THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1502/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 10
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM QUẢN
LÝ
1. Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển Giao thông vận
tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với các
quy hoạch có liên quan.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi người dân và của toàn
xã hội. Cần tăng cường đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về giao thông đường bộ, từng bước nâng cao ý thức,
trách nhiệm của người tham gia giao thông trong việc tuân thủ các quy định của
pháp luật về giao thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Dành quỹ đất hợp lý để đầu tư, xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường
bộ đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trước mắt cũng như lâu dàí.
4. Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ,
áp dụng các công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng,
khổ giới hạn xe một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; hạn chế tối đa sự
tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng,
khổ giới hạn xe tại Trạm.
5. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Từng bước hình thành hệ thống, mạng
lưới kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn
xe trên đường bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về giao thông đường bộ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của
đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công
trình đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động
vận tải đường bộ, hạn chế xảy ra tai nạn giao thông trên
đường bộ.
2. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2015: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm kiểm tra tải
trọng xe cố định đặt trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn
2.200 xe/ngày đêm và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai
thác; đầu tư trang bị cân lưu động để khi cần thiết sẽ
thành lập các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, thực hiện
việc kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến đường chưa có Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoặc thực hiện việc kiểm tra đột xuất ngay tại
đầu các nguồn hàng có nhiều xe quá tải.
3. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm
kiểm tra tải trọng xe cố định đặt
trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn
500 xe/ngày đêm và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai thác.
4. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm
2030: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động
các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định đặt trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn 300 xe/ngày đêm
và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai thác.
III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ
1. Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt Trạm
kiểm tra tải trọng xe:
a) Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động: Được bố trí trên những đoạn, tuyến đường bộ xuất
hiện tình trạng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông
nhưng chưa có Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoạt động hoặc trên những đoạn, tuyến đường bộ
có xe quá tải, quá khổ đi vòng để trốn,
tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
b) Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe
cố định:
- Được bố trí trên các tuyến đường bộ
trọng điểm, các hành lang vận tải đường bộ lớn, nơi xuất
phát các nguồn hàng lớn;
- Kiểm soát tối
đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương
tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…);
- Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải, quá khổ đi vòng đường khác để trốn, tránh việc
kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Hạn chế tối đa
tác động ảnh hưởng đến năng lực khai thác của đường bộ;
- Hạn chế việc đặt Trạm trong phạm vi
khu vực nội thành, nội thị các đô thị để chống ùn tắc giao
thông.
2. Số lượng và vị trí các Trạm kiểm
tra tải trọng xe:
- Từ năm 2012 đến năm 2030, đầu tư
xây dựng 45 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ hiện có.
Trong đó: 11 Trạm đặt trên quốc lộ 1; 04 Trạm đặt trên đường
Hồ Chí Minh; 02 Trạm đặt trên quốc lộ 3; 02 Trạm đặt trên
quốc lộ 6; 02 Trạm đặt trên quốc lộ 32; 24 Trạm còn lại nằm trên các đoạn tuyến
quốc lộ: Quốc lộ 2, quốc lộ 4B, quốc lộ 5, quốc lộ 7, quốc
lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 10, quốc lộ 12, quốc lộ 12A, quốc lộ 13, quốc lộ
14B, quốc lộ 15, quốc lộ 18, quốc lộ 19, quốc lộ 20, quốc lộ 21, quốc lộ 22, quốc lộ 24, quốc lộ 26, quốc lộ 38, quốc lộ 51, quốc lộ 54, quốc
lộ 70, quốc lộ 91 (Phụ lục kèm theo Quyết định này).
- Đối với hệ thống đường cao tốc và
các tuyến đường bộ xây dựng mới, Bộ Giao thông vận tải xác
định cụ thể vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bổ sung vào Quy hoạch.
- Căn cứ vào
tình hình giao thông thực tế trên các tuyến đường bộ được phân cấp quản lý, cơ quan quản lý đường
bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở
Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) sẽ quyết định cụ thể vị trí
cũng như thời điểm thành lập Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu
động.
3. Quy mô và công nghệ của Trạm kiểm
tra tải trọng xe cố định:
a) Quy mô của Trạm: Kiểm soát được xe
quá tải trọng, quá khổ giới hạn lưu thông cả hai chiều trên
đường bộ; có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp
với nhiệm vụ kiểm tra của từng Trạm và bảo đảm điều kiện làm việc cho các lực
lượng hoạt động tại Trạm.
b) Công nghệ: Áp
dụng các công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe một cách nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả; hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe tại Trạm; giảm
thiểu ảnh hưởng đến các đối tượng
không thuộc diện phải kiểm tra trong quá trình hoạt động của
Trạm.
4. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
a) Kinh phí đầu
tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống
đường bộ hiện có (đã bao gồm cả chi phí đền bù giải phóng
mặt bằng) dự kiến là: 6.468,431 tỷ đồng (sáu nghìn bốn trăm sáu mươi tám tỷ, bốn trăm ba mươi mốt triệu đồng), được thực hiện thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015:
Đầu tư xây dựng 13 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và đầu tư trang bị 142 bộ
cân lưu động với kinh phí dự kiến là 1.157,174 tỷ đồng;
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
đầu tư xây dựng 19 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định với kinh phí dự kiến là
2.428,637 tỷ đồng;
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
đầu tư xây dựng 13 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định với kinh phí dự kiến là
2.882,62 tỷ đồng.
b) Kinh phí đầu tư xây dựng các Trạm
kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường cao tốc và các tuyến đường bộ
xây dựng mới, Bộ Giao thông vận tải xác định cụ thế ngay trong giai đoạn lập và
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường.
c) Nguồn vốn đầu tư: Từ ngân sách
trung ương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ,
NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối
hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trên cơ sở lý trình các đoạn, tuyến đường bộ được quy định tại Phụ lục
đính kèm theo Quyết định này, xác định cụ thể vị trí để đầu
tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định;
b) Chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát hoàn
thiện các quy định của pháp luật về: Quy chuẩn kỹ thuật Trạm
kiểm tra tải trọng xe; xếp hàng hóa trên xe ô tô; trách nhiệm của chủ hàng, chủ
phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động vận tải, xếp, dỡ hàng hóa trên xe ô tô trong việc tuân thủ
các quy định về tải trọng cho phép của phương tiện và của cầu, đường bộ;
c) Chủ trì, phối
hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (nơi đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe) xây dựng và ban hành “Quy chế phối hợp
các lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe”;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất phương án tài
chính, cơ chế, chính sách, hình thức đầu tư để khuyến
khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn vốn tham
gia đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ. Trình Thủ tướng
Chính phủ trong quý II năm 2013.
2. Bộ Công an: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và Công an các quận, huyện, thị xã (nơi đặt Trạm) tăng cường bố trí cán bộ, chiến sỹ tham gia phối hợp với ngành Giao thông vận tải tại các Trạm kiểm
tra tải trọng xe để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát xe quá tải, quá khổ lưu thông trên đường bộ.
3. Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo lực lượng Kiểm soát quân
sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (nơi đặt Trạm) tăng cường bố
trí cán bộ, chiến sỹ tham gia phối hợp với ngành Giao thông vận tải tại các Trạm
kiểm tra tải trọng xe để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát xe quá tải, quá khổ lưu thông
trên đường bộ.
4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng
cơ chế, chính sách, hình thức đầu tư, huy động vốn, phương
án tài chính để bố trí đủ nguồn vốn thực hiện đầu tư, xây
dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ theo Quy
hoạch.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải để xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền thường xuyên, sâu
rộng và lâu dài trong toàn dân về sự cần thiết phải kiểm
soát tải trọng xe, khổ giới hạn xe trên đường bộ, tác hại của việc lưu hành xe
quá tải, quá khổ trên đường bộ, các thông tin về tình hình
vi phạm quá tải trọng, quá khổ giới hạn
trên đường bộ.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch
tổng thể Trạm kiểm soát tải trọng xe trên đường
bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương;
- Bố trí quỹ đất để xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy hoạch,
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành và thực hiện “Quy chế phối hợp các
lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe”.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch nêu tại Điều 1 của Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên rà
soát, đánh giá để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm
vụ liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội dồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN
(3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG
XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1502/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT
|
Quốc
lộ
|
Dự
kiến lý trình đặt Trạm (Km - Km)
|
Địa
phận
|
Ghi
chú
|
I
|
TỪ NĂM
2012 ĐẾN NĂM 2015 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 13 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CỐ ĐỊNH
|
01
|
Quốc lộ 1
|
221
÷ 225
|
Duy
Tiên - Hà Nam
|
|
02
|
Quốc
lộ 1
|
360
÷ 380
|
Nghi
Sơn - Thanh Hóa
|
|
03
|
Quốc
lộ 1
|
470
÷ 490
|
Hồng
Lĩnh - Hà Tĩnh
|
|
04
|
Quốc
lộ 1
|
1.772
÷ 1.847
|
Đồng
Nai
|
Xem xét lựa chọn thời điểm thích hợp
để di chuyển Trạm Dầu Giây tại Km 1.846
+ 650 về vị trí phù hợp hơn trong khoảng lý trình từ Km
1.772 Km 1.847
|
05
|
Quốc
lộ 1
|
1.929
÷ 1.949
|
Tân An - Long An
|
|
06
|
Quốc
lộ 2
|
37 ÷
57
|
Vĩnh
Tường - Vĩnh Phúc
|
|
07
|
Quốc
lộ 5
|
54 ÷
74
|
Phú
Thái – Hải Dương
|
|
08
|
Quốc
lộ 13
|
10 ÷
30
|
Tân
Định - Bình Dương
|
|
09
|
Quốc
lộ 18
|
100
÷ 201
|
Quảng Ninh
|
Xem xét lựa chọn thời điểm thích hợp để di chuyển Trạm Quảng Ninh tại Km 103 + 800 về vị trí phù hợp hơn
trong khoảng lý trình từ Km 100 ÷ Km 201
|
10
|
Quốc
lộ 20
|
75,6
÷ 76,1
|
Đạ
Huoai - Lâm Đồng
|
|
11
|
Quốc lộ 32
|
76 ÷
77,7
|
Tam
Nông - Phú Thọ
|
|
12
|
Quốc
lộ 51
|
27 ÷
29
|
Long
Thành - Đồng Nai
|
|
13
|
Ọuốc
lộ 70
|
100
÷ 129
|
Bảo Yên - Lào Cai
|
|
II
|
TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 19 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CỐ ĐỊNH
|
1
|
Quốc lộ 1
|
73 ÷ 75,5
|
Hữu Lũng - Lạng
Sơn
|
|
2
|
Quốc lộ 1
|
620 ÷ 640
|
Bố Trạch - Quảng
Bình
|
|
3
|
Quốc
lộ 1
|
783 ÷ 783,5
|
Giáp Trung - Quảng
Trị
|
|
4
|
Quốc
lộ 1
|
1,060 ÷ 1.080
|
Đức Tân - Quảng
Ngãi
|
|
5
|
Quốc
lộ 1
|
1.275 ÷ 1.295
|
Tuy An - Phú Yên
|
|
6
|
Quốc
lộ 1
|
1.535 ÷ 1.536
|
Thuận Bắc - Ninh
Thuận
|
|
7
|
Quốc
lộ 3
|
50 ÷ 70
|
Phố Hương - Thái
Nguyên
|
|
8
|
Quốc
lộ 6
|
105 ÷ 117
|
Tân Lạc - Hòa Bình
|
|
9
|
Quốc
lộ 6
|
260 ÷ 280
|
Mai Sơn - Sơn La
|
|
10
|
Quốc
lộ 7
|
50 ÷ 56
|
Anh Sơn - Nghệ An
|
|
11
|
Quốc
lộ 9
|
15 ÷ 35
|
Cam Lộ - Quảng Trị
|
|
12
|
Quốc
lộ 10
|
78 ÷ 98
|
Quỳnh Phụ - Thái
Bình
|
|
13
|
Quốc
lộ 19
|
43 ÷ 63
|
Phú Phong - Bình Định
|
|
14
|
Quốc
lộ 21
|
126 ÷ 129
|
Thanh Liêm - Hà
Nam
|
|
15
|
Quốc
lộ 22
|
21 ÷ 41
|
Củ Chi - Thành phố
Hồ Chí Minh
|
|
16
|
Quốc
lộ 24
|
0 ÷ 20
|
Ba Tơ - Quảng Ngãi
|
|
17
|
Quốc
lộ 26
|
10 ÷ 30
|
Ninh Hòa - Khánh
Hòa
|
|
18
|
Quốc
lộ 38
|
0 ÷ 20
|
Thuận Thành - Bắc
Ninh
|
|
19
|
Đường Hồ Chí Minh
|
412 ÷ 432
|
Chương Mỹ - Hà Nội
|
|
III
|
TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2030
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 13 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CỐ ĐỊNH
|
1
|
Đường
Hồ Chí Minh
|
630 ÷ 640
|
Yên
Trung - Nghệ An
|
|
2
|
Đường
Hồ Chí Minh
|
1.430 ÷ 1.450
|
Đắk Hà - Kon Tum
|
|
3
|
Hồ
Chí Minh Đông
|
990 ÷ 1.000
|
Quảng Ninh - Quảng Bình
|
|
4
|
Quốc
lộ 3
|
265 ÷ 266,4
|
Hòa
An - Cao Bằng
|
|
5
|
Quốc
lộ 4B
|
31 ÷ 51
|
Na
Dương - Lạng Sơn
|
|
6
|
Quốc
lộ 8
|
30 ÷ 50
|
Tây
Sơn - Hà Tĩnh
|
|
7
|
Quốc
lộ 12
|
144 ÷ 164
|
Mường Mươn - Điện Biên
|
|
8
|
Quốc
lộ 12A
|
132 ÷ 152
|
Minh
Hóa - Quảng Bình
|
|
9
|
Quốc
lộ 14B
|
68 ÷ 78
|
Đại
Sơn - Quảng Nam
|
|
10
|
Quốc
lộ 15
|
65 ÷ 76
|
Bá
Thước - Thanh Hóa
|
|
11
|
Quốc
lộ 32
|
353 ÷ 363
|
Than
Uyên - Lai Châu
|
|
12
|
Quốc
lộ 54
|
130 ÷ 150
|
Trà
Cú - Trà Vinh
|
|
13
|
Quốc
lộ 91
|
42 ÷ 62
|
Thốt
Nốt - An Giang
|
|
|
|
|
|
|
|