Quyết định 141-TTg năm 1997 về việc điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1997 do Thủ tướng chính phủ ban hành

Số hiệu 141-TTg
Ngày ban hành 08/03/1997
Ngày có hiệu lực 23/03/1997
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 141-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

 

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 141-TTg NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NĂM 1997

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quyết định số 140/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, biện pháp điều hành kinh doanh lương thực và phân bón;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

I. VỀ XUẤT KHẨU GẠO:


Điều 1.- Hạn ngạch xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo được phân bổ một lần để thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1997, trong đó dành khoảng 150.000 tấn để bổ sung, khuyến khích cho các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả, trên cơ sở đề nghị của Tổ công tác liên Bộ về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón được thành lập theo quy định tại Điều 8 của Quyết định này.
Trong tháng 9 năm 1997, căn cứ tình hình sản xuất và kết quả thực hiện xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét khả năng tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 1997.

Điều 2.- Việc tổ chức xuất khẩu gạo được xác định như sau;
a) Ưu tiên bố trí phù hợp năng lực xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp đầu mối trên địa bàn các tỉnh đã được phép trực tiếp xuất khẩu gạo trong năm 1996.
b) Đối với các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá trên 1 triệu tấn/năm, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung một doanh nghiệp được xuất khẩu gạo trực tiếp nếu cần thiết và doanh nghiệp đó có đủ điều kiện. Căn cứ đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
Riêng đối với tỉnh Cần Thơ, ngoài doanh nghiệp đã trực tiếp xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh, cho phép nông trường Sông Hậu được xuất khẩu gạo trực tiếp để thí điểm mô hình gắn sản xuất với kinh doanh xuất khẩu lúa gạo.
c) Đối với tỉnh Bến Tre và tỉnh Cà Mau, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung một doanh nghiệp xuất khẩu gạo trực tiếp nếu có đủ điều kiện, hoặc uỷ quyền cho một doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo trực tiếp để xuất khẩu uỷ thác.

Điều 3.- Phê duyệt hạn ngạch xuất khẩu gạo được giao cho các tỉnh và các doanh nghiệp của Trung ương theo Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định này.
Việc phân bổ hạn ngạch cụ thể cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (để xuất trực tiếp hoặc xuất uỷ thác, được xác định theo nguyên tắc nêu tại Điều 2 Quyết định này) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi tham khảo ý kiến Tổng công ty lương thực miền Nam.

II- VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN:


Điều 4.-
Hạn mức nhập khẩu 1,5 triệu tấn Urê và số lượng phân bón các loại khác trong năm 1997 được phân bổ một lần trong tháng 3 năm 1997, để các tỉnh và các doanh nghiệp của Trung ương chủ động nhập khẩu và cung ứng phân bón cho sản xuất.

Điều 5.- Phê duyệt hạn mức nhập khẩu phân bón urê được giao cho các tỉnh và các doanh nghiệp của Trung ương theo Phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này.

Đối với phân bón các loại cần nhập khẩu khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn với Bộ Thương mại để cân đối cho từng khu vực sản xuất và giao cho các tỉnh, các doanh nghiệp của Trung ương tại Phụ lục số 2 để thực hiện trong tháng 3 năm 1997.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định doanh nghiệp được giao nhập phân bón thuộc tỉnh.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 6.-
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thuộc tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, phải lựa chọn kỹ các doanh nghiệp đủ điều kiện để bảo đảm thực hiện chỉ tiêu được giao và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về Quyết định của mình.
Sau khi có quyết định cụ thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thông báo tên doanh nghiệp thuộc tỉnh được xuất gạo, nhập khẩu phân bón và hạn ngạch của các doanh nghiệp cho Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 3 năm 1997.

Điều 7.-
Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải thường xuyên phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo chặt chẽ các doanh nghiệp thuộc tỉnh cùng các Tổng Công ty ngành hàng lớn của Trung ương tổ chức mua hết lúa hàng hoá cho nông dân, xuất khẩu có hiệu quả và bảo đảm cung ứng kịp thời vật tư với giá cả hợp lý cho sản xuất nông nghiệp; kết hợp từng bước việc kinh doanh lúa gạo với việc cung ứng phân bón và các dịch vụ khác cho sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện chủ trương về kinh doanh lương thực và phân bón của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Quyết định số 140/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1997.
Uỷ ban nhân dân tỉnh phải kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về việc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các chỉ tiêu xuất - nhập khẩu được giao; không cho phép mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp doanh nghiệp nào không có khả năng thực hiện chỉ tiêu được giao, phải báo cáo kịp thời Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Điều 8.-
Giao Bộ Thương mại thành lập Tổ công tác liên Bộ, do một Thứ trưởng Bộ Thương mại chủ trị, có đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp chủ yếu trong kinh doanh lúa gạo và phân bón, để điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu hai ngành hàng này.
Hàng tháng Tổ công tác phải tổ chức giao ban để xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh, báo cáo cụ thể tình hình thực hiện của các doanh nghiệp; trường hợp có những vấn đề vượt thẩm quyền các Bộ, Ngành, Bộ Thương mại báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Điều 9.-
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ qua thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

PHỤ LỤC SỐ 1

(Kèm theo Quyết định 141/TTg ngày 8 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ)

PHÂN BỔ LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TỪ THÁNG 3 ĐẾN HẾT 9/1997


Đơn vị: Tấn

Số
TT

Khu vực

Hạn ngạch
được giao

A

Địa phương

1.670.000 (*)

1

Tỉnh An Giang

270.000

2

Tỉnh Cần Thơ

175.000

3

Tỉnh Đồng Tháp

230.000

4

Tỉnh Long An

155.000

5

Tỉnh Vĩnh Long

100.000

6

Tỉnh Kiên Giang

170.000

7

Tỉnh Tiền Giang

130.000

8

Tỉnh Trà Vinh

80.000

9

Tỉnh Sóc Trăng

150.000

10

Tỉnh Bạc Liêu

65.000

11

Tỉnh Cà Mau

20.000

12

Tỉnh Bến Tre

20.000

13

Tỉnh Thái Bình

30.000

14

Thành phố Hồ Chí Minh

75.000

B

Trung ương

680.000

15

Tổng CT Lương thực miền Nam

480.000

16

Tổng CT Lương thực miền Bắc

180.000

17

Công ty Petch Bộ Thương mại

20.000

C

Dự phòng

150.000(**)

 

Tổng A + B + C

2.500.000


Ghi chú:
(*) Bao gồm các Công ty xuất khẩu gạo thuộc Tổng Công ty lương thực miền Nam nằm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
(**) Để bổ sung, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả.

PHỤ LỤC SỐ 2

(Kèm theo quyết định số: 141/TTg ngày 08 tháng 3 năm 1997)

GIAO HẠN MỨC 1,5 TRIỆU TẤN PHÂN BÓN URÊ NHẬP KHẨU 1997CHO CÁC TỈNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG ƯƠNG (*)


Đơn vị: Tấn

[...]