Quyết định 1463/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1463/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/07/2016
Ngày có hiệu lực 22/07/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1463/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đán phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường nhằm tăng cường năng lực xử lý chất thải, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường; phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, thể chế kinh tế thị trường và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); trên cơ sở quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của từng vùng kinh tế, từng địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển bn vững.

b) Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút, huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cung cấp dịch vụ môi trường; tạo môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khác tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.

c) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường về số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Hình thành một số doanh nghiệp đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước.

2. Mục tiêu của Đề án

a) Đến năm 2020:

- Đáp ứng nhu cầu xử lý 70% nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị từ loại IV trở lên; thu gom, xử lý 95% chất thải rắn tại các đô thị, 75% chất thải rắn tại khu vực nông thôn; tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ ít nhất 85% chất thải rắn phát sinh; xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 85% chất thải nguy hại phát sinh; xử lý được 50% diện tích đất bị ô nhiễm;

- Có các doanh nghiệp đủ năng lực để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước, bao gồm: Xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế trọng điểm; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường.

b) Tầm nhìn đến năm 2030:

Phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường ở trong nước; tiến tới mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ môi trường sang một số nước trong khu vực.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường theo Khung chính sách pháp luật phát triển dịch vụ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.

b) Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cu sử dụng dịch vụ môi trường trên địa bàn, khả năng đáp ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn; xác định rõ cơ cấu, định hướng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường trong từng lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu xử lý môi trường của địa phương; chú trọng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.

- Lồng ghép các nội dung chi tiết của kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Sắp xếp lại, ưu tiên khuyến khích, thu hút đầu tư vào một số loại hình doanh nghiệp dịch vụ môi trường, cụ thể là:

[...]