |
|
Giá thực hiện |
|
Lợi suất/Lãi suất chiết khấu |
|
Lợi suất tương đương |
|
Giá trị thanh toán |
1.2. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) |
|
Nội dung nhập |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Mua/bán |
|
Thông tin chung: Mã Trái phiếu/Tín phiếu hoặc thông tin về mô tả về trái phiếu/Tín phiếu (không quá 50 ký tự) |
|
Khối lượng |
|
Môi giới/Tự doanh |
|
Nhập hộ |
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
|
Xác nhận lại giao dịch |
|
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
|
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng |
Hệ thống tính toán |
|
|
Trong ngày/Tương lai |
|
Ngày thanh toán |
1.3. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) |
|
Nội dung nhập |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Giá yết |
|
Tài khoản nhà đầu tư |
Hệ thống tính toán |
|
|
Ngày thanh toán |
|
Giá thực hiện |
|
Lợi suất/Lãi suất chiết khấu |
|
Lợi suất tương đương Giá trị thanh toán |
2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch |
|
Nội dung nhập |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Mua/bán |
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
|
Khối lượng |
|
Giá yết |
|
Xác nhận lại giao dịch |
|
Tài khoản nhà đầu tư |
|
Thành viên đối ứng |
|
ĐDGD đối ứng |
|
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
Hệ thống tính toán |
|
|
Hình thức thanh toán |
|
Ngày thanh toán |
|
Giá thực hiện |
|
Lợi suất/Lãi suất chiết khấu |
|
Lợi suất tương đương Giá trị thanh toán |
II. Hình thức giao dịch Repos |
|
1. Hình thức thỏa thuận điện tử |
|
1.1. Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry) |
|
Nội dung nhập |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Mua/bán |
|
Mã trái phiếu hoặc thông tin về mô tả về trái phiếu (không quá 50 ký tự) |
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
|
Môi giới/Tự doanh |
|
Nhập hộ |
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
|
Kỳ hạn Repos |
|
Xác nhận lại giao dịch |
|
Điện thoại liên hệ (nếu có) |
|
Tài khoản đối tác: đại diện giao dịch/nhà đầu tư |
Hệ thống tính toán |
|
|
Trong ngày/Tương lai |
|
Ngày kết thúc giao dịch |
|
Ngày thanh toán lần 1 |
|
Ngày thanh toán lần 2 |
1.2. Lệnh chào với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm) |
|
Nội dung nhập |
|
- Thông tin chung của lệnh |
|
|
Tài khoản nhà đầu tư |
|
Lãi suất repos |
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
|
|
Mã thị trường (Trái phiếu Chính phủ/Tín phiếu Kho bạc) |
|
Mã trái phiếu |
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
|
Giá yết |
|
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
|
Có nhận lãi coupon không? (Có/Không) |
|
Lãi suất/lãi coupon |
Hệ thống tính toán |
|
- Thông tin chung của lệnh |
|
|
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
|
Tổng lãi repos |
|
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
|
|
Giá thực hiện |
|
Lợi suất/Lãi suất chiết khấu |
|
Lợi suất tương đương |
|
Giá trị thanh toán lần 1 |
|
Lãi repos |
|
Lãi/lãi coupon |
|
Giá trị thanh toán lần 2 |
2. Hình thức thỏa thuận thông thường - Lệnh báo cáo giao dịch |
|
Nội dung nhập |
|
- Thông tin chung của lệnh |
|
|
Mua/bán |
|
Thị trường Trái phiếu/Thị trường Tín phiếu |
|
Tài khoản nhà đầu tư |
|
Thành viên đối ứng |
|
ĐDGD đối ứng |
|
Tài khoản nhà đầu tư đối ứng (trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán) |
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
|
Kỳ hạn Repos |
|
Lãi suất repos |
|
Ngày bắt đầu giao dịch |
|
Xác nhận lại giao dịch (đối với giao dịch tương lai) |
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
|
|
Mã trái phiếu |
|
Giá trị giao dịch theo mệnh giá |
|
Giá yết |
|
Tỷ lệ phòng vệ rủi ro |
|
Có nhận lãi coupon không? (Có/Không) |
|
Lãi suất/lãi coupon |
Hệ thống tính toán |
|
- Thông tin chung của lệnh |
|
|
Hình thức thanh toán |
|
Ngày thanh toán lần 1 |
|
Ngày kết thúc giao dịch |
|
Ngày thanh toán lần 2 |
|
Tổng giá trị thanh toán lần 1 |
|
Tổng lãi repos |
|
Tổng giá trị thanh toán lần 2 |
- Thông tin theo từng mã trái phiếu/tín phiếu |
|
|
Giá thực hiện |
|
Lợi suất/Lãi suất chiết khấu |
|
Lợi suất tương đương |
|
Giá trị thanh toán lần 1 |
|
Lãi repos Lãi coupon Lãi/lãi coupon |
|
Giá trị thanh toán lần 2 |
LƯU ĐỒ NHẬP LỆNH ĐỐI
VỚI GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN CỦA SGDCKHN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Lưu đồ 1. Lưu đồ nhập lệnh điện tử toàn thị trường Outright
Lưu đồ 2. Lưu đồ thực hiện lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn Outright và Repos trong ngày
Lưu đồ 3. Lưu đồ thực hiện lệnh báo cáo giao dịch Outright và Repos trong ngày
Ghi chú Trong trường hợp ĐDGD đại diện cho cả bên mua và bên bán thì sau khi nhập lệnh, không cần thực hiện bước xác nhận lệnh, lệnh sẽ hiển thị luôn ở Sổ lệnh kết quả giao dịch.
Lưu đồ 4. Lưu đồ sửa/hủy lệnh đã thực hiện trong ngày
Lưu đồ 4a: Sửa/hủy lệnh đã thực hiện trên Hệ thống giao dịch trực tuyến
Lưu đồ 4b: Sửa lệnh đã thực hiện trong ngày gửi ra từ hệ thống giao dịch từ xa
Lưu đồ 5. Lưu đồ sửa/hủy lệnh đã thực hiện tương lai từ hệ thống giao dịch từ xa
MẪU ĐƠN XIN SỬA GIAO
DỊCH OUTRIGHT ĐÃ THỰC HIỆN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Thành viên |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN XIN PHÉP SỬA LỆNH GIAO DỊCH ĐÃ THỰC HIỆN
Giao dịch mua bán thông thường (Outright)
Kính gửi: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Thành viên …………………..…………………… bên (mua/bán) đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho phép chúng tôi được sửa giao dịch đã thực hiện như sau:
- Ngày giao dịch:
- Phiên giao dịch:
- Thị trường( TPCP/TPKB):
- Chi tiết lệnh gốc và lệnh sửa như sau:
Nội dung |
Lệnh gốc |
Lệnh sửa |
Số hiệu lệnh |
|
|
Mã trái phiếu/tín phiếu |
|
|
Khối lượng |
|
|
Giá yết |
|
|
Giá trị thanh toán |
|
|
TKNĐT mua |
|
|
TKNĐT bán |
|
|
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung trên là hoàn toàn chính xác, nếu có sai sót, chúng tôi xin chịu trách nhiệm.
Ý kiến của Lãnh đạo SGDCKHN |
Đại diện
Thành viên |
MẪU ĐƠN XIN SỬA GIAO
DỊCH REPOS LẦN 1 ĐÃ THỰC HIỆN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Thành viên |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN XIN PHÉP SỬA LỆNH GIAO DỊCH ĐÃ THỰC HIỆN
Giao dịch mua bán lại lần một
Kính gửi: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Thành viên …………………..……………………bên (mua/bán) đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho phép chúng tôi được sửa giao dịch đã thực hiện như sau:
- Ngày giao dịch: - Phiên giao dịch:
- Thị trường (TPCP/TPKB):
- Nội dung chi tiết lệnh gốc và sửa như sau:
Thông tin chung của lệnh
Nội dung |
Lệnh gốc |
Lệnh sửa |
SHL |
|
|
Kỳ hạn Repos |
|
|
Lãi suất Repos |
|
|
Ngày KTGD |
|
|
Ngày TT lần 2 |
|
|
TKNĐT mua |
|
|
TKNĐT bán |
|
|
GTGD theo MG |
|
|
GTTT lần 1 |
|
|
GTTT lần 2 |
|
|
Thông tin mã TPCP sử dụng trong giao dịch
Gốc/sửa |
Mã TP |
Giá yết |
PVRR |
Nhận lãi coupon hay không |
Lãi suất/lãi Coupon |
GTGDMG |
GTTT lần 1 |
GTTT lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung trên là hoàn toàn chính xác, nếu có sai sót, chúng tôi xin chịu trách nhiệm.
Ý kiến của Lãnh đạo SGDCKHN |
Đại diện
Thành viên |
MẪU ĐƠN XIN SỬA GIAO
DỊCH REPOS LẦN 2
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Thành viên |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN XIN PHÉP SỬA LỆNH GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI LẦN HAI
Kính gửi: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Thành viên …………………..……………………bên (mua/bán) đề
nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho phép chúng tôi được sửa giao dịch mua bán lại lần 2 như sau:
- Ngày giao dịch: - Phiên giao dịch:
- Thị trường (TPCP/TPKB):
- Nội dung chi tiết lệnh gốc và sửa như sau:
Thông tin chung của lệnh
Nội dung |
Lệnh gốc |
Lệnh sửa |
SHL |
|
|
Kỳ hạn Repos |
|
|
Lãi suất Repos |
|
|
Ngày KTGD |
|
|
Ngày TT lần 2 |
|
|
TKNĐT mua |
|
|
TKNĐT bán |
|
|
GTGD theo MG |
|
|
GTTT lần 1 |
|
|
GTTT lần 2 |
|
|
Thông tin mã TPCP sử dụng trong giao dịch
Gốc/sửa |
Mã TP |
Giá yết |
PVRR |
Nhận lãi coupon hay không |
Lãi suất/lãi Coupon |
GTGDMG |
GTTT lần 1 |
GTTT lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung trên là hoàn toàn chính xác, nếu có sai sót, chúng tôi xin chịu trách nhiệm.
Ý kiến của Lãnh đạo SGDCKHN |
Đại diện
Thành viên |
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ
NHẬP LỆNH TẠI SÀN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Mẫu 15a/QTTP (áp dụng cho trường hợp ĐDGD đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn)
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ NHẬP LỆNH TRỰC TIẾP TẠI SÀN
Tên thành viên |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………………… |
Hà Nội, ngày….tháng….năm…. |
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ NHẬP LỆNH TRỰC TIẾP TẠI SÀN
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Tên chúng tôi là: (Tên thành viên)……………..……………………
Tên giao dịch: ………………………………………………………
Địa điểm đăng ký kết nối với SGDCKHN:…………………………
Lý do cần nhập lệnh trực tiếp tại Sàn: ……………………………..……
Ngày………, chúng tôi kính đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho phép nhập lệnh trực tiếp tại Sàn, cụ thể như sau:
1. Cho phép các Đại diện giao dịch có tên sau đây đến nhập lệnh trực tiếp tại Sàn:
STT |
Họ tên |
Mã số đại diện giao dịch |
Chức vụ |
Tài khoản truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Quyết định công nhận Đại diện giao dịch, chứng minh thư hoặc giấy tờ tương đương đình kèm)
2. Đồng ý để SGDCKHN chuyển đổi địa chỉ IP của các tài khoản trên sang máy trạm do SGDCKHN chỉ định.
3. Sau khi hoàn thành nhập lệnh, kính đề nghị SGDCKHN chuyển đổi địa chỉ IP từ máy trạm của SGDCKHN về địa chỉ IP tại địa điểm đăng ký kết nối của chúng tôi.
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của thành viên theo quy định hiện hành.
|
Đại diện
thành viên |
Ghi chú:
- Đại diện thành viên là người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện.
- Trường hợp người được ủy quyền ký tên, gửi kèm bản sao hợp lệ Quyết định ủy quyền hoặc giấy tờ tương đương đang có hiệu lực tại ngày đề nghị.
Mẫu 15b/QTTP (áp dụng cho trường hợp thành viên đề nghị Sở nhập lệnh hộ)
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ SGDCKHN NHẬP LỆNH HỘ
Tên thành viên |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………………… |
….., ngày….tháng….năm…. |
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI NHẬP HỘ LỆNH GIAO DỊCH
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Tên chúng tôi là: (Tên thành viên)……………..……………………
Tên giao dịch: ………………………………………………………
Địa điểm đăng ký kết nối với SGDCKHN:…………………………
Lý do xin SGDCKHN nhập hộ lệnh giao dịch: ……………………
Ngày ……, chúng tôi ủy quyền cho SGDCKHN nhập lệnh giao dịch trái phiếu trên Hệ thống Giao dịch trái phiếu Chính phủ trực tiếp tại SGDCKHN, cụ thể như sau:
1. Đồng ý để SGDCKHN chuyển đổi địa chỉ IP của Đại diện giao dịch có tên dưới đây tới địa chỉ IP tại máy trạm của SGDCKHN và thiết lập lại mật khẩu truy cập của các tài khoản sau:
STT |
Họ tên |
Mã số đại diện giao dịch |
Chức vụ |
Tài khoản truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nhập nội dung phiếu lệnh hoặc chứng từ giao dịch nhập trực tiếp tại SGDCKHN xin đính kèm. Trong đó:
Loại lệnh |
Tên NĐT |
Mua/bán |
Mã TPCP |
Khối lượng |
Giá yết |
Tổng GTGD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Sau khi hoàn thành nhập lệnh, đề nghị SGDCKHN chuyển đổi địa chỉ IP từ máy trạm của SGDCKHN về địa chỉ IP đã chuyển đổi ban đầu. Đồng thời, cấp lại mật khẩu truy cập cho các tài khoản Đại diện giao dịch nêu trên và thông báo lại cho chúng tôi qua địa chỉ email:...................................................
Chúng tôi ủy quyền cho ông/bà: …….. chức vụ:…….. làm đại diện thành viên ký Biên bản nhập lệnh hộ thành viên sau khi SGDCKHN hoàn thành việc nhập lệnh.
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung phiếu lệnh giao dịch do Chúng tôi gửi lên đề nghị SGDCKHN nhập hộ và Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của thành viên theo quy định hiện hành.
|
Đại diện
thành viên |
Ghi chú:
- Đại diện thành viên là người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện.
- Trường hợp người được ủy quyền ký tên, gửi kèm bản sao hợp lệ Quyết định ủy quyền hoặc giấy tờ tương đương đang có hiệu lực tại ngày đề nghị.
MẪU BIÊN BẢN NHẬP
LỆNH TẠI SÀN
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Mẫu 16a/QTTP (áp dụng cho thành viên có địa điểm kết nối tại Hà Nội)
MẪU BIÊN BẢN NHẬP LỆNH TRỰC TIẾP TẠI SÀN
SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày… tháng… năm……… |
BIÊN BẢN NHẬP LỆNH TRỰC TIẾP TẠI SÀN
I. Thành phần:
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN):
- Địa chỉ: Số 2 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
- Điện thoại: Fax:
- Đại diện:
+ Lãnh đạo Phòng TTTP: …………………. Chức vụ: …………………….
+ Cán bộ quản lý: …………………………. Chức vụ: …………………….
2. Thành viên
- Tên Thành viên: …………………………………………………………….
- Địa điểm đăng ký kết nối:……………………………………………….
- Đại diện Thành viên:
STT |
Họ tên |
Mã số đại diện giao dịch |
Chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
II.Địa điểm - Thời gian:
- Địa điểm: Trụ sở Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội, số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian: ……. Ngày…..tháng…….năm…………..
III. Nội dung làm việc:
Thành viên đến nhập lệnh trực tiếp trên Hệ thống Giao dịch trái phiếu Chính phủ của SGDCKHN vào ngày ….. tại SGDCKHN.
Lý do nhập lệnh trực tiếp tại Sàn:
Biên bản này được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện giao dịch của thành viên |
Xác nhận của Cán bộ quản lý P. TTTP |
Xác nhận của lãnh đạo P. TTTP |
Mẫu 16b/QTTTP (áp dụng cho thành viên không có địa điểm kết nối tại Hà Nội)
MẪU BIÊN BẢN SGDCKHN NHẬP LỆNH HỘ THÀNH VIÊN
SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày...tháng... năm……. |
BIÊN BẢN NHẬP LỆNH HỘ THÀNH VIÊN
I. Thành phần:
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN):
- Địa chỉ: Số 2 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
- Điện thoại: Fax:
- Đại diện SGDCKHN:
+ Họ tên:…………………………… ……………………………………
+ Chức vụ:……………………………………………………………….
2. Thành viên
- Tên Thành viên: ……………………………………………………………..
- Mã giao dịch của thành viên:…………………………………………………
- Địa điểm đăng ký kết nối: …………………………………………………...
- Đại diện thành viên: ………………………………………………………….
+ Họ tên:…………………………… ……………………………………
+ Chức vụ:………………………………………………………………..
II. Địa điểm - Thời gian:
- Địa điểm: Trụ sở Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội, số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian: ……. Ngày…..tháng…….năm…………..
III. Nội dung làm việc:
Thành viên ủy quyền cho SGDCKHN nhập lệnh hộ trên Hệ thống Giao dịch trái phiếu Chính phủ của SGDCKHN.
Lý do đề nghị Sở nhập lệnh hộ:
Hai bên thống nhất nhập lệnh giao dịch vào ngày ….. tại SGDCKHN với nội dung do thành viên đề nghị theo Công văn số …. ………….
Biên bản này được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản.
Xác nhận
đại diện thành viên |
Xác nhận
đại diện Sở |
THÊM MỚI NGƯỜI SỬ
DỤNG NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban
hành kèm theo Quy trình Giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại SGDCKHN)
Trường thông tin |
Nội dung |
V. Thông tin nhà đầu tư |
|
Nhà đầu tư |
Trường thông tin này hiển thị danh sách Nhà đầu tư của chính thành viên giao dịch. |
Loại hình tài khoản |
Trường thông tin này tự động hiển thị giá trị theo thông tin Nhà đầu tư đã chọn ở trên. |
Hình thức tài khoản |
|
VI. Thông tin tài khoản người dùng |
|
Tài khoản đăng nhập |
- ĐDGD nhập vào tài khoản đăng nhập cho người sử dụng. - Tài khoản đăng nhập phải là duy nhất và không chứa ký tự cách và có dấu. |
Tên người sử dụng |
|
Mật khẩu |
|
Nhập lại mật khẩu |
|
Số CMT/Hộ chiếu |
|
Ngày cấp |
|
Nơi cấp |
|
Số hợp đồng mở tài khoản |
|
Nơi làm việc |
|
Địa chỉ |
|
Điện thoại |
|
Ngày bắt đầu |
Khoảng thời gian hiệu lực sử dụng của tài khoản người sử dụng |
Ngày kết thúc |
|
VII. Thông tin CA |
|
Dùng CA |
Trường thông tin này tự động hiển thị giá trị theo thông tin Nhà đầu tư đã chọn ở trên |
VIII. Tài khoản lưu ký phân quyền |
|
Số tài khoản lưu ký |
- ĐDGD lựa chọn “Số tài khoản lưu ký” mà NSDNĐT được sử dụng để thực hiện giao dịch - ĐDGD có thể lựa chọn hoặc không |