ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1572/QĐ-UBND
|
Đắk Nông, ngày 04
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 21/2013/NQ-HĐND NGÀY 19/7/2013 CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO MỘT SỐ NỘI DUNG, CÔNG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg
ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ
vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC
ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân
sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số
03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế
đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020;
Căn cứ Nghị quyết số
21/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc quy
định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Công văn số 1680/SKH-MTQG ngày 20 tháng 9 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số
21/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc quy
định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2013-2020, với nội dung như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Bố trí lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ
của Nhà nước theo các Chương trình, dự án để huy động tối đa nguồn lực của người
dân và cộng đồng thực hiện có hiệu quả để hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới
theo kế hoạch, lộ trình đã xây dựng.
2. Phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho người dân, cộng đồng và chính quyền cấp xã; việc gì dân làm được thì trao quyền chủ động cho cộng
đồng dân cư tổ chức thực hiện.
3. Đơn giản các trình tự đầu tư, hồ
sơ thanh, quyết toán các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới; góp phần cải
cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ, kịp thời
giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đảm bảo dân chủ, công khai,
minh bạch trong tổ chức thực hiện.
4. Các nội dung, hoạt động của Chương
trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ tiêu
chí Quốc gia nông thôn mới).
II. Nguồn vốn thực hiện:
1. Vốn và nguồn vốn thực hiện chương
trình: Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2. Huy động nguồn vốn:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Bao gồm
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách
Trung ương cho ngân sách tỉnh; nguồn thu từ xổ số kiến thiết, vốn vượt thu ngân sách và các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn ngân sách huyện: Nguồn
cân đối ngân sách huyện, thu tiền sử dụng đất để lại cho cấp huyện, ngân sách cấp
tỉnh phân cấp cho ngân sách cấp huyện và
các nguồn vốn hợp pháp khác do ngân sách
huyện quản lý.
- Nguồn vốn ngân sách xã: Nguồn cân đối
ngân sách xã, thu tiền sử dụng đất để lại
cho xã, ngân sách cấp huyện phân cấp cho ngân sách xã và các nguồn vốn hợp pháp khác do ngân sách xã quản lý.
- Nguồn vốn huy động từ nhân dân địa
phương: Theo quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác: Bao gồm nguồn vốn huy động từ
các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ cho
địa phương.
- Nguồn vốn tín dụng: Bao gồm tín dụng
ưu đãi và tín dụng thương mại.
3. Giải pháp huy động:
- Tiếp tục quán triệt các mục tiêu,
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến tận người dân, các tổ chức, doanh nghiệp;
thường xuyên nắm bắt, bám sát kế hoạch triển
khai xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn.
- Chủ động làm việc với các Bộ, ngành
Trung ương để tranh thủ sự ủng hộ nhằm tăng cường nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hàng
năm cho tỉnh thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, dự án
và các nguồn vốn khác.
- Vận động và tạo điều kiện tối đa cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, con em của địa phương sống,
làm việc trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; đồng thời,
thông qua họ vận động để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân khác hỗ
trợ vốn cho địa phương.
- Nhân rộng mô hình sản xuất gắn với
chế biến và tiêu thụ, kết nối thị trường tốt, mô hình sản xuất kinh doanh mang
lại hiệu quả kinh tế cao; tổ chức các cuộc hội thảo để thu hút các nhà đầu tư,
các tổ chức cá nhân khác hỗ trợ đầu tư
vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm nâng cao thu
nhập cho người lao động.
- Kịp thời
biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp quan
trọng cho xây dựng nông thôn mới từ đó tạo sức lan tỏa để thu hút nguồn vốn đầu
tư từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
khác.
III. Mức hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước thực hiện xây dựng nông thôn mới: Được chia làm các mức hỗ trợ, cụ thể như sau:
1. Đối với xã thuộc huyện nghèo nằm
trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP.
Được áp dụng theo mục 1, khoản b, Điều
1 Quyết 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện - Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2. Đối với xã đang thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
(dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn) thì thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết
định này.
3. Đối với các các xã còn lại:
a) Các cấp ngân sách hỗ trợ cho một số
nội dung, công việc trong xây dựng các công trình nông thôn mới thực hiện theo
khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số
21/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông (cụ thể có
biểu kèm theo).
b) Các công trình xây dựng bằng nguồn
vốn nông thôn mới đã khởi công trước khi quy định này có hiệu lực thì được thực
hiện theo Quyết định đã phê duyệt của cấp
có thẩm quyền.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã chỉ
đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã tổ chức
triển khai có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đề án phát triển sản xuất và các nhiệm vụ liên quan khác.
- Chịu trách nhiệm tham mưu lồng ghép
các nguồn vốn do ngành quản lý để đầu tư xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo Văn
phòng điều phối Chương trình nông thôn mới
tỉnh và các địa phương xây dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển sản xuất.
- Chỉ đạo Văn điều phối nông thôn mới tỉnh thường
xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện ở các địa phương để đề xuất phương án giải quyết hoặc báo cáo
UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
- Phối hợp các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã kiểm tra, rà soát tiến độ thực
hiện các tiêu chí theo quy hoạch được duyệt; tổng hợp, báo cáo tiến độ và đề xuất
những vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới hàng quý, 6 tháng, 01 năm cho
Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn nông thôn mới để các
huyện, thị xã triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Văn phòng điều phối chương
trình, nông thôn mới tỉnh đề xuất kế hoạch
lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu
và nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng nông thôn mới.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước Đắk Nông và các đơn vị liên quan hướng
dẫn, xử lý kịp thời các vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng và thanh quyết
toán nguồn kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo chế độ
quy định. Kịp thời cấp mã số dự án và bố trí nguồn
vốn sự nghiệp để UBND các xã, phường triển khai thực hiện các quy hoạch nông thôn
mới.
4. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện:
- Chủ trì hướng dẫn quy trình, hồ sơ,
thủ tục và thanh toán vốn cho các dự án kịp thời, đúng chế độ quy định; định kỳ
báo cáo tình hình giải ngân vốn các dự án xây dựng nông thôn mới cho Ban chỉ đạo
nông thôn mới cùng cấp.
- Phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy
nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư.
5. UBND cấp huyện:
- Có trách nhiệm huy động các nguồn lực
hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thi xã; chỉ đạo Phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã thực
hiện việc cấp bổ sung nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện cho ngân sách
xã; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
- Tùy vào khả năng ngân sách của từng
huyện, thị xã và tình hình thực tế của từng xã, UBND các huyện, thị xã xây dựng
cơ cấu nguồn vốn đóng góp của ngân sách huyện, thị xã và ngân sách xã trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua để triển khai thực hiện Quyết định này.
- UBND các huyện, thị xã, Ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới các huyện, thị xã chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc quản lý các nguồn kinh phí quyết toán các công trình do UBND xã và UBND huyện, thị xã quyết định đầu tư.
- Đôn đốc UBND các xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương
trình, dự án, định kỳ, đột xuất tổng hợp
báo cáo theo yêu cầu của UBND tỉnh và các
đơn vị theo dõi quản lý.
- Xây dựng kế hoạch huy động, thu
hút, kêu gọi đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thị xã.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các xã lập
báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thẩm định đối
với các công trình có tổng mức trên 3 tỷ đồng theo quy định hiện hành và hướng
dẫn các xã lập dự toán đầu tư các công trình có mức vốn ngân sách Nhà nước hỗ
trợ dưới 3 tỷ đồng (theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về
việc lựa chọn danh mục các công trình cần đầu tư trên địa bàn các xã về tính khả
thi (việc chấp thuận chủ trương đầu tư) và khả năng huy động nguồn lực để triển
khai thực hiện.
6. UBND cấp xã:
- Chịu trách nhiệm rà soát từng công
trình, tiêu chí ưu tiên, xây dựng kế hoạch đầu tư gửi UBND cấp huyện, thị xã; đồng
thời, phải đảm bảo huy động được đủ nguồn
vốn ngoài ngân sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đã được xây dựng kế hoạch đầu
tư.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công
tác quản lý nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho xã và các nguồn vốn mà xã tự huy động
để hoàn thành các tiêu chí; không huy động trái pháp luật các nguồn lực mà
không có khả năng trả nợ khi công trình hoàn thành; đảm bảo sử dụng đúng mục
đích, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trên địa bàn; kịp thời đôn đốc các tổ,
đội, đơn vị thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ và thanh toán nguồn vốn
đúng hạn định.
- Định kỳ, đột xuất lập báo cáo tiến
độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn, quyết toán kinh phí, báo cáo UBND cấp huyện, thị xã, Văn phòng điều phối
chương trình nông thôn mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Văn
phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND
các xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN, KTTC (S).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Bốn
|
DANH MỤC
MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG,
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2013)
STT
|
Danh mục công
trình
|
Mức hỗ trợ từ
ngân sách trung ương, tỉnh (%)
|
Mức hỗ trợ từ
ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác (%)
|
Mức đóng góp của
người dân tại địa phương (%)
|
01
|
Đường giao thông đến trung tâm xã
|
100
|
Thực hiện theo Chương trình trái phiếu Chính phủ.
|
02
|
Xây dựng Trụ sở xã
|
Hỗ trợ 3.500 triệu/trụ
sở
|
Thực hiện theo Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày
15/10/2010
|
03
|
Đường giao thông thôn, xóm
|
Áp dụng cơ cấu theo Nghị quyết số 10/2012/NQ- HĐND
ngày 31/5/2012.
|
04
|
Đường giao thông nội đồng
|
05
|
Công trình kênh mương nội đồng
|
06
|
Công trình trạm y tế xã
|
100
|
Thực hiện theo Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày
15/10/2010
|
07
|
Công trình nước sạch
|
Thực hiện Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012
của Thủ tướng Chính phủ.
|
08
|
Công trình trường THCS
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
90
|
10
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
09
|
Công trình trường Tiểu học
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1 :
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
90
|
10
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
10
|
Công trình trường mầm non:
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
0
|
100
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
50
|
50
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
11
|
Nhà văn hóa xã, và khu thể thao xã.
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
70
|
30
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
12
|
Nhà văn hóa thôn, và khu thể thao thôn, bon,
buôn.
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
70
|
30
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
13
|
Công trình chợ nông thôn
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
0
|
100
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
50
|
50
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
70
|
30
|
14
|
Đường vào nghĩa trang xã
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
50
|
50
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
15
|
Nghĩa trang xã
|
|
|
100
|
16
|
Thoát nước thải khu dân cư
|
|
|
100
|
17
|
Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công
nghiệp, thủy sản
|
|
|
|
|
- Các xã vùng 1:
|
|
50
|
50
|
|
- Các xã vùng 2:
|
|
80
|
20
|
|
- Các xã vùng 3:
|
|
100
|
0
|
|
|
|
|
|
|