Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2006 ban hành Quy định về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 1523/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 20/08/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Phạm Kim Yên |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1523/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 10 tháng 8 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 67/TTr-TNMT ngày
31/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1523 /2006/QĐ-UBND ngày 10 /8 /2006 của
UBND Tỉnh An Giang)
Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường, môi sinh, an ninh trật tự và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh quy định về quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1- Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và bảo vệ khoáng sản ở thể rắn và thể lỏng ( gồm đá vật liệu xây dựng thông thường, đá áplit, đá ốplát, sét, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin và nước khoáng) trên địa bàn tỉnh.
2- Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân hoạt động khóang sản trên địa bàn tỉnh, đối với các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khóang sản, cơ quan nhà nước quản lý về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang .
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản.
Điều 5. Hình thức khai thác tận thu khoáng sản
1. Đối với khoáng sản không có mặt nước che phủ chỉ thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý, hoặc ở bãi thải trong khai thác và chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ .
2. Đối với khoáng sản có mặt nước che phủ, khai thác tận thu nhằm mục đích:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1523/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 10 tháng 8 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 67/TTr-TNMT ngày
31/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1523 /2006/QĐ-UBND ngày 10 /8 /2006 của
UBND Tỉnh An Giang)
Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường, môi sinh, an ninh trật tự và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh quy định về quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1- Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và bảo vệ khoáng sản ở thể rắn và thể lỏng ( gồm đá vật liệu xây dựng thông thường, đá áplit, đá ốplát, sét, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin và nước khoáng) trên địa bàn tỉnh.
2- Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân hoạt động khóang sản trên địa bàn tỉnh, đối với các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khóang sản, cơ quan nhà nước quản lý về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang .
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản.
Điều 5. Hình thức khai thác tận thu khoáng sản
1. Đối với khoáng sản không có mặt nước che phủ chỉ thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý, hoặc ở bãi thải trong khai thác và chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ .
2. Đối với khoáng sản có mặt nước che phủ, khai thác tận thu nhằm mục đích:
a) Tận dụng nguồn cát ở những đoạn sông bồi lắng mạnh phục vụ cho nhu cầu san lấp các công trình phúc lợi xã hội và các công trình dân dụng ở địa phương.
b) Khơi thông, cải tạo dòng chảy theo hướng có lợi đối với cảnh quan và môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào thực tế của tỉnh, đề xuất lập thủ tục điều chỉnh, bổ sung danh mục khai thác tận thu trong từng thời điểm, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để quản lý cấp phép theo quy định.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG
SẢN KHÔNG CÓ MẶT NƯỚC CHE PHỦ
Sản lượng khai thác đá vật liệu xây dựng thông thường từng năm phải tuân theo giấy phép đã cấp, trường hợp cần gia tăng sản lượng khai thác để phục vụ công trình trọng điểm của tỉnh phải báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
Các khu mỏ được tiếp tục khai thác là mỏ Đông nam núi Cấm, mỏ núi Gập Ghềnh (thuộc huyện Tịnh Biên) và tổ chức thăm dò, khai thác mỏ Tà Lọt (Tây nam núi Cấm, huyện Tịnh Biên) hoặc các khu vực có phát hiện quặng mới.
Việc khai thác, chế biến đá granit thành đá ốplat các loại phải sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại. Tận dụng triệt để đá phế phẩm để chế biến, chế tác thành các loại sản phẩm đa dạng. Việc xuất khẩu đá khối thô phải được UBND tỉnh xem xét quyết định.
Nghiêm cấm dùng đá khối phế phẩm và đá ốplat phế phẩm làm vật liệu xây dựng thông thường.
Khi có nhu cầu hoạt động đối với các loại khoáng sản này nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất kinh doanh phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG
SẢN CÓ MẶT NƯỚC CHE PHỦ
Việc cấp và gia hạn giấy phép khai thác trên cơ sở xem xét quy mô khai thác phù hợp với trữ lượng khu mỏ và căn cứ vào các cơ sở khoa học như độ ổn định của đường bờ, hình thái sông … nhằm mục đích cải tạo dòng chảy theo hướng có lợi đối với môi trường, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Sản lượng khai thác được cấp phép căn cứ trên cơ sở trữ lượng cát được phê duyệt của từng đoạn sông. Trong quá trình khai thác nếu xảy ra các tình huống nhạy cảm về sạt lở và môi trường thì UBND tỉnh quyết định điều chỉnh sản lượng, diện tích khai thác của giấy phép hoặc thu hồi giấy phép.
Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân có các phương tiện, thiết bị tự chế tham gia vào các loại hình tập thể, hợp tác do địa phương tổ chức hoặc thành lập doanh nghiệp để hoạt động khai thác, vận chuyển, san lấp cát sông và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các huyện, thị xã, thành phố phối hợp các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tổ chức loại hình quản lý phù hợp thực tế của địa phương nhằm tập hợp hết số phương tiện này trên địa bàn.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Căn cứ vào thực tế quản lý hoạt động khoáng sản ở địa phương, UBND tỉnh chỉ cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản và cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn tối đa là 03 năm (ba năm) đối với từng loại khoáng sản. Riêng hình thức khai thác tận thu thời hạn cho phép là 01 năm (một năm).
Trước khi giấy phép hoặc văn bản cho phép hết thời hạn ít nhất là 30 ngày đối với hoạt động khảo sát, thăm dò hoặc 90 ngày đối với hoạt động khai thác, chế biến, tổ chức và cá nhân hoạt động khoáng sản nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải lập thủ tục xin phép gia hạn theo quy định.
- Lệ phí cấp phép; thuế; phí khai thác; tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của nhà nước;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khoáng sản gây ra;
- Thả phao, gắn panô đối với khai thác cát sông;
- Bảo vệ môi trường, môi sinh; bảo vệ an toàn lao động; sử dụng đất đai;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật khoáng sản.
Điều 22. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác có trách nhiệm thực hiện:
- Lập thiết kế mỏ hoặc đề án khai thác trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Lập phương án ký quỹ phục hồi môi trường trình phê duyệt và thực hiện ký quỹ theo phương án;
- Lập thủ tục địa chính và hợp đồng thuê đất theo quy định;
- Thực hiện phương án đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường, đất đai sau khi kết thúc khai thác;
- Phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác và vận chuyển sản phẩm.
- Bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định trước khi tiến hành khai thác;
- Loại hình khai thác có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải lập hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp.
Trên cơ sở báo cáo định kỳ mỗi năm, nếu sản lượng khai thác trong 02 năm liên tiếp thấp hơn 80% sản lượng cho phép mà đơn vị không có đầy đủ cơ sở để giải trình thì UBND tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh giấy phép (diện tích khai thác), hoặc khu vực khai thác và phương tiện khai thác (đối với cát sông) hoặc thu hồi giấy phép.
Điều 25. Mọi vi phạm trong hoạt động khoáng sản sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CÁC SỞ
NGÀNH, UBND HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ
Điều 26. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm :
1. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh và trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cần tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và lập kế hoạch chi tiết.
Lập thủ tục các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm khai thác, các khu vực khai thác tận thu, khai thác thủ công để trình phê duyệt và đưa vào quản lý theo quy định.
3. Tổ chức khảo sát và theo dõi diễn biến lòng sông mỗi năm 02 đợt để phát hiện và cảnh báo sạt lở bờ sông, đề xuất các giải pháp khắc phục, chỉnh trị dòng chảy hoặc điều chỉnh các hoạt động khai thác cát sông.
4. Phối hợp các Sở ngành và địa phương để tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động khoáng sản hàng năm nhằm chấn chỉnh những thiếu sót của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản, tổ chức thanh tra để phát hiện, xử phạt hoặc đề nghị xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
5. Phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương để tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản , phát huy vai trò của nhân dân để hỗ trợ chính quyền và cơ quan chức năng phát hiện các vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
Điều 27. Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm :
a- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ( trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu sản xuất xi măng ).
b- Hướng dẫn chi tiết nội dung lập thiết kế mỏ, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư khai thác khoáng sản đá các loại đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác .
c- Tham gia kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác khoáng sản thuộc lĩnh vực quản lý ngành .
Điều 28. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm :
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây Dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
Điều 30. UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương; bảo vệ cảnh quan, môi trường và tài nguyên khác trong vùng đang khai thác.
2. Giải quyết và phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất đai, sử dụng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các vấn đề khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo đúng các quy định của pháp luật .
3. Tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản; giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến hoạt động khoáng sản tại địa phương và xử lý đúng thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản.
4. Đối với các địa phương có đồi núi, UBND cấp huyện phải thường xuyên tổ chức kiểm tra để phát hiện kịp thời và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc xử lý các vi phạm trong khai thác đá, cát tầng mặt ven chân núi hoặc trên núi mà không lập đầy đủ thủ tục về khoáng sản và đất đai. Xây dựng các biển báo ( cố định ) ở những khu vực cấm khai thác đá, cát tầng mặt ven chân núi hoặc trên núi để mọi người đều biết và cùng thực hiện.
Việc kiểm tra, xử lý phải được tiến hành đồng bộ từ địa điểm khai thác,chế biến; trên các phương tiện vận chuyển đến các bãi chứa, điểm tiêu thụ.
Các hoạt động khoáng sản đang tiến hành nhưng chưa hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định được gia hạn thực hiện cho đầy đủ trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày quy định này có hiệu lực.