QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRUYỀN
THÔNG, PHỔ BIẾN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2306/QĐ-BTP
ngày 17/9/2013 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế
định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Định”;
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-BTP ngày
03/3/2014 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch truyền thông, phổ biến về chế định
Thừa phát lại;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế
hoạch truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp giúp UBND
tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Thu Hà
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG, PHỔ BIẾN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
ĐỊNH
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình
Định)
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.
Mục đích
-
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn
tỉnh về chủ trương, chính sách thí điểm chế định Thừa phát lại của Đảng và Nhà
nước; về vị trí, vai trò, ý nghĩa và những nội dung chủ yếu của chế định Thừa
phát lại.
-
Tăng cường sự hiểu biết và nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đối với loại hình dịch vụ này; thu hút nhân dân và doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ do Thừa phát lại cung cấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
2.
Yêu cầu
-
Việc truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại phải bảo đảm tính liên
tục, kịp thời có trọng tâm, trọng điểm; bám sát đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xã hội hóa một số hoạt
động tư pháp và thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Huy
động sự tham gia của toàn xã hội, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ
chức liên quan trong hoạt động truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại
bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.
II.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1.
Nội dung truyền thông, phổ biến
- Vị
trí, vai trò, ý nghĩa, những tác động tích cực và sự cần thiết của Thừa phát
lại trong đời sống pháp lý hiện nay; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về Thừa phát lại và các quy định pháp luật, các văn bản liên quan đến thí điểm
chế định Thừa phát lại;
-
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thừa phát lại; cơ chế hoạt động, phối hợp
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan với Văn phòng Thừa phát lại trong quá
trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
-
Tình hình và kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; những vướng
mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện thí điểm chế định này; quyền
và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp cũng như cách thức sử dụng dịch vụ
Thừa phát lại.
2.
Hình thức và biện pháp truyền thông, phổ biến
a.
Tổ chức Hội nghị quán triệt các nội dung, văn bản về chế định Thừa phát lại; chủ
trương thí điểm Thừa phát lại của Đảng và Nhà nước
Tham
mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung, văn bản về chế
định Thừa phát lại; chủ trương thí điểm Thừa phát lại của Đảng và Nhà nước cho đại
diện Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công
an tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, các sở, ngành; UBND các huyện, thị
xã, thành phố và một số đối tượng có liên quan.
- Cơ quan thực
hiện: Sở Tư
pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan
phối hợp: Sở
Tài chính, Tòa án nhân dân tỉnh.
-
Thời gian thực hiện: Quý II/2014.
b. Tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát
lại trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Sở
Thông tin và Truyền thông mở chuyên trang về chế định Thừa phát lại trên Cổng
thông tin điện tử của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường
truyền thông, phổ biến về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác động của chế định Thừa phát lại và
việc triển khai thí điểm chế định này trên địa bàn tỉnh.
- Đài
Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định kịp thời đưa tin và xây dựng
các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự để truyền thông, phổ biến về chế định Thừa
phát lại, góp phần nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận của người dân để thu
hút Nhân dân sử dụng dịch vụ do Thừa phát lại cung cấp.
- Các
sở, ban, ngành chỉ đạo, tổ chức truyền thông, phổ biến chế định Thừa phát lại trên
trang thông tin điện tử, bản tin, tạp chí của cơ quan, đơn vị.
-
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo truyền thông, phổ biến chế định Thừa phát
lại trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Đài truyền thanh ở cơ sở.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2015.
c.
Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến về chế định Thừa phát
lại
- Sở
Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện biên soạn, in ấn
và cấp phát tài liệu tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại cho cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
-
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động biên soạn, trang bị tài liệu giới
thiệu về chế định Thừa phát lại và các văn bản có liên quan cho Tủ sách pháp
luật tại đơn vị và Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cũng như cung cấp
các tài liệu này đến với người dân.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2015.
3.
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động truyền thông, phổ biến về chế định Thừa
phát lại
a. Đôn
đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động thông tin, phổ biến về chế định Thừa phát lại
- Cơ quan thực
hiện: Sở Tư
pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
-
Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2015
b. Tổng kết hoạt động truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại
-
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
-
Thời gian thực hiện: Tháng 8/2015.
4.
Kinh phí thực hiện
Kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này được lấy từ nguồn kinh
phí hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật hiện hành hoặc từ nguồn kinh phí được giao để thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Tư pháp
phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh
giá hoạt động truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại trên địa bàn
tỉnh và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.
2. Các sở, ban ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao
tại Kế hoạch này; báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) về kết quả thực hiện cùng
với báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.
Trên
đây là Kế hoạch truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại địa bàn tỉnh; trong
quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các
cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.