THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
152/2002/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 152/2002/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 11
NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC THUỘC BỘ THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2002-2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng
công ty Nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Công văn số 3106 TM/TCCB ngày 09 tháng
8 năm 2002): ý kiến các bộ: Tài chính (Công văn số 9838 TC/TCDN ngày 10 tháng 9
năm 2002), Kế hoạch và đầu tư (Công văn số 5700 BKH/DN ngày 06 tháng 9 năm
2002), Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (Công văn số 2930/LĐTBXH- CSLĐVL
ngày 06 tháng 9 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ
Thương mại giai đoạn 2002 - 2005 như phụ lục kèm theo.
Bộ Thương mại tiếp tục lựa chọn
một số đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ để cổ phần hoá.
Điều 2:
Giải thể Tổng công ty Máy và Phụ tùng và chuyển các doanh nghiệp thành viên hạch
toán độc lập thuộc Tổng công ty Máy và Phụ tùng về trực thuộc Bộ Thương mại để
thực hiện cổ phần hoá theo tiến độ trong phụ lục kèm theo.
Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo
giải thể Tổng công ty Máy và Phụ tùng theo quy định hiện hành và quyết định
phương án sắp xếp văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng
công ty. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước mới thực hiện theo quy định hiện
hành.
Điều 3:
Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Trường hợp
điều chỉnh, bổ sung phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4:
Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Lao động và Thương binh xã hội, Nội vụ
và các Bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong thực hiện
phương án này.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện
phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ
khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 5:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Thủ
trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC BỘ THƯƠNG MẠI
THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 2002-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thương mại giai đoạn 2002-2005)
I. NHỮNG
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ GIỮ NGUYÊN PHÁP NHÂN ĐẾN NĂM
2005
1. Tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam và 08 doanh nghiệp thành viên sau:
- Công ty xăng dầu B12.
- Công ty xăng dầu khu vực I.
- Công ty xăng dầu khu vực II.
- Công ty xăng dầu khu vực V.
- Công ty xăng dầu Phú Khánh.
- Công ty xăng dầu Hậu Giang.
- Công ty Vận tải xăng dầu đường
thuỷ I.
- Công ty Vận tải xăng dầu đường
thuỷ VITACO.
2. Công ty Thương mại kỹ thuật
và Đầu tư.
II. LỘ TRÌNH
SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
A. Năm
2002:
1. Doanh nghiệp thành viên của Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50%
vốn điều lệ (5 doanh nghiệp):
- Công ty Hoá dầu.
- Công ty Ga.
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp.
- Công ty tư vấn xây dựng dầu
khí Petrolimex.
- Công ty xăng dầu Tây Ninh.
2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ
phần (12 doanh nghiệp):
- Công ty Xuất nhập khẩu và Kỹ
thuật bao bì.
- Công ty Nông thổ sản II.
- Công ty Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì.
- Công ty Bách hoá I.
- Công ty Hoá chất Vật liệu điện
thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Hải Phòng.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu
Giang.
- Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao
động.
- Công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội
(Tổng công ty Máy và Phụ tùng).
- Công ty Thiết bị phụ tùng
thành phố Hồ Chí Minh (Tổng công ty Máy và Phụ tùng).
- Công ty Thiết bị phụ tùng Hải
Phòng (Tổng công ty Máy và phụ tùng).
- Công ty Thiết bị phụ tùng Đà Nẵng
(Tổng công ty Máy và phụ tùng).
3. Bộ phận doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ (1 đơn vị): Chi nhánh
Xăng dầu Hà Tĩnh thuộc Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh.
4. Bộ phận doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ
phần (7 đơn vị):
- Chi nhánh Công ty Giao nhận
kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
- Xí nghiệp Kỹ thuật công nghệ
Sài Gòn thuộc Công ty Điện máy và Phát triển công nghệ.
- Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và
cơ khí thuộc Công ty Xăng Dầu khu vực I.
- Trung tâm Tin học thuộc Văn
phòng Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
- Xí nghiệp May xuất khẩu Lạc
Trung thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc.
- Chi nhánh vải sợi may mặc Hải
Phòng thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc.
- Chi nhánh vải sợi may mặc Nam
Hà thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc.
5. Doanh nghiệp thực hiện giao,
bán (1 doanh nghiệp): Công ty Dịch vụ Đầu tư nước ngoài.
6. Doanh nghiệp thực hiện giải
thể (1 Tổng công ty): Tổng công ty Máy và Phụ tùng.
B. Năm 2003
1. Doanh nghiệp thành viên của Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50%
vốn điều lệ (15 doanh nghiệp):
- Công ty Xăng dầu Bắc Sơn.
- Công ty Xăng dầu Phú Thọ.
- Công ty Xăng dầu Bắc Thái.
- Công ty Xăng dầu Thái Bình.
- Công ty Xăng dầu Quảng Trị.
- Công ty Xăng dầu Quảng Bình.
- Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.
- Công ty Xăng dầu Vĩnh Long.
- Công ty Xăng dầu Cà Mau.
- Công ty Xăng dầu Trà Vinh.
- Công ty Xăng dầu Long An.
- Công ty Xăng dầu Bến Tre.
- Công ty Xăng dầu Đồng Tháp.
- Công ty Xăng dầu Sông Bé.
- Công ty Xăng dầu Đồng Nai.
2. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ
phần (19 doanh nghiệp):
- Công ty Xuất nhập khẩu mây tre
Việt Nam.
- Công ty Điện máy - Xe đạp, xe
máy.
- Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Vật tư khoa học kỹ thuật.
- Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng
sản.
- Công ty Sản xuất kinh doanh Xuất
nhập khẩu.
- Công ty Xuất nhập khẩu với
Lào.
- Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ
Thăng long.
- Công ty Vật liệu điện và Dụng
cụ cơ khí.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Nghệ
tĩnh.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Hải
Hưng.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Thanh
Hoá.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Vĩnh
Phú.
- Công ty Vật tư Tổng hợp Hà
Tây.
- Công ty Du lịch và xúc tiến
Thương mại.
- Công ty In thương mại.
- Công ty Machino (Tổng công ty
Máy và Phụ tùng)
- Công ty Xuất nhập khẩu Máy
thành phố Hồ Chính Minh (Tổng công ty Máy và Phụ tùng)
- Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà
Nội (Tổng công ty Máy và Phụ tùng)
- Công ty Phụ tùng Hà Nội (Tổng
công ty Máy và Phụ tùng)
3. Doanh nghiệp thực hiện phá sản
(hai doanh nghiệp)
- Công ty Xuất nhập khẩu với
Campuchia.
- Công ty Kinh doanh và Sản xuất
Vật tư hàng hoá.
C. Năm
2004:
1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ (10 doanh nghiệp):
- Công ty Xuất nhập khẩu chuyên
gia Lao động và Kỹ thuật
- Công ty Xăng dầu Yên Bái (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Lai Châu (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Tuyên Quang
(Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Lào Cai (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Việt Nam.
- Công ty Xăng dầu Hà Giang (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Cao Bằng (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Lâm Đồng (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu Đắk Lắk (Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam)
- Công ty Xăng dầu An Giang (Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam)
2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ
phần (29 doanh nghiệp):
- Công ty Giao nhận kho vận ngoại
thương Hà Nội
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp
II
- Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc
- Công ty Xuất nhập khẩu, sản xuất
gia công bao bì
- Công ty Xuất nhập khẩu thủ
công mỹ nghệ
- Công ty Giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu
- Công ty Thực phẩm miền Bắc
- Công ty Hoá chất
- Công ty Điện máy thành phố Hồ
Chí Minh
- Công ty Thực phẩm và đầu tư
công nghệ
- Công ty Vật liệu xây dựng và
Xây lắp thương mại
- Công ty Nông thổ sản I
- Công ty Vật tư tổng hợp Hà Nam
Ninh
- Công ty Xây lắp thương mại II
- Công ty Vật liệu xây dựng và
lâm sản
- Công ty Dịch vụ đầu tư xuất nhập
khẩu Đồng Tháp Mười
- Công ty Kho vận và dịch vụ
thương mại
- Công ty Xây lắp và vật liệu
xây dựng III
- Công ty Bách hoá II
- Công ty Điện máy Hải Phòng
- Công ty Xây lắp và vật liệu
xây dựng V
- Công ty Sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu
- Công ty Xây lắp thương mại I
- Công ty Quảng cáo và hội chợ
thương mại
- Công ty Thương mại và dịch vụ
- Công ty Thiết kế và dịch vụ
xây dựng thương mại
- Công ty Xây lắp và vật liệu
xây dựng IV
- Công ty Vật tư và dịch vụ kỹ
thuật Hà Nội (Tổng ty Máy và Phụ tùng)
- Công ty Thiết bị Hà Nội (Tổng
công ty Máy và Phụ tùng)
D. Năm
2005:
1. Doanh nghiệp thành viên của Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50%
vốn điều lệ (10 doanh nghiệp):
- Công ty Xăng dầu khu vực III
- Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh
- Công ty Xăng dầu Hà Nam Ninh
- Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
- Công ty Xăng dầu Thanh Hoá
- Công ty Xăng dầu Bình Định
- Công ty Xăng dầu Bắc Tây
Nguyên
- Công ty Xăng dầu Quảng Ngãi
- Công ty Xăng dầu Vũng Tàu
- Công ty Xăng dầu Tiền Giang
2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ
phần (10 doanh nghiệp):
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp
I
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp
II
- Công ty Kho vận miền Nam
- Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Hà Nội
- Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
- Công ty Điện máy và kỹ thuật
công nghệ
- Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm
thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty Thực phẩm và dịch vụ tổng
hợp
- Công ty Giao nhận kho vận ngoại
thương thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị
toàn bộ và kỹ thuật