Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 1590/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 09/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 09/09/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Vũ Đức Đam |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1590/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 38/TTr-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu
Bảo tồn, sử dụng hợp lý các di sản địa chất, quản lý và phát triển bền vững mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam với các mục tiêu cụ thể sau đây:
a) Đến năm 2020:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan (tỷ lệ 1/200.000) và chi tiết (tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000) di sản địa chất và triển vọng xây dựng công viên địa chất ở 25 - 30 khu vực ở miền Trung và miền Nam Việt Nam;
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công nhận 5 - 7 công viên địa chất quốc gia; trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận 2 - 3 công viên địa chất toàn cầu;
b) Tầm nhìn đến năm 2030, tiếp tục mở rộng mạng lưới các công viên địa chất quốc gia và công viên địa chất toàn cầu trên phạm vi cả nước; phấn đấu công nhận khoảng 25 - 30 công viên địa chất quốc gia hoặc toàn cầu.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn di sản địa chất và phát triển, quản lý công viên địa chất
- Tổ chức nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài nước về bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất và công viên địa chất.
- Hoàn thiện bộ tiêu chí khoa học và quy trình xác định, đánh giá, phân loại, công nhận di sản địa chất và công viên địa chất; các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công viên địa chất và kế hoạch phát triển bền vững các công viên địa chất quốc gia, công viên địa chất toàn cầu; các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên nói chung và tài nguyên địa chất nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan (tỷ lệ 1/200.000) di sản địa chất và triển vọng xây dựng công viên địa chất ở miền Trung và các tỉnh phía Nam kể từ Thừa Thiên - Huế trở vào (khoảng 25 - 30 khu vực), trên cơ sở đó hoàn thiện cơ sở dữ liệu di sản địa chất và công viên địa chất ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá chi tiết (tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000) di sản địa chất và triển vọng xây dựng công viên địa chất ở một số khu vực ở Việt Nam (khoảng 5 - 7 khu vực).
- Xây dựng hồ sơ xác định, đánh giá và phân loại di sản địa chất, hồ sơ xét công nhận công viên địa chất quốc gia (khoảng 5 - 7 khu vực) và công viên địa chất toàn cầu (khoảng 2 - 3 trong số 5 - 7 khu vực kể trên).
b) Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo tồn, sử dụng hợp lý di sản địa chất và công viên địa chất ở Việt Nam
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, sử dụng hợp lý di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam.
- Lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, sử dụng hợp lý di sản địa chất và công viên địa chất trên phạm vi toàn quốc tỷ lệ 1/200.000.
- Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 về bảo tồn, sử dụng hợp lý di sản địa chất và công viên địa chất ở một số khu vực; lồng ghép các quy hoạch chi tiết kể trên vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản địa chất và công viên địa chất
- Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản địa chất và công viên địa chất ở Việt Nam.