UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/2005/QĐ-UB
|
Mỹ Tho, ngày 06 tháng 4 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI
CÁC PHƯƠNG TIỆN XE GẮN MÁY KÉO LÔI, XE BA GÁC MÁY, XE MÁY CÀY, XE MÁY KÉO, XE
MÔ TÔ BA BÁNH, XE LAM KHI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ vào
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ
Thông tư số 03/2002/TT-BGTVT ngày 27/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
về hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
và các xe tương tự để vận chuyển khách hàng;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định đối với các
phương tiện xe gắn máy kéo lôi, xe ba gác máy, xe máy cày, xe máy kéo, xe mô tô
ba bánh, xe lam khi tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2: Giao trách nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phối hợp
Giám đốc Công an tỉnh tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông
Vận tải, Giám đốc Công an tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này
Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3,
- Ban CĐ Tây Nam bộ,
- VP Chính phủ,
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB),
- Bộ Giao thông Vận tải,
- Bộ Công an,
- TT TU, HĐND tỉnh,
- CT, PCT UBND tỉnh,
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,
- UBND các huyện, TP, TX,
- LĐVP, P. CNN,
- Lưu.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Trung
|
QUY ĐỊNH
ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN XE GẮN MÁY KÉO LÔI, XE
BA GÁC MÁY, XE MÁY CÀY, XE MÁY KÉO, XE MÔ TÔ BA BÁNH, XE LAM KHI THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-UB
ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
1- Quy định
này quy định về phạm vi cho phép lưu thông, vận chuyển các điều kiện kèm theo,
áp dụng đối với các chủ phương tiện và phương tiện xe gắn máy kéo lôi, xe ba
gác máy, máy cày, máy kéo, xe mô tô ba bánh, xe lam khi tham gia giao thông
trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2- Riêng đối với
các loại xe mô tô ba bánh chuyên dùng dành cho người khuyết tật và các loại xe
có kết cấu tương tự của các lực lượng vũ trang, lực lượng cứu hộ, phòng chống
thiên tai, xe lam “Túc Túc” sản xuất sau năm 1975, xe công nông được phép thiết
kế không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Điều 2. Các phương tiện và người điều khiển phương tiện xe gắn máy
kéo lôi, xe ba gác máy, máy cày, máy kéo, xe mô tô ba bánh, xe lam khi tham gia
giao thông, vận chuyển trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang
ngoài việc chấp hành theo quy định này còn phải tuân thủ theo các quy định của
Luật Giao thông đường bộ.
Điều 3. Các phương tiện và người điều khiển phương tiện xe gắn máy
kéo lôi, xe ba gác máy, máy cày, máy kéo, xe mô tô ba bánh, xe lam khi lưu
thông, vận chuyển trên các tuyến đường chuyên dùng phải tuân thủ theo Luật Giao
thông đường bộ.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ
dùng trong quy định này được hiểu như sau:
1- Xe gắn máy
kéo lôi là loại xe tự chế thùng xe theo dân gian, có lắp một trục xe 02 bánh,
được kéo bằng 02 bánh có động cơ.
2- Xe mô tô ba
bánh là xe cơ giới 03 bánh, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50
cm3 trở lên có sức chở từ 350 kg đến 500 kg, hoặc có trọng tải chở khách đến 09
người (kể cả người lái).
3- Xe ba gác
máy là loại xe ba gác thô sơ được tự chế theo dân gian có lắp ráp động cơ đẩy ở
phía sau.
4- Xe lam là
loại xe động cơ 03 bánh có ca-bin, điều khiển bằng càng lái có sức chở hàng đến
500 kg hoặc chở khách đến 09 người (kể cả người lái) được sản xuất trước năm
1975 (thường gọi là xe Lambro).
5- Xe lam “Túc
Túc” là loại xe có kết cấu tương tự như xe lam, được sản xuất ở Thái Lan hoặc một
số nước khác, nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian gần đây.
6- Xe máy cày
là xe cơ giới chuyên dùng để phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và điều khiển
bằng vô lăng.
7- Xe máy kéo
là xe cơ giới chuyên dùng để phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp có 01 trục
xe lắp 02 bánh xe phía trước và được điều khiển bằng càng lái, khi lưu thông trên
đường có kéo theo thùng liên kết với trục xe (thường gọi là xe máy kéo bông
sen).
8- Đường
chuyên dùng là các đoạn đường do các tổ chức, cá nhân tự xây dựng, chuyên phục
vụ cho việc lưu thông, vận chuyển trong nội bộ của tổ chức, cá nhân.
Chương II
CÁC
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Người điều khiển các loại xe gắn máy kéo lôi, xe ba gác máy,
máy cày, máy kéo, xe mô tô ba bánh, xe lam không được chở người lưu thông trên
các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 6. Các loại xe gắn máy kéo lôi, xe ba gác máy và xe máy kéo
không được lưu thông trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh lộ và đường lộ
thuộc phạm vi thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 7. Điều kiện được phép tham gia giao thông đối với xe máy cày:
1- Phải được
đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phải có giấy phép lái xe phù hợp theo
quy định.
2- Trường hợp
xe máy cày có kéo moóc phải chấp hành đúng theo các quy định của Luật Giao
thông đường bộ.
Điều 8.
Điều kiện
tham gia giao thông đối với xe mô tô 03 bánh, xe lam:
1- Phương tiện
phải được đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phải có giấy phép lái xe phù hợp
với quy định.
2- Các xe lam
sản xuất trước năm 1975 đang sử dụng chở người phải thực hiện thủ tục chuyển
sang tính chất vận chuyển hàng. Lộ trình chuyển đổi trong vòng 06 tháng kể từ
khi quyết định này có hiệu lực.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
Giao trách
nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải:
- Phối hợp với
Công an tỉnh tổ chức triển khai thực hiện quy định này;
- Tổ chức phổ
biến, tuyên truyền quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.
- Phối hợp với
Công an tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm đúng theo quy định của
pháp luật.
- Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết thực hiện quy định này và đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh bổ sung, sửa đổi quy định này cho phù hợp theo tình hình thực tế.
Điều 10.
Giao trách
nhiệm Giám đốc Công an tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm quy
định này trong lực lượng ngành và chỉ đạo việc tuần tra, kiểm soát, xử lý các
vi phạm đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Giao trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công:
- Tổ chức triển
khai thực hiện nghiêm túc quy định này trên địa bàn phụ trách và có thông báo đến
từng tổ chức, cá nhân có các phương tiện xe gắn máy kéo lôi, xe ba gác máy, máy
cày, máy kéo, xe mô tô ba bánh, xe lam trên địa bàn biết, thực hiện.
- Chỉ đạo
ngành chức năng địa phương, chính quyền cấp xã tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử
lý các vi phạm đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 12.
Kể từ ngày
quy định này có hiệu lực đến ngày 31/5/2005 các lực lượng chức năng khi phát hiện
những trường hợp vi phạm quy định này thì nhắc nhở người điều khiển phương tiện
phải thực hiện đúng. Kể từ ngày 01/6/2005 các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
quy định này sẽ bị xử lý theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của
Chính phủ quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ.
Điều 13. Trong quá trình thực hiện, nếu Bộ Giao thông Vận tải có quy
định mới hoặc thực tiễn có phát sinh vấn đề mới thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ bổ
sung, thay đổi quy định này cho phù hợp./.