Quyết định 1616/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương chi tiết Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Số hiệu | 1616/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/05/2013 |
Ngày có hiệu lực | 04/05/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Thái Văn Hằng |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1616/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 5 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại công văn số 371/SCT-QLTM ngày 02/5/2013 về việc phê duyệt đề cương chi tiết Đề án "Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương chi tiết Đề án "Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025” (có đề cương chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện theo nội dung đề cương chi tiết được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM
2025
(Kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch.
Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) là hỗn hợp khí cháy chủ yếu gồm Propan (C2H8) và Butane (C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và đang được sử dụng rộng rãi làm chất đốt, nhiên liệu động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất; là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao về nhu cầu chất đốt sạch. Mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng là cơ sở hạ tầng quan trọng của mỗi địa phương cũng như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện điều kiện sống xã hội.
Thực tế trong những năm qua, mạng lưới cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh đã được phát triển khá nhanh từ thành phố tới các huyện, thị xã và miền núi, nông thôn, đóng góp một phần quan trọng vào nhu cầu thay đổi sử dụng nhu cầu sử dụng chất đốt truyền thống như củi, than sang chất đốt sạch, qua đó nâng cao việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.
Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, có tính đến năm 2025 không chỉ trên phương diện số lượng, địa điểm xây dựng các cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng mà còn trên phương diện đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông,… Do vậy, việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là cần thiết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để xây dựng quy hoạch, cần căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương qui định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch phát triển ngành Thương mại;
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương hướng dẫn về quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1616/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 5 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại công văn số 371/SCT-QLTM ngày 02/5/2013 về việc phê duyệt đề cương chi tiết Đề án "Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương chi tiết Đề án "Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025” (có đề cương chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện theo nội dung đề cương chi tiết được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM
2025
(Kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch.
Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) là hỗn hợp khí cháy chủ yếu gồm Propan (C2H8) và Butane (C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và đang được sử dụng rộng rãi làm chất đốt, nhiên liệu động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất; là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao về nhu cầu chất đốt sạch. Mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng là cơ sở hạ tầng quan trọng của mỗi địa phương cũng như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện điều kiện sống xã hội.
Thực tế trong những năm qua, mạng lưới cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh đã được phát triển khá nhanh từ thành phố tới các huyện, thị xã và miền núi, nông thôn, đóng góp một phần quan trọng vào nhu cầu thay đổi sử dụng nhu cầu sử dụng chất đốt truyền thống như củi, than sang chất đốt sạch, qua đó nâng cao việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.
Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, có tính đến năm 2025 không chỉ trên phương diện số lượng, địa điểm xây dựng các cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng mà còn trên phương diện đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông,… Do vậy, việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là cần thiết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để xây dựng quy hoạch, cần căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương qui định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch phát triển ngành Thương mại;
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương hướng dẫn về quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành khí đốt hoá lỏng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.
- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ Anđến năm 2020;
- Qui hoạch phát triển ngành Thương mại Nghệ An đến năm 2020.
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6223-1996: Yêu cầu chung về an toàn cửa hàng LPG; TCVN 6223-2011; Tiêu chuẩn Việt Nam 6304-1997: Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển chai chứa LPG; - TCVN 6304 - 1997 Chai chứa khí đốt hóa lỏng, yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển; Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6486 - 2008: Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG tồn chứa dưới áp suất-Yêu cầu vị trí, thiết kế, lắp đặt trạm chiết nạp khí hóa lỏng.
- Các tiêu chuẩn khác có liên quan về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Xây dựng quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh (bao gồm: hệ thống kho, trạm chiết nạp, Trạm cấp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng LPG trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, có tính đến năm 2025. Mặt khác, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn, an ninh xã hội hệ thống kho, trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động của các chủ thể kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm của các địa phương như thành phố, thị xã, trung tâm huyện.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng hệ thống kho, trạm chiết nạp, trậm cấp, mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ năm 2008 - 2012 làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có tính đến năm 2025.
5. Các nhiệm vụ chủ yếu để xây dựng Qui hoạch:
- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố để phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Điều tra, khảo sát bổ sung tư liệu cho nghiên cứu hiện trạng và xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025.
- Phân tích tài liệu, tổng hợp các ý kiến, tính toán để xây dựng phương án Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025.
- Xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Lập các bảng biểu thực trạng và quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Thời gian thực hiện: 9 tháng kể từ ngày có văn bản giao thực hiện.
- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Nghệ An
- Cơ quan phê duyệt : UBND tỉnh Nghệ An
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và bố trí kinh phí xây dựng và thực hiện “Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025” trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Công Thương xây dựng theo các quy định hiện hành về xây dựng quy hoạch, trình uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, quy hoạch xây dựng gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Đánh giá thực trạng mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2012.
- Phần thứ hai: Dự báo phát triển mạng lưới kinh doanh LPG (hệ thống kho, trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng) trên địa bàn tỉnh những năm tới.
- Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020,có tính đến năm 2025.
Phần thứ tư: Cơ chế, chính sách, các giải pháp thực hiện quy hoạch.
THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh.
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội.
1.1. Vị trí địa lý.
1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh.
2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
2.2- Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu.
a) Công nghịêp:
b) Thương mại.
c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng giao thông.
II. Thực trạng mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh.
1. Các chủ thể kinh doanh và nguồn hàng cung ứng.
1.1. Chủ thể kinh doanh.
1.2. Về hệ thống cửa hàng bán lẻ.
1.3. Nguồn hàng cung ứng.
2. Tình hình lưu thông mặt hàng LPG.
2.1. Số khách hàng (hộ) sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
3. Thực trạng mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2012.
3.1. Số lượng cửa hàng kinh doanh.
3.2. Phân bố mạng lưới.
4. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh LPG.
4.1. Thực trạng hệ thống kho dự trữ
- Khu vực tồn chứa tại cửa hàng kinh doanh LPG.
- Kho dự trữ hàng.
4.2. Thực trạng phương tiện vận chuyển.
5. Thực trạng lao động tại các cửa hàng kinh doanh LPG.
6. Công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,…
III. Nhận xét, đánh giá chung.
1. Kết quả đạt được.
- Nhìn chung, mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của xã hội cũng như nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh.
- Các cơ sở như chiết nạp, cửa hàng kinh doanh phần lớn được đầu tư theo tiêu chuẩn và hoạt động có hiệu quả, cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu hàng như trước đây do nguồn LPG hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ sở chiết nạp ở tỉnh ngoài.
- Số lượng và chủng loại các mặt hàng LPG ngày một đa dạng, phong phú vừa góp phần mở rộng sự lựa chọn trong tiêu dùng của người dân vừa làm tăng tính cạnh tranh của thị trường nội tỉnh.
- Thị trường kinh doanh LPG tỉnh Nghệ An đang ngày một phát triển và mở rộng, số lượng các sơ sở sản xuất, hộ gia đình sử dụng khí LPG tăng lên từng năm. Với nỗ lực phát triển nền kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh của tỉnh, ngành kinh doanh LPG hứa hẹn sẽ trở thành một ngành kinh tế tiềm năng đem lại lợi ích cũng như nâng cao đời sống cho người dân.
2. Những tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh LPG nói chung và mạng lưới các cửa hàng kinh doanh LPG bán lẻ tỉnh Nghệ An nói riêng còn gặp phải một số tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục:
- Hệ thống mạng lưới các cửa hàng kinh doanh LPG trên từng địa bàn nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung đều được hình thành và phát triển tự phát theo nhu cầu tiêu dùng của người dân mà không theo một hệ thống quy hoạch nên công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác phòng cháy chữa cháy tại các cửa hàng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập.
- Số lượng các cửa hàng LPG phát triển tuy nhanh nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền. Các cửa hàng chủ yếu tập trung tại các khu vực thành thị, đông dân cư, như thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương..., các huyện, địa phương khác đặc biệt khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì ngược lại và thưa thớt hơn.
- Hệ thống cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG tỉnh Nghệ An thường chỉ đảm bảo được một phần các yêu cầu tối thiểu về quy định thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng hình thức bốc xếp, bảo quản... trong đó điển hình là các yêu cầu về thiết kế hệ thống điện chiếu sáng.
- Các thương nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh ý thức chấp hành chưa cao, chưa nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như phòng cháy chữa cháy, trong đó có một số cửa hàng đã sử dụng hệ thống sang chiết nạp LPG trái phép, các tiêu chuẩn, nội quy phòng cháy chữa cháy thực hiện chưa tốt.
- Trên 90% số lượng các cửa hàng kinh doanh không có hệ thống kho riêng biệt (trừ hệ thống các doanh nghiệp cung cấp LPG cho các tổng đại lý và đại lý) mà chủ yếu các bình LPG được tồn trữ ngay tại cửa hàng để luân chuyển, tiêu thụ ngay hoặc dự trữ.
- Hầu hết các cửa hàng đều sử dụng phương tiện vận chuyển bình LPG bằng xe gắn máy 02 bánh với chất lượng thấp, không thật sự đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Thực trạng về quản lý lao động tại các cửa hàng còn lỏng, số cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo nghiệp vụ kinh doanh LPG, nghiệp vụ huấn luyện PCCC thực tế còn nhiều.
Như vậy, bên cạnh những thành công, kết quả đạt được, trong những năm qua hoạt động kinh doanh mặt hàng khí dầu mỏ hoá lỏng cũng như hệ thống các cửa hàng còn rất nhiều bất cập, hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể nhận thấy còn lỏng trong công tác quản lý nhà nước cũng như trong hoạt động đầu tư, kinh doanh mặt hàng LPG.
DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội:
1.1. Điều kiện tự nhiên:
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm Bắc Trung bộ, có điều kiện địa lý đa dạng, diện tích trên 16.490 km2, lớn nhất cả nước. Có thành phố Vinh là đô thị loại 1, là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, cửa ngõ sang Lào, Đông Bắc Thái Lan. Nghệ An có 10 huyện miền núi, trong đó 6 huyện có đường biên giới với nước bạn Lào (chiều dài 419km), bờ biển phía Đông dài 82km có cảng biển và khu du lịch Cửa Lò là vị trí quan trọng trong mối giao lưu kinh tế xã hội, đây là điều kiện để phát triển khu kinh tế tổng hợp bao gồm công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại.
1.2. Điều kiện xã hội:
- Dân số Nghệ An có hơn 2,9 triệu người, là tỉnh có số dân đứng thứ 4 của cả nước, có 6 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2%; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55,4%, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm xấp xỉ 86,11%, cao hơn so với mức bình quân của cả nước. Theo dự báo, dân số toàn tỉnh đến năm 2015 sẽ vào khoảng 3,3 triệu người và 3,6 triệu người vào năm 2020, đây sẽ là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 10,31% cả thời kỳ 2005-2010, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp dịch vụ (năm 2010 tỷ trọng công nghiệp dịch vụ chiểm 33,46%); mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh liên tục tăng (năm 2010 đạt 24.000 tỷ đồng); giá trị xuất khẩu tăng nhanh (năm 2010 xuất khẩu đạt 350 triệu USD); thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể (năm 2005 GDP bình quân đầu người đạt 5,59 triệu đồng, năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 10,08 triệu đồng).
- Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo đúng quy luật thị trường, với sự tăng trưởng nhanh về số lượng cũng như tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng ngày càng tăng trưởng mạnh.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ theo hướng giảm sự chênh lệch giữa các vùng, đặc biệt là giữa đô thị và nông thôn; nhiều loại hình dịch vụ mới được ra đời và phát triển làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn miền núi. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Hợp tác xã thương mại dịch vụ tổng hợp được hình thành và phát triển, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế trên địa bàn.
1.3. Về hạ tầng cơ sở:
- Về giao thông:
+ Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Ngoài các tuyến đường chính như QL1A, QL7, QL48 và đường Hồ Chí Minh thì các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cũng thường xuyên được nâng cấp, cải tạo, đặc biệt hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông.
+ Sân bay Vinh, cảng Cửa Lò, Ga Vinh không ngừng được đầu tư nâng cấp. Các hoạt động dịch vụ vận tải bằng đường sắt, sân bay và cảng biển ngày càng tăng, nhiều thành phần kinh tế tham gia, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
- Về hạ tầng thương mại: Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống, những năm gần đây hệ thống TTTM, siêu thị được hình thành và phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng; hình thức phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, các trung tâm thương mại, siêu thị đạt tiêu chuẩn theo quy định còn hết sức hạn chế mới chỉ đáp ứng là cửa hàng tự chọn và tiện ích.
1.4. Về phát triển đô thị và vùng nông thôn mới:
- Cùng với xu thế phát triển kinh tế, đặc biệt Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Myanma, Thái Lan, Lào. Đây là điều kiện để hình thành và phát triển khu kinh tế tổng hợp, hệ thống đô thị, các thị trấn, thị tứ và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Theo Chương trình mục tiêu quốc gia, đến năm 2015, bộ mặt nông thôn sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc theo hướng cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; ổn định và giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
- Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, phấn đấu GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt khoảng 1.560 USD/người vào năm 2015 và đạt trên 3.100 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 - 12,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12,0%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp; đặc biệt, thúc đẩy các ngành trong khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn sau năm 2010. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 41,4%, dịch vụ 40,4% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 18,2%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2020 là 43,0%; 43,0% và 14,0%.
- Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, trong giai đoạn tới, nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 11-12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 39-40%; Thương mại - dịch vụ 39-40%; Nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.700-1.800 USD/năm.
1. Sự phát triển LPG trên thế giới:
Sự phát triển ngành khí dầu mỏ xuất phát từ việc buôn bán LPG trên thế giới khởi đầu bằng các chuyến tàu chở LPG từ Algerie sang Pháp và Anh năm 1964. Sau đó không lâu, thị trường LPG Tây Âu lắng xuống do có nguồn khí cấp bằng đường ống thay thế và thị trường Đông Bắc Á nổi lên thành động lực chính trong buôn bán LPG trên thế giới. Tới năm 1997, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm 76% tổng khối lượng LPG nhập khẩu toàn cầu, riêng 6 hộ tiêu thụ ở vùng Tokyo, Osaka, Nagoia của Nhật Bản chiếm trên 50%.
Từ năm 1997 thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ sôi động trở lại với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1997 - 2011 là 8,4%/ năm.
2. Nhập LPG - Cơ hội và thách thức:
Nhu cầu tiêu thụ khí của thị trường Việt Nam đang tăng mạnh mà nguồn khai thác trong nước chưa kịp và chưa đủ. Một trong những phương án để đáp ứng nhu cầu đó là nhập khẩu LPG. Những tiền đề và các yếu tố để phương án nhập LPG thành công và hiệu quả có thể thấy sơ bộ như sau:
Nguồn LPG nhập khẩu: Theo một số dự báo, trong thời gian tới nguồn cung LPG trên thế giới có thể dư khoảng 5-14 %. Vì vậy việc xuất hiện một hộ tiêu thụ mới dưới 3 triệu tấn/năm thì có thể chưa ảnh hưởng lớn tới thị trường và giá cả. Sự biến động cung cầu và cạnh tranh gay gắt của các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ có thể ảnh hưởng tới mức độ chắc chắn của các nguồn cung trong tương lai.
Những xu thế mới trong sự phát triển của ngành LPG và thị trường khí cạnh tranh toàn cầu trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập LPG.
III. Dự báo nhu cầu khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2025.
1. Dự báo nhu cầu sử dụng LPG cho phát triển kinh tế-xã hội.
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh LPG.
Khí dầu mỏ hoá lỏng là sản phẩm phục vụ tiêu dùng có tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển trong tương lai do tính tiện lợi trong sử dụng, giá cả hợp lý và tính an toàn ngày một được nâng cao. Tuy vậy, theo dự báo trong những năm tới, tốc độ tiêu thụ cũng như tốc độ phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh LPG trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng sẽ có nhiều biến động do các yếu tố:
- Tốc độ gia tăng dân số và các quy hoạch phân bổ dân cư:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân:
- Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng: LPG là một loại nhiên liệu rất dễ gây cháy nổ do sự rò rỉ trong quá trình sử dụng do vậy các nhà sản xuất và kinh doanh LPG luôn khuyến khích người tiêu dùng sử dụng LPG tại các môi trường đã được xây dựng, ít có khả năng gây cháy. Vì thế việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng cho người dân nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tiêu dùng và việc phát triển ngành kinh doanh LPG.
Cơ sở hạ tầng xã hội như giao thông có ảnh hưởng không chỉ tới kinh doanh LPG mà tới toàn bộ các hoạt động kinh tế, thương mại khác nói chung. Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông sẽ đảm bảo được quá trình vận tải thông suốt là điều kiện tiên quyết quyết định tới sự phát triển của thị trường.
- Phát triển công nghiệp và các cụm điểm công nghiệp: Với xu hướng sản xuất công nghiệp sạch trong những năm tới, sử dụng LPG làm chất đốt, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến sẽ trở nên ngày một phổ biến, nhất là đối với các dự án, công trình, dây truyền sản xuất, chế biến kỹ thuật cao, đòi hỏi sự chính xác cho sản phẩm.
1.2. Dự báo tình hình cung cầu LPG ở thị trường trong nước đến 2020, định hướng đến năm 2025.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2010, nhu cầu dầu của Việt Nam sẽ lên tới khoảng 16,7 - 17,2 triệu tấn/năm, trong đó, mỗi năm cần 14,1 - 14,8 triệu tấn để sản xuất năng lượng, khoảng 1,25 triệu tấn nguyên liệu cho hóa dầu. Năm 2020, nhu cầu dầu của Việt Nam là khoảng 29 - 31,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 26,3 - 28,6 triệu tấn cho mục đích năng lượng. Tốc độ tăng bình quân nhu cầu dầu giai đoạn 2011-2020 là 6,12%
Mặt khác theo các tiêu chí được đưa ra tại Quy hoạch ngành Năng lượng Việt Nam thời kỳ 2006-2015 và định hướng đến 2025 của Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thì sản lượng khai thác dầu khí của nước ta trong các thời kỳ sẽ là:
- Giai đoạn 2006-2010: 25~ 30 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 18 ~ 19 triệu tấn; Khí đốt: 8 ~ 10 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 0,2 ~ 1 triệu tấn
- Giai đoạn 2011-2015: 31~ 34 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 16 ~ 18 triệu tấn; Khí đốt: 11 ~ 15 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 1,2 ~ 3 triệu tấn
- Giai đoạn 2016-2025: 34~ 35 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 13 ~ 15 triệu tấn; Khí đốt: 15 ~ 16 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 3,5 ~ 5,5 triệu tấn
Mức tăng sản lượng thời kỳ 2011-2020 vào khoảng 2,7%-3,2%
Như vậy từ các dự báo trung hạn về tình hình cung cầu các sản phẩm dầu tại thị trường trong nước cho thấy: Đến năm 2020 mức tăng sản lượng trung bình hàng năm về các sản phẩm dầu mỏ sẽ xấp xỉ bằng 1/2 mức tăng nhu cầu tiêu dùng.
2. Dự báo nhu cầu sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 5 năm tới cũng như giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025 kinh tế tỉnh Nghệ An tiếp tục có bước phát triển và đạt được thành tựu quan trọng, lúc này đời sống người dân sẽ tiếp tục được cải thiện, kéo theo nhu cầu tiêu thụ LPG sẽ cao hơn thời kỳ 2004 – 2010 và nằm trong tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
- Nhu cầu tiêu thụ: Nằm trong khu vực kinh tế đang phát triển của cả nước, dự báo mức tăng trưởng kinh tế bình quân đến năm 2020 khoảng 11-12%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng LPG 10% - 15%/năm.
- Bình quân mỗi khách hàng (hộ) sử dụng từ 5 – 7 chai LPG/năm đối với bình có trọng lượng 12-13 kg.
3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG trên từng địa bàn.
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH LPG
1. Quan điểm phát triển
Với mục tiêu xây dựng và hình thành mạng lưới kinh doanh LPG phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Nghệ An được xây dựng với quan điểm:
- Xây dựng và phát triển hệ thống các mô hình kinh doanh LPG trên địa bàn phù hợp với nhu cầu, lồng ghép các cơ sở kinh doanh LPG cùng trong hệ thống cửa hàng xăng dầu để tiết kiệm quỹ đất và đảm bảo an toàn PCCN. Từng bước hình thành một hệ thống các cửa hàng phân phối nhiên liệu tổng hợp (xăng, dầu, LPG…) theo hướng liên kết, sâu chuỗi và đảm bảo khả năng phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
- Quy hoạch đảm bảo cho sự hình thành phát triển mạng lưới cửa hàng LPG hoàn chỉnh, các cửa hàng được xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo các quy định tiêu chuẩn, an toàn phòng chống cháy nổ, phù hợp với kết cấu cơ sở hạ tầng và phù hợp với mỹ quan đô thị, dân cư.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa tỉnh Nghệ An theo hướng mở, ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, hiệu xuất kinh doanh.
- Quy hoạch đảm bảo phân bố lại các cửa hàng đối với từng khu vực nông thôn, thành thị, miền núi đảm bảo khoảng cách giữa các cửa hàng trên từng địa bàn, nhằm hạn chế việc đầu tư tập trung, đầu tư quá dày hoặc quá mỏng, không đảm bảo mật độ, khoảng cách giữa các cửa hàng ở từng vùng miền, từng khu vực.
2. Định hướng, mục tiêu phát triển
- Tập trung xây dựng phát triển và hình thành hệ thống phân phối LPG toàn tỉnh với trọng tâm là các đại lý, cửa hàng bán lẻ LPG chai là chân rết cho các thương nhân hoặc tổng đại lý kinh doanh.
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh LPG, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh tế và kỹ thuật trong ngành khí thiên nhiên như: cấp phép vận chuyển và phân phối khí, phê duyệt giá khí, phí vận chuyển, phân phối khí, các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật...
- Khuyến khích các đơn vị đầu tư xây dựng các cơ sở chiết nạp, cấp, chế biến khí hoá lỏng trên địa bàn, ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sang nạp, cấp, chế biến, từng bước hình thành một thị trường cung ổn định cho nhu cầu trong tỉnh.
- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong tỉnh nhằm đa dạng hoá hình thức thương nhân đồng thời nâng cao tính cạnh tranh, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cửa hàng gas hiện có đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC, bảo vệ môi trường, trật tự giao thông. Đối với những cửa hàng đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh thì vẫn giữ nguyên, các cửa hàng chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh thì phải bổ sung và hoàn thiện, đồng thời di chuyển các cửa hàng LPG ở những vị trí không phù hợp.
II. TIÊU CHÍ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KHO, TRẠM CHIẾT NẠP, TRẠM CẤP, CỬA HÀNG BÁN LẺ KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
1. Tiêu chí quy hoạch đối với cửa hàng
1.1 Diện tích mặt bằng
Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6223:2011 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, yêu cầu chung về an toàn, đảm bảo diện tích tối thiểu cho 01 của hàng chuyên doanh (LPG), cụ thể là:
* Đối với cửa hàng chuyên doanh LPG:
- Tổng diện tích tối thiểu 25 m2
+ Diện tích phòng bán hàng và bày mẫu hàng hoá tối thiểu là 12 m2
+ Diện tích kho hàng tối thiểu 10 m2
+ Diện tích khu phụ tối thiểu 3 m2
- Ngoài những tiêu chuẩn trên, không bố trí cửa hàng kinh doanh LPG trong cùng nhà ở và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1.3 của mục II.1 này.
* Trường hợp bố trí cửa hàng LPG cùng với cửa hàng bán lẻ xăng dầu :
- Diện tích chung của cửa hàng không nhỏ hơn diện tích tối thiểu của cửa hàng chuyên doanh LPG;
+ Có phần dành riêng bán LPG hợp lý, phù hợp với quy mô cửa hàng.
+ Phải có kho chứa hàng LPG riêng, không để lẫn với các mặt hàng kinh doanh khác.
- Ngoài việc tuân thủ các quy định chung về mặt hàng LPG, phải tuân thủ các quy định đối với cửa hàng xăng dầu (đối với trường hợp vừa kinh doanh xăng dầu, vừa kinh doanh LPG).
1.2 Bán kính phục vụ.
1.3. Yêu cầu về tiêu chuẩn cửa hàng.
Nguyên tắc chung về thiết kế cửa hàng LPG phải tuân theo các quy định của TCVN 2622:1995
- Cửa hàng LPG tại điểm bán xăng dầu phải ngăn cách nguồn gây cháy ít nhất 20m.
- Cửa hàng chuyên doanh và không chuyên doanh LPG phải ngăn cách nguồn gây cháy ít nhất 3m về phía không có tường chịu lửa.
Thiết kế phòng bán hàng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản như thuận tiện cho việc mua bán, giao nhận và di chuyển hàng hoá; Bố trí cân đối, hợp lý, mỹ quan, vệ sinh và an toàn lao động; Có ít nhất 01 cửa vào và 01 cửa phụ để di chuyển hàng ra ngoài dễ dàng phòng khi có sự cố…
2. Những tiêu chí đối với cơ sở chiết nạp
2.1. Cơ sở chiết nạp và các kho bảo quản phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình theo quy định.
ĐVT: m
Tổng lượng gas tồn chứa, kg |
Khi không có tường ngăn cháy |
Khi có tường ngăn cháy |
Từ 15 đến 400 |
1,0 |
0 |
Trên 400 đến 1.000 |
3,0 |
1,0 |
Trên 1.000 đến 4.000 |
4,0 |
1,0 |
Trên 4.000 đến 6.000 |
5,0 |
1,5 |
Trên 6.000 đến 12.000 |
6,0 |
2,0 |
Trên 12.000 đến 20.000 |
7,0 |
2,5 |
Trên 20.000 đến 30.000 |
8,0 |
3,0 |
Trên 30.000 đến 50.000 |
9,0 |
3,5 |
Trên 50.000 đến 60.000 |
10,0 |
4,0 |
Trên 60.000 đến 100.000 |
11,0 |
4,5 |
Trên 100.000 đến 150.000 |
12,0 |
5,0 |
Trên 150.000 đến 250.000 |
15,0 |
6,0 |
Trên 250.000 |
20 |
7,0 |
Đồng thời các cơ sở bảo quản LPG ngoài trời, bảo quản LPG trong nhà, ngoài cửa hàng kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn quy định hiện hành của pháp luật như quy định về rào ngăn cách, mái che, các phương tiện phòng chống cháy, kỹ thuật xây dựng, lượng tồn chứa…mới được đưa vào hoạt động.
2.2. Khoảng cách giữa các cơ sở chiết nạp.
2.3. Tiêu chuẩn đối với trạm nạp LPG.
Căn cứ yêu cầu chung đối với trạm nạp và kho chứa ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiêp nay là Bộ Công Thương và theo TCVN 6486:2008. Một số yêu cầu chính là:
- Trạm chiết nạp LPG không bố trí nằm ở tầng hầm, dưới mặt đất hoặc ở trên các tầng phía trên của nhà nhiều tầng.
- Các kho chứa LPG của trạm nạp phải có thiết bị kiểm tra nồng độ propan để phát hiện kịp thời sự rò rỉ.
- Sàn trạm nạp, kho chứa phải vững chắc, bằng phẳng, không trơn trượt, bằng hoặc cao hơn mặt bằng xung quanh, làm bằng vật liệu không cháy.
- Khu vực nạp và kho chứa phải có hàng rào bao quanh với 2 cửa ra vào. Độ cao tối thiểu là 2m. Cửa và cổng ra vào của khu vực trạm nạp, kho chứa phải mở được cả hai phía ngoài, trong và không có cơ cấu tự hãm.
- Khi thải nước từ trạm nạp ra hệ thống thải chung phải sử dụng thiết bị chuyên dùng để ngăn không cho hơi thoát vào hệ thống thải.
- Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không lớn hơn 10W. Hệ thống nối đất an toàn phải có điện trở nối đất không lớn hơn 4W. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ nối đất an toàn. Tại vị trí nạp LPG phải nối hệ tĩnh điện với các phương tiện nạp LPG.
- Thiết bị điện và thiết bị điện chiếu sáng trong khu vực nạp, tồn chứa LPG phải là loại chống cháy nổ, phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.
- Bồn chứa, hệ thống bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo lắp đặt, bảo trì, kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo TCVN 6153 - 6156:1996; TCVN 6486:2008 và các quy định hiện hành liên quan.
- Phải treo biển cấm lửa, hướng dẫn chứa cháy tại các vị trí dễ thấy.
- Phải có biện pháp loại trừ tất cả các nguồn gây cháy trong khu vực bố trí thiết bị chiết nạp, kho chứa và phải trang bị các phương tiện chữa cháy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra các yêu cầu đối với thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn và thiết bị phụ, yêu cầu với bồn chứa LPG…phải tuân thủ các quy định ban hành kèm theo quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiêp nay là Bộ Công Thương.
3. Tiêu chí cửa hàng nạp khí dầu mỏ hoá lỏng cho xe ô tô
Đây là một nội dung khoa học và đang rất mới ở nước ta, Bộ Khoa học & Công nghệ đang trong quá trình nghiên cứu, biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực này (cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cung cấp cho xe ôtô và các phương tiện khác), cho nên hiện nay chưa có tiêu chuẩn Việt Nam đối với cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cung cấp cho xe ô tô và các phương tiện khác, vì vậy quy hoạch này vận dụng tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực cửa hàng kinh doanh xăng dầu để xây dựng quy hoạch. Cụ thể như sau:
3.1. Tiêu chí về diện tích, quy mô:
- Về yêu cầu thiết kế cửa hàng áp dụng theo TCVN 4530:1998
- Quy định về diện tích, khoảng cách giữa các cửa hàng áp dụng các tiêu chí theo QCVN 07:2010 và Quyết định số 0794/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương “về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, đó là:
+ Cửa hàng kinh doanh LPG (cung cấp cho ôtô và các phương tiện khác) loại 1: Diện tích đất xây dựng cửa hàng tối thiểu đạt 5.600 m2 (không kể đất lưu không đến mép đường), trong đó chiều rộng mặt tiền tiếp tối thiểu là 70 m trở lên; có ít nhất 6 cột bơm LPG (loại 1 vòi, 2 vòi) kèm theo nhà nghỉ, bãi đỗ xe được chia 2 khu riêng biệt: khu vực cung ứng LPG; khu dịch vụ rửa, bảo dưỡng xe, khu dịch vụ ăn ưống, vệ sinh cá nhân, mua sắm...
+ Cửa hàng kinh doanh LPG (cung cấp cho ôtô và các phương tiện khác) loại 2: Diện tích đất xây dựng cửa hàng tối thiểu đạt 3.000 m2 (không kể đất lưu không đến mép đường), trong đó chiều rộng mặt tiền tiếp tối thiểu là 60 m trở lên; có ít nhất 4 cột bơm LPG (loại 1 vòi, 2 vòi) kèm theo một số dịch vụ thương mại khác.
+ Cửa hàng kinh doanh LPG (cung cấp cho ôtô và các phương tiện khác) loại 3: Diện tích đất xây dựng cửa hàng tối thiểu đạt 900 m2 (không kể đất lưu không đến mép đường), trong đó chiều rộng mặt tiền tiếp tối thiểu là 30 m trở lên; có ít nhất 3 cột bơm LPG (loại 1 vòi, 2 vòi)
3.2. Về khoảng cách:
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở chiết nạp
2. Quy hoạch hệ thống kho chứa, dự trữ trong lưu thông
- Kho có sức chứa từ 25 tấn trở lên
- Kho chứa dự trữ có sức chứa từ 1 tấn-dưới 25 tấn
IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG KINH DOANH BÁN LẺ KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
1. Phát triển mạng lưới cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2. Quy hoạch cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có tính đến năm 2025
2.1. Biểu tổng hợp Quy hoạch cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có tính đến năm 2025
2.2. Quy hoạch cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn từng địa phương đến năm 2020, có tính đến năm 2025 (chi tiết qui hoạch cho 20 huyện, thành phố, thị xã)
I. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG.
1. Chính sách khuyến khích thương nhân kinh doanh và đầu tư.
2. Chính sách đất đai, vốn tín dụng.
3. Chính sách hỗ trợ thông tin, thị trường.
4. Chính sách đào tạo và sử dụng lao động.
II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG.
1. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật trong kinh doanh
2. Cải cách thủ tục hành chính
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
4. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Các Sở, ban, ngành liên quan
2. UBND các huyện, thành phố, thị xã Trực tiếp quản lý quy hoạch trên địa bàn.
3. Thương nhân tham gia mạng lưới kinh doanh LPG.