Quyết định 158/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 158/QĐ-TTg
Ngày ban hành 06/02/2024
Ngày có hiệu lực 06/02/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỈNH VĨNH PHÚC THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 462/TTr-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2023, Văn bản số 594/UBND-KT5 ngày 23 tháng 01 năm 2024 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo thẩm định số 8596/BC-HĐTĐ ngày 16 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh và tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản số 10946/BKHĐT-QLQH ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô 1.236 km2 gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (02 thành phố và 07 huyện). Tỉnh Vĩnh Phúc có tọa độ địa lý từ 21°08’ đến 21°19' vĩ độ bắc; từ 105° 109’ đến 105°47’ kinh độ đông, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây: Giáp tỉnh Phú Thọ. 

- Phía Đông và Nam: Giáp thành phố Hà Nội.

II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN; CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ

1. Quan điểm phát triển:

a) Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; các quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế về công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch; dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại và logistics; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.

c) Xác định phát huy giá trị bản sắc văn hóa, phát triển con người Vĩnh Phúc “Tiên phong, sáng tạo, khát vọng, đổi mới” là yếu tố nền tảng tạo động lực phát triển của tỉnh.

d) Cải thiện, nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân; lấy người dân làm trung tâm phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân cùng có cơ hội cải thiện điều kiện kinh tế, nâng cao thu nhập và đều được thụ hưởng những thành quả phát triển của tỉnh.

đ) Đẩy nhanh đô thị hóa, bảo đảm kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giữa các đô thị với các khu, cụm công nghiệp và khu dịch vụ, trung tâm đầu mối; hình thành các hành lang kinh tế kết nối các không gian phát triển mới, các hành lang kinh tế quan trọng của Vùng, quốc gia; thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

e) Phát triển hài hòa, bền vững cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ