ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/2016/QĐ-UBND
|
Gia Lai,
ngày 21 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Điều 142, Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất
đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ
trình số 346/TTr-STC ngày 01 tháng 3 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.
Quyết định này thay thế Quyết định số
16/2011/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán, sử
dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định số
03/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ
sung quy định ban hành kèm theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp;
- Báo Gia Lai;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNXD, KTTH.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ
TỊCH
Võ
Ngọc Thành
|
QUY ĐỊNH
VỀ
LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND
ngày
21/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh.
Quy định này áp dụng cho việc lập dự
toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất
đai năm 2013, bao gồm cả trường hợp tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thành tiểu dự án riêng theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất; thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy
cơ đe dọa tính mạng con người và đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng
bởi hiện tượng thiên tai đe dọa tính mạng con người theo quy định tại điểm đ, điểm
e khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất (sau đây gọi tắt là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường).
2. Các đối tượng khác có liên quan tới
việc lập, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguồn và mức
trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
1. Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được trích
theo tỷ lệ (%) trên tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án,
tiểu dự án (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này) và không vượt quá tỷ
lệ (%) quy định sau:
Phạm vi bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
|
Mức trích tối
đa
|
Tổng kinh
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
(tỷ
đồng)
|
≤ 5
|
10
|
20
|
50
|
100
|
200
|
500
|
≥1000
|
1. Các dự án,
tiểu dự án thực hiện tại khu vực đô thị: trong phạm vi thành phố Pleiku và các
thị xã
|
%
|
1,80
|
1,62
|
1,55
|
1,35
|
1,20
|
1,15
|
1,10
|
1,00
|
2. Các dự án,
tiểu dự án thực hiện tại khu vực đô thị: trong phạm vi thị trấn và trung tâm huyện.
|
%
|
1,90
|
1,71
|
1,63
|
1,43
|
1,27
|
1,21
|
1,16
|
1,05
|
3. Các dự án,
tiểu dự án thực hiện tại khu vực nông thôn (ngoài khu vực đô thị)
|
%
|
2,00
|
1,80
|
1,72
|
1,50
|
1,33
|
1,28
|
1,22
|
1,11
|
- Riêng đối với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường chuyên trách hoạt động
theo mô hình sự nghiệp có thu, ngân sách bảo đảm dưới 50%, thì kinh phí bảo đảm
cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất được trích không quá 2% trên tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của dự án, tiểu dự án (trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Đối với các dự án, tiểu dự án thực
hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc
đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây
dựng công trình hạ tầng theo tuyến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được lập dự
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án theo
khối lượng thực tế và mức trích không vượt quá 6% trên tổng kinh phí bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. Mức trích tối thiểu là 4.000.000
đồng/dự án, tiểu dự án.
3. Trường hợp các dự án có tổng mức bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư nằm giữa các khoảng tổng kinh phí quy định tại khoản
1 điều này thì dùng phương pháp nội suy để xác định mức trích lập dự toán chi
phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
công thức sau:
Trong đó:
+ Ki: Mức
trích tỷ lệ % chi phí tương ứng với dự án cần tính;
+ Kb: Mức
trích tỷ lệ % chi phí tương ứng với dự án
cận dưới;
+ Ka: Mức trích tỷ lệ % chi phí tương
ứng với dự án cận trên;
+ Gi: Tổng
kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của dự án cần tính;
+ Gb: Tổng
kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cận dưới.
+ Ga: Tổng kinh
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cận trên;
4. Căn cứ mức kinh phí được trích cụ
thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế
kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không vượt quá 10% kinh phí quy định tại Khoản
1, khoản 2 điều này để tổng hợp vào dự toán chung.
5. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư được trích lập tại khoản 1, khoản 2 điều này sẽ quy thành
100% và được phân chia như sau:
a) Đối với dự án cấp tỉnh thẩm định:
- Trích 5% cho Sở Tài nguyên và Môi
trường để chi cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Trích 2% cho Sở Tài chính để chi cho
công tác thẩm định dự toán và phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trích 93% cho tổ chức được giao thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
b) Đối với dự án cấp huyện thẩm định:
- Trích 5% cho cơ quan thẩm định
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi cho công tác thẩm định và
trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trích 2% cho cơ quan thẩm định dự
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi cho công
tác thẩm định dự toán và phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trích 93% cho tổ chức
được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi cho công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
Điều 4. Mức chi tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểu đếm, cưỡng chế thu
hồi đất.
Mức chi đối với những khoản chi chưa
có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, được
quy định cụ thể như sau:
1. Mức chi tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư:
- Chi tuyên truyền các chính sách, chế
độ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động
các đối tượng liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất: 80.000 đồng/người/ngày.
- Chi kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản
thực tế bị thiệt hại gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai;
đo vẽ xác định diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà, công trình, cây
trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất của từng
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm
kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất
cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà, công trình, cây trồng, vật
nuôi và tài sản khác:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: 150.000
đồng/hồ sơ.
+ Đối với tổ chức: 500.000 đồng/hồ
sơ.
- Chi cho công tác xác định giá đất
bao gồm trường hợp thuê tư vấn xác định giá đất, xác định hệ số điều chỉnh giá đất bồi
thường (nếu có), thẩm định
giá đất cụ thể; xác
định giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất: 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi lập, phê duyệt, công khai phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán các chỉ tiêu bồi thường đến khâu phê
duyệt phương án bồi thường, thông báo
công khai phương án bồi thường: 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi thẩm định phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: 100.000
đồng/hồ sơ.
+ Đối với tổ chức: 300.000 đồng/hồ
sơ.
- Chi phục vụ việc kiểm tra, hướng dẫn
thực hiện chính sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi
thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường: 100.000 đồng/người/ngày.
2. Mức chi tổ chức thực hiện cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:
- Chi phí thông báo, tuyên truyền vận
động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế
thu hồi đất: 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi phục vụ công tác tổ chức thi
hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận
chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu
đất cưỡng chế; chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện
cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất; chi thuê địa điểm, nhân công, phương
tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực
tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
trong trường hợp chủ sở hữu
tài sản không thanh
toán: Mức chi này tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập dự toán và thanh quyết toán theo
quy định.
- Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất
sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi
đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng: Mức chi này tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường lập dự toán và thanh quyết toán theo quy định.
3. Tùy theo nguồn kinh phí thu được và
kết quả thực hiện công việc, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện mức chi
cụ thể nhưng mức chi tối đa không được vượt quá các mức chi quy định trên.
Điều 5. Lập dự toán,
sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
Việc lập dự toán, sử dụng và quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại điều 6,
Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015
của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường:
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản
lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của dự án, tiểu dự án.
- Thực hiện việc lập dự toán, lập báo
cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của dự án, tiểu dự án theo quy định tại điều
6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm
về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với hồ sơ trình duyệt quyết toán
kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất đúng thời gian và nội
dung quy định.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc Quỹ
phát triển đất hoặc Kho bạc nhà nước: Căn cứ dự toán đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư hoặc Quỹ phát triển đất hoặc Kho bạc nhà nước
thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển vốn ứng hoặc chuyển vốn tạm ứng cho tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường theo tiến độ thực hiện.
3. Trách nhiệm của cơ
quan tài chính các cấp:
- Thẩm định dự toán kinh phí đảm bảo
cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng
chế kiểm đếm đối với dự án, tiểu dự án theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản
1, điều 6, Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính.
- Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của
dự án, tiểu dự án theo quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC
ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính.
4. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước và
tổ chức tài chính:
- Kiểm
soát, thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư theo quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
- Đối chiếu và xác nhận kinh phí đã
thanh toán, kinh phí còn dư theo dự toán của tổ
chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Pleiku: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường thuộc phạm vi quản lý của địa phương tiếp nhận và sử dụng kinh phí
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của
dự án, tiểu dự án đúng mục đích.
Điều 7. Xử lý chuyển
tiếp
1. Đối với những dự án, tiểu dự án đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trước ngày 01
tháng
7 năm 2014 thì việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất tiếp tục thực hiện
theo hướng dẫn tại Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ
Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất, Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh
phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định
số 03/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung quy định ban hành kèm theo Quyết định số
16/2011/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán, sử dụng
và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với những dự án, tiểu dự án đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày quyết định này có hiệu lực
thi hành thì việc lập dự toán, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4
năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh
phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán
kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết
định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày
30/6/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; trường hợp phát sinh
việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thì thực hiện theo quy định tại
quyết định này.