Quyết định 16/2007/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 16/2007/QĐ-BYT
Ngày ban hành 01/02/2007
Ngày có hiệu lực 11/03/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trần Thị Trung Chiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*************

Số: 16/2007/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứQuyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam – Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 (bản kèm theo) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010

a) Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của mọi người về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Mở rộng diện bao phủ thông tin, cung cấp tài liệu và tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS tới tất cả các cấp, các ngành và người dân.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi hành vi của các nhà lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người dân, đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ cao về HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

- Góp phần tăng tỉ lệ người dân, nhất là những người thuộc các nhóm có hành vi nguy cơ cao thực hành các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV.

- Góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ; tăng cường sự chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV; tạo môi trường thuận lợi để người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng.

- Nâng cao năng lực của hệ thống về quản lý, tổ chức, thực hiện công tác thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

2. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp đối với công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng tổ chức và tham gia các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

b) Giải pháp chuyên môn kỹ thuật:

- Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng và phát triển các kỹ năng cá nhân trong dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS;

- Nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông;

- Lồng ghép thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác;

- Bảo đảm tất cả các giải pháp, các hoạt động của Chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi đều được thiết kế và triển khai dựa trên các bằng chứng khoa học và thực tiễn.

c) Giải pháp nâng cao năng lực về quản lý và tăng cường nguồn lực:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý,điều hành chương trình;

- Huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế.

[...]