Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề án đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020
Số hiệu | 1500/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/05/2009 |
Ngày có hiệu lực | 15/05/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Tô Minh Giới |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 549/TTr-SVHTTDL ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
- Giám đốc các Sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án để đạt được mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 22/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104: 2007 "Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế";
Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng Tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Tổ Thư ký của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về đánh số và gắn biển số nhà;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 549/TTr-SVHTTDL ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
- Giám đốc các Sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án để đạt được mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 22/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104: 2007 "Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế";
Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng Tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Tổ Thư ký của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về đánh số và gắn biển số nhà;
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố năm 2007.
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Đường và công trình công cộng (CTCC) là một bộ phận hợp thành, gắn bó mật thiết với quá trình phát triển đô thị. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tất cả 638 đường các loại, trong đó có 152 đường đã được đặt tên, còn 486 đường chưa được phân loại để đặt tên. Thành phố có 510 CTCC, gồm 291 trường học, 21 bệnh viện, 130 cầu, 46 chợ, 22 sân vận động... Phần nhiều các CTCC chưa được đặt tên hoặc được gọi theo tên của đơn vị hành chính.
Hệ thống đường và CTCC trên địa bàn thành phố qua nhiều thời kỳ đặt, đổi tên, đã từng bước ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa xã hội; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; tên đường và CTCC được đặt và sử dụng ngày càng quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của các tầng lớp nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, việc đặt tên đường và CTCC thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển của hệ thống giao thông. Nhiều tuyến đường và CTCC được xây dựng hoàn chỉnh nhưng chưa được đặt tên; một số tên không còn tương xứng với quy mô của đường hoặc bất hợp lý về độ dài, ngắn, nhưng chậm được sửa đổi; việc sử dụng các địa danh, sự kiện lịch sử, danh nhân, anh hùng... tại chỗ để đặt tên đường và CTCC cho thành phố còn ít. Tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thành phố chậm thực hiện Đề án đặt tên, đổi tên đường và CTCC, gắn với xây dựng Ngân hàng tên đường và CTCC; chưa đưa việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC trở thành việc làm thường xuyên, nề nếp, khoa học, đáp ứng kịp thời tiến trình đô thị hóa.
Phần thứ hai
1. Tất cả các tuyến đường và CTCC trong thành phố được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.
2. Không đặt tên đường hoặc CTCC bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn quận, huyện, trừ các trường hợp sau đây:
- Địa phương là quê hương của danh nhân.
- Địa phương gắn bó trực tiếp với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân.
3. Ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương để đặt tên đường và CTCC.
4. Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường và CTCC ở địa phương gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.
5. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường và CTCC để chọn tên đặt tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
6. Không đổi tên đường và CTCC đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hóa của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường và CTCC đã đặt tên nhưng xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước, địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, phát triển chung của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; góp phần quản lý đô thị một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi trong mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng của toàn thành phố, đề án này cần đạt các mục tiêu sau:
1. Xác lập và thống nhất quan điểm, nguyên tắc chung về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
2. Xây dựng quy trình cụ thể về đặt tên, đổi tên đường và CTCC trên cơ sở tuân thủ quy định của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3. Xây dựng Ngân hàng tên đường và CTCC đảm bảo tính khoa học, được lưu trữ, khai thác bằng công nghệ thông tin để sử dụng lâu dài, làm cơ sở cho việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC trên địa bàn thành phố;
4. Tôn vinh các danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu, các sự kiện lịch sử... nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết hữu nghị quốc tế.
5. Thể hiện rõ những nét đặc trưng độc đáo mang tính truyền thống của vùng đất Tây Đô, đồng thời góp phần tạo nên diện mạo mới của đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phần thứ ba
NGÂN HÀNG TÊN, PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CTCC:
Ngân hàng tên đường và CTCC (sau đây gọi tắt là Ngân hàng tên) của thành phố được xây dựng trên phần mềm vi tính dưới dạng Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu mở, có thể bổ sung.
Hệ thống tên đường và CTCC của thành phố trong Ngân hàng tên được xếp theo thứ tự của từ điển, bao gồm bốn loại:
- Địa danh: tên một địa điểm, vùng đất nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc của Cần Thơ; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt với Cần Thơ.
- Mỹ từ: những danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội, có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thành phố, của đất nước như: độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình, thống nhất, chiến thắng...
- Sự kiện: tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương.
- Danh nhân: gồm danh nhân lịch sử, danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa, kể cả các danh nhân nước ngoài, là những người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận, là tấm gương sáng cho các thế hệ đi sau học tập, noi theo.
Danh nhân có nhiều tên gọi khác nhau thì chọn tên thông dụng, được nhiều người biết đến để đưa vào Ngân hàng tên.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường và CTCC; đồng thời khi lựa chọn đưa vào Ngân hàng tên phải theo các nguyên tắc sau:
- Có hồ sơ tiểu sử rõ ràng và được các tài liệu lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố ghi nhận.
- Được lập đền thờ, tạc tượng ghi công, hoặc đã được đặt tên ở các tỉnh, thành trong nước.
1. Phân nhóm trong Ngân hàng tên:
- Các địa danh, mỹ từ, sự kiện và danh nhân trong Ngân hàng tên sẽ được phân chia thành 04 nhóm. Việc phân nhóm chỉ mang tính tương đối, Hội đồng tư vấn sẽ quyết định tùy theo trường hợp cụ thể khi đặt tên.
Nhóm I: địa danh, mỹ từ, sự kiện và danh nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiêu biểu nhất hoặc có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Nhóm II: địa danh, mỹ từ, sự kiện và danh nhân có ý nghĩa quan trọng hoặc tiêu biểu, có tầm ảnh hưởng quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia.
Nhóm III: địa danh, mỹ từ, sự kiện và danh nhân có ý nghĩa quan trọng, có tầm ảnh hưởng trong vùng, miền của đất nước.
Nhóm IV: địa danh, mỹ từ, sự kiện và danh nhân có ý nghĩa, có ảnh hưởng tại địa phương, thành phố hoặc các tỉnh, thành trong cả nước.
2. Các loại Ngân hàng tên: Ngân hàng tên cũ, Ngân hàng tên mới và Ngân hàng tên đang tra cứu bổ sung.
a) Ngân hàng tên cũ:
Gồm những tên địa danh, mỹ từ, sự kiện, danh nhân đã được đặt cho đường và CTCC trên địa bàn thành phố, có tóm tắt tiểu sử, nội dung, ý nghĩa và một số hình ảnh minh họa, có thể hiện vị trí trên bản đồ hành chính phục vụ cho việc tra tìm, quản lý và giáo dục truyền thống.
b) Ngân hàng tên mới: dùng để đặt cho đường và CTCC mới xây dựng.
Ngân hàng tên mới gồm những tên địa danh, mỹ từ, sự kiện, danh nhân được cập nhật, tra cứu từ những nguồn tư liệu cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố hoặc đã được đặt tên ở các thành phố lớn trong nước. Tên địa danh, mỹ từ, sự kiện, danh nhân trước khi chính thức đưa vào Ngân hàng tên, phải lấy ý kiến của các nhà khoa học lịch sử và nhân dân, sau đó mới được Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC thành phố nhất trí thông qua. Bước đầu Ngân hàng tên của thành phố tập hợp được 300 mục tên mới, có tóm tắt tiểu sử, nội dung và ý nghĩa; số lượng tên sẽ tiếp tục được bổ sung hàng năm.
c) Ngân hàng tên đang tra cứu bổ sung:
Gồm những tên được đề cử bổ sung nhưng chưa có tiểu sử rõ ràng, chưa được công bố trong các tài liệu lịch sử, văn hóa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố; hoặc đang được Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC thành phố nghiên cứu lập hồ sơ.
(Kèm bảng Phụ lục 1)
II. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN ĐƯỜNG:
1. Phân nhóm đường:
Đường được xem xét đặt tên cũng được phân chia thành 04 nhóm, theo thứ tự ý nghĩa, tầm quan trọng và từ lớn đến nhỏ:
Nhóm I:
a) Đại lộ, các đoạn đường thuộc các tuyến Quốc lộ hoặc đường cao tốc qua thành phố (tối thiểu 4 làn xe, lòng đường rộng tối thiểu 14m).
Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.
Các đoạn đường thuộc các tuyến Quốc lộ hoặc đường cao tốc qua thành phố là đường chuyên dùng cho vận chuyển hành khách và hàng hóa, nối liền khu công nghiệp đến các cảng và đường trục chính, nối liền với hệ thống các đường phố chính đô thị.
b) Đường phố chính đô thị chủ yếu (tối thiểu 6 làn xe, lòng đường rộng tối thiểu 21m).
Đường phố chính đô thị chủ yếu là đường phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị, đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành cao, nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các công trình cấp đô thị, nối liền với các đường cao tốc, đại lộ, đường thuộc các tuyến quốc lộ, đường phố chính, đường khu vực.
Nhóm II: Đường phố chính đô thị thứ yếu (tối thiểu 4 làn xe, lòng đường rộng tối thiểu 14 m).
Đường phố chính đô thị thứ yếu là đường phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ trung bình, nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực, nối liền với các đường cao tốc, đại lộ, đường thuộc các tuyến quốc lộ, đường phố chính, đường khu vực.
Nhóm III: Đường khu vực (tối thiểu 2 làn xe, lòng đường rộng tối thiểu 6m).
Đường khu vực là đường phục vụ giao thông giữa các phường trong quận; nối liền với các đường phố chính, đại lộ, đường thuộc các tuyến quốc lộ, đường khu vực, đường nội bộ.
Nhóm IV: Đường phố nội bộ (tối thiểu 1 làn xe, lòng đường rộng tối thiểu 4m).
Đường phố nội bộ là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, khu dân cư, khu công nghiệp, khu thương mại; nối liền với các đường phố khu vực, đường phố nội bộ.
(Kèm bảng Phụ lục 2)
2. Đặt tên đường:
Trên cơ sở 04 nhóm đường đã được phân loại theo thứ tự vị trí, tầm quan trọng và từ lớn đến nhỏ, đối chiếu với 04 nhóm tên đường được phân chia theo ý nghĩa, tầm quan trọng từ cao đến thấp của Ngân hàng tên đường. Khi xác định quy mô đường thuộc nhóm nào thì tên đặt phải tương ứng với nhóm tên mà Ngân hàng tên đã phân loại.
Ví dụ: đường thuộc nhóm I thì phải chọn tên tương ứng với nhóm I của Ngân hàng tên.
Đường quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn theo ranh phường, quận để đặt tên. Đường quá ngắn nhưng bề rộng và số làn xe đạt yêu cầu thì vẫn được xem xét để đặt tên.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG:
1. Phân nhóm công trình công cộng:
CTCC được xem xét đặt tên gồm: Quảng trường, công viên, công trình văn hóa nghệ thuật, công trình phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, bệnh viện, trường học, cầu, chợ, bến xe, bến tàu...
Các công trình công cộng trên được phân theo 04 nhóm:
Nhóm I: Là quảng trường trung tâm, bao gồm: quảng trường chính của thành phố và quảng trường chính của quận, huyện.
Quảng trường trung tâm là không gian trước các công trình kiến trúc cấp thành phố hoặc quận, huyện, là địa điểm tổ chức mít tinh, kỷ niệm, duyệt binh trong các ngày lễ.
Nhóm II: Công viên, công trình văn hóa nghệ thuật, công trình phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, được xây dựng theo quy mô cấp thành phố hoặc cấp quận, huyện.
Nhóm III: Sân vận động, nhà thi đấu thể thao, bệnh viện, trường học được xây dựng theo quy mô cấp thành phố hoặc cấp quận, huyện.
Nhóm IV: Chợ, cầu, bến xe, bến tàu, được xây dựng theo quy mô cấp thành phố hoặc cấp quận, huyện.
2. Đặt tên công trình công cộng:
- Tên đặt cho CTCC có thể sử dụng các nhóm tên trong Ngân hàng tên, căn cứ vào quy mô của CTCC để lựa chọn tên cho tương xứng.
- Ưu tiên đặt tên danh nhân có công trạng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng lĩnh vực của CTCC, địa danh nơi CTCC tọa lạc hoặc sự kiện lịch sử có liên quan.
Phần thứ tư
THẨM QUYỀN, QUY TRÌNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CTCC
I. THẨM QUYỀN ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CTCC:
1. Hội đồng nhân dân thành phố có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố;
2. Hội đồng nhân dân
thành phố có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên CTCC
có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng;
3. Các công trình công cộng khác do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định.
II. QUY TRÌNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CTCC:
1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC:
- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC cấp thành phố, thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Viện Quy hoạch kiến trúc; Sở Giao thông vận tải; Sở Tài nguyên - Môi trường; Sở Thông tin - Truyền thông và một số nhà nghiên cứu các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng tư vấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm cơ quan thường trực. Thành lập Tổ Thư ký giúp việc cho Hội đồng tư vấn gồm cán bộ các cơ quan có liên quan.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện thành lập Tổ tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC gồm lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban nhân dân; Ban Tuyên giáo quận, huyện ủy; Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Quản lý Đô thị hoặc Phòng Công Thương.
1. Các bước tiến hành để đặt tên, đổi tên:
Bước 1: Hằng năm, Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành khảo sát các tuyến đường và CTCC trên địa bàn cần đặt tên hoặc đổi tên, tiến hành đo đạc; lên danh mục, phân nhóm các tuyến đường và CTCC cần đặt tên hoặc đổi tên (thể hiện rõ quy mô, vị trí, chiều dài, chiều rộng của tuyến đường và CTCC).
Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện chọn tên từ hệ thống Ngân hàng tên đường và CTCC của thành phố để dự kiến đặt hoặc đổi tên cho đường và CTCC trên địa bàn, đảm bảo ý nghĩa của từng nhóm tên phù hợp với quy mô, chức năng không gian của đường cũng như CTCC; lấy ý kiến các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
Bước 3: Sau khi hoàn tất hồ sơ dự kiến đặt tên, đổi tên đường và CTCC, Ủy ban nhân dân quận, huyện gửi đến Hội đồng tư vấn thành phố để thẩm định.
Hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn thành phố (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thường trực Hội đồng) thẩm định gồm:
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Danh mục dự kiến đặt tên, đổi tên đường và CTCC; mô tả tóm tắt về quy mô của đường hoặc CTCC đó;
- Sơ đồ vị trí đường và CTCC dự kiến đặt tên.
Bước 4: Hội đồng tư vấn thành phố sau khi thẩm định, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các nhà khoa học, đăng báo công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường và CTCC để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.
I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Từ nay đến cuối năm 2009:
- Triển khai đặt tên thí điểm một số tuyến đường mới trên địa bàn quận Ninh Kiều để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị.
- Sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai đề án đến các quận, huyện.
2. Từ năm 2009 đến 2010:
- Các quận, huyện tiến hành triển khai việc đặt tên, đổi tên các tuyến đường và CTCC đã được xây dựng hoàn chỉnh trên địa bàn.
- Hằng năm, Ngân hàng tên đường và CTCC được cập nhật, bổ sung tên mới (bao gồm tên địa danh, mỹ từ, sự kiện, danh nhân) để làm phong phú thêm quỹ tên đường và CTCC, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
- Nâng cấp hoàn chỉnh website Ngân hàng tên để sử dụng, truy cập và quảng bá rộng rãi.
3. Từ năm 2010 đến 2015:
Thực hiện hoàn tất việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC trên địa bàn thành phố, kể cả ở những quận, huyện mới chia tách. Đưa việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC đi vào nề nếp, trở thành việc làm thường xuyên hàng năm khi có yêu cầu.
4. Từ năm 2015 đến 2020:
Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh đề án phù hợp với quy hoạch phát triển của đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hệ thống tên đường và CTCC nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ tốt yêu cầu về giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội tại thành phố cũng như trong và ngoài nước.
II. KINH PHÍ: 156.000.000đ (Một trăm năm mươi sáu triệu đồng).
* Giai đoạn I (Từ nay đến cuối năm 2009): 66.000.000đ (Sáu mươi sáu triệu đồng), chủ yếu thực hiện các công việc sau:
- Khảo sát, thống kê hệ thống đường và CTCC trên toàn địa bàn thành phố.
- Xây dựng Ngân hàng tên đường và CTCC, bao gồm việc tóm tắt tiểu sử và phân nhóm tên đường và CTCC.
- Thiết lập trang website Ngân hàng tên đường và CTCC.
* Giai đoạn II (2009 - 2010): 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng), gồm các công việc sau:
- Nâng cấp hoàn chỉnh website Ngân hàng tên đường và CTCC.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tóm tắt tiểu sử và bổ sung tên mới vào quỹ tên đường và CTCC của thành phố.
- Quản lý, điều hành website Ngân hàng tên đường và CTCC.
* Giai đoạn III (2010 - 2020): 80.000.000đ (Tám mươi triệu đồng), gồm các công việc:
- Cải tiến, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hệ thống tên đường và CTCC; quản lý, điều hành, nâng cấp website Ngân hàng tên.
- Cập nhật, bổ sung tên mới vào quỹ tên đường và CTCC của thành phố.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và CTCC thành phố, chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai đề án; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành website về Chương trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống Ngân hàng tên đường và CTCC; nâng cấp website để quảng bá rộng rãi trên mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên đường và CTCC trong toàn thành phố; lập dự trù kinh phí để thực hiện.
Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC; chủ trì tiếp nhận và phối hợp thẩm định hồ sơ dự kiến đặt tên, đổi tên đường và CTCC của các quận, huyện.
Căn cứ tình hình thực tế về quy hoạch phát triển đô thị, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung đề án cho phù hợp với tốc độ đô thị hóa.
2. Các Sở, ban ngành liên quan:
Giao giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành: Công an thành phố, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành có liên quan kết hợp việc gắn biển tên đường được đặt mới với gắn biển số nhà theo Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về đánh số và gắn biển số nhà.
3. Sở Tài chính:
Giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, duyệt cấp kinh phí bổ sung hàng năm để triển khai thực hiện đề án; cấp kinh phí nâng cấp và điều hành website Ngân hàng tên đường và CTCC của thành phố.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC trên địa bàn theo đúng quy trình; tiến hành gắn biển tên đường theo quy định, đảm bảo mỹ quan đô thị;
- Hàng năm cập nhật danh mục các tuyến đường và CTCC mới xây dựng để tiến hành đặt tên; đồng thời kiểm tra, rà soát những tuyến đường hoặc CTCC đã được đặt tên nhưng không còn phù hợp với quy hoạch phát triển của đô thị để xem xét đổi tên cho phù hợp;
- Kịp thời báo cáo kết quả, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Hội đồng tư vấn thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
5. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố:
Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, cũng như dự kiến đặt tên, đổi tên đường và CTCC của thành phố đến các Sở, ban ngành, đoàn thể và nhân dân được biết để tham gia đóng góp ý kiến./.
MÔ TẢ WEBSITE NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Website Ngân hàng tên đường và CTCC được xây dựng gồm 2 phần chính:
1. Hệ thống quản lý CSDL tên đường và CTCC thành phố Cần Thơ:
- Hệ thống này cho phép vừa cập nhật dữ liệu (Thêm dữ liệu mới, hiệu đính dữ liệu cũ và xóa dữ liệu không còn cần thiết sử dụng) và quản trị cơ sở dữ liệu (Phân quyền truy cập cho người sử dụng và bảo mật CSDL).
- Hệ thống này có thể dễ dàng triển khai trong hoạt động thực tế để cập nhật thường xuyên dữ liệu cho CSDL.
2. Hệ thống tra cứu CSDL tên đường và CTCC thành phố Cần Thơ:
- Hệ thống bao gồm các chức năng cho phép người sử dụng:
+ Xem Ngân hàng tên đường và CTCC (Bao gồm tên mới và tên đã được đặt).
+ Xem thực trạng việc đặt, đổi tên cho đường phố và CTCC.
+ Xem nguyên tắc đặt, đổi tên đường phố và CTCC.
+ Xem bảng phân loại đường phố và CTCC.
- Hệ thống này sẽ cung cấp thông tin cơ bản, hỗ trợ cho quá trình đặt, đổi tên đường phố và CTCC đạt hiệu quả tốt.
- Người dùng có thể truy cập CSDL tên đường phố và CTCC thành phố Cần Thơ tại địa chỉ sau: www.CanthoStreet.org.vn hoặc www.tenduongctcc-cantho.org.vn
CHIỀU RỘNG MỘT LÀN XE VÀ SỐ LÀN XE TỐI THIỂU PHẦN LÒNG ĐƯỜNG XE CHẠY CỦA ĐƯỜNG PHỐ
Loại đường |
Tốc độ thiết kế, km/h |
Số làn xe tối thiểu |
Số làn xe mong muốn |
||||||||
100 |
80 |
70 |
60 |
50 |
40 |
30 |
20 |
||||
Đường cao tốc đô thị |
3,75 |
3,50 |
|
|
|
|
4 |
6-10 |
|||
Đường phố chính đô thị |
Chủ yếu |
|
3,75 |
3,50 |
|
|
|
|
6 |
8-10 |
|
Thứ yếu |
|
|
3,50 |
|
|
|
4 |
6-8 |
|||
Đường phố gom |
|
|
|
3,50 |
3,25 |
|
|
2 |
4-6 |
||
Đường phố nội bộ |
|
|
|
|
|
3,25 |
3,0 (2,75) |
1 |
2-4 |
||
* Ghi chú: 1. Bề rộng làn 2,75m chỉ nên áp dụng vạch làn tổ chức giao thông ở đường, phố nội bộ có điều kiện hạn chế. 2. Các đường, phố nội bộ trong các khu chức năng nếu chỉ có 1 làn thì bề rộng làn phải lấy tối thiểu 4.0m không kể phần rãnh thoát nước. 3. Số làn xe tối thiểu chỉ nên áp dụng trong những điều kiện hạn chế hoặc phân đầu tư; trong điều kiện bình thường nên lấy theo số làn xe mong muốn; trong điều kiện đặc biệt cần tính toán luận chứng kinh tế - kỹ thuật. |
(Nguồn: Quyết định số 22/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104: 2007 "Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế")