Quyết định 1400/QĐ-UBND năm 2015 về quy định phân công thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 1400/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 31/03/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Mạnh Hà |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1400/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố tại Tờ trình số 120/ĐMDN ngày 13 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hanh kèm theo Quyết định này quy định phân công thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 2. Quy định được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng chuyển đổi sang công ty cổ phần theo Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp theo thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2011/NĐ-CP) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2013; vận dụng quy định này để thực hiện quy trình cổ phần hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các bước theo quy trình quy định tại Quyết định số 2109/QĐ-UBND và đã có ý kiến bằng văn bản của các Sở ngành hoặc đã trình Ủy ban nhân dân thành phố thì tiếp tục thực hiện. Các bước chưa thực hiện thì thực hiện theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Thuế, Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố, và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Căn cứ vào phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy ban nhân dân Thành phố phân công tổ chức thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần như sau:
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các nội dung công việc triển khai quy trình chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành như sau:
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định định giá đất;
- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 196/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
- Các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1400/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố tại Tờ trình số 120/ĐMDN ngày 13 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hanh kèm theo Quyết định này quy định phân công thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 2. Quy định được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng chuyển đổi sang công ty cổ phần theo Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp theo thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2011/NĐ-CP) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2013; vận dụng quy định này để thực hiện quy trình cổ phần hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các bước theo quy trình quy định tại Quyết định số 2109/QĐ-UBND và đã có ý kiến bằng văn bản của các Sở ngành hoặc đã trình Ủy ban nhân dân thành phố thì tiếp tục thực hiện. Các bước chưa thực hiện thì thực hiện theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Thuế, Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố, và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Căn cứ vào phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy ban nhân dân Thành phố phân công tổ chức thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần như sau:
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các nội dung công việc triển khai quy trình chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành như sau:
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định định giá đất;
- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 196/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
- Các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh các quy định của các cơ quan thẩm quyền về các nội dung thay thế, sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì phải thực hiện theo các quy định đó.
B. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BƯỚC 1: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
I. Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và Tổ giúp việc thực hiện cổ phần hóa
Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần hóa đề cử nhân sự thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp thực hiện theo quy định quyền hạn, trách nhiệm và thành phần Ban Chỉ đạo cổ phần hóa theo điểm 4 Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.
1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa
a) Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con), Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (hoặc Lãnh đạo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố nếu được phân công).
- Đối với các doanh nghiệp độc lập khác trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban là Lãnh đạo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố.
- Đối với doanh nghiệp là thành viên của Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con), Trưởng ban là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con).
b) Các thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp là Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con) gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan sau:
+ Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
+ Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
+ Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố (trong trường hợp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban).
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Kiểm soát viên của doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Đối với các doanh nghiệp độc lập khác gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan sau:
+ Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa
+ Kiểm soát viên của doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Đối với doanh nghiệp là thành viên của Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con) gồm đại diện lãnh đạo các Cơ quan sau:
+ Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
+ Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố.
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Sở Khoa học và Công nghệ
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Kiểm soát viên của doanh nghiệp cổ phần hóa.
c) Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
- Trình tự thực hiện
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp phát hành Văn bản gửi đến các cơ quan (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 nêu trên) đề nghị cử nhân sự; (Riêng đối với Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng Công ty Nhà nước, dự thảo Công văn của Ủy ban nhân dân thành phố gửi Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Tài chính đề nghị cử đại diện tham gia); dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành;
2. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
a) Tổ trưởng: Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Tổ viên
- Kế toán trưởng, lãnh đạo Phòng - Ban chuyên môn: kỹ thuật, kế hoạch, tổ chức, lao động tiền lương của doanh nghiệp cổ phần hóa;
- Chủ tịch Công đoàn của doanh nghiệp cổ phần hóa (đối với Tổng Công ty là Chủ tịch Công đoàn Văn phòng của Tổng Công ty, Công ty (công ty mẹ - công ty con);
- Cán bộ của các sở, ngành: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính (Ban Chỉ đạo 09).
Trong trường hợp cần thiết mời các đơn vị liên quan: Cục Thuế, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tham gia Tổ giúp việc.
c) Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa
- Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc
- Trình tự thực hiện
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp phát hành đồng thời (cùng lúc với văn bản đề nghị cử thành phần Ban Chỉ đạo) văn bản gửi các cơ quan (theo quy định tại điểm a, b khoản 2 nêu trên) đề nghị cử cán bộ tham gia Tổ giúp việc. Đối với Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp là Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con đề nghị các cơ quan cử cán bộ tham gia Tổ giúp việc gửi trực tiếp về Tổng Công ty, Công ty mẹ để ban hành Quyết định thành lập sau khi có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Ủy ban nhân dân thành phố.
Riêng đối với thành viên Tổ giúp việc là cán bộ Sở Tài chính (Ban Chỉ đạo 09) hoàn thành nhiệm vụ sau khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định giao tài sản là công trình kiến trúc thực hiện cổ phần hóa.
II. Phân công thực hiện các công việc xác định giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần
1. Quyết định thực hiện cổ phần hóa, chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định.
- Trình tự thực hiện
Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ kế hoạch tiến độ cổ phần hóa được giao, thực trạng và điều kiện thực hiện xử lý tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp; Có văn bản đề xuất Ban Chỉ đạo cổ phần hóa xem xét.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có văn bản kèm dự thảo Quyết định trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành Quyết định thực hiện cổ phần hóa, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Quyết định giao tài sản là công trình kiến trúc (gắn liền với toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý sử dụng) để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định.
- Trình tự thực hiện
+ Đối với tài sản là công trình kiến trúc doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý sử dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ Phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, hiện trạng sử dụng, Quyết định chủ trương xử lý của cấp thẩm quyền (nếu có) lập văn bản kèm theo hồ sơ tài liệu liên quan, đề nghị giao tài sản là công trình kiến trúc để thực hiện cổ phần hóa gửi Sở Tài chính (Ban Chỉ đạo 09) thẩm tra trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định (kèm dự thảo Quyết định).
Trường hợp đối với tài sản gắn liền với đất không giao cho doanh nghiệp cổ phần hóa thì Sở Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố chuyển giao đến đơn vị khác quản lý.
+ Đối với tài sản là công trình kiến trúc doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý sử dụng trên địa bàn ngoài thành phố Hồ Chí Minh:
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập văn bản đề nghị kèm hồ sơ tài liệu liên quan gửi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (hoặc cơ quan được phân công, ủy quyền) nơi có tài sản là công trình kiến trúc đang quản lý sử dụng đề nghị ý kiến theo quy định.
Sau khi nhận được ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của tỉnh/thành phố, doanh nghiệp cổ phần hóa lập văn bản kèm hồ sơ tài liệu liên quan gửi Sở Tài chính để tổng hợp (cùng với tài sản công trình kiến trúc doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý sử dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Sở Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo phân công các bộ phận đơn vị trực thuộc (Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Phòng Quản lý công sản) tổ chức thực hiện nội dung thẩm tra, có ý kiến và dự thảo quyết định giao tài sản trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành quyết định giao tài sản là công trình kiến trúc cho doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Căn cứ quyết định giao tài sản để cổ phần hóa của Ủy ban nhân dân thành phố, doanh nghiệp cổ phần hóa liên hệ với Sở Tài chính (Ban Vật giá) để được hướng dẫn các thủ tục xác định lại giá trị quyền sử dụng đất (trong trường hợp giao đất) vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Quyết định số 48/2013/QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục thẩm định giá nhà, đất do Nhà nước quản lý theo giá thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc quyết định thay thế.
3. Chọn đơn vị tư vấn định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
a) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước
- Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn định giá.
- Trình tự thực hiện
+ Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn định giá đủ tiêu chuẩn điều kiện theo quy định lập văn bản kèm hồ sơ tài liệu liên quan, báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
- Ban Chỉ đạo cổ phần hóa (trao đổi với thành viên đại diện Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đại diện Bộ Tài chính về trình tự thủ tục nội dung) lập văn bản kèm hồ sơ tài liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, Công ty độc lập khác do Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu, Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con
- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn định giá.
- Trình tự thực hiện
+ Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn định giá đủ tiêu chuẩn điều kiện theo quy định, Lập văn bản kèm hồ sơ tài liệu liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
+ Ban Chỉ đạo cổ phần hóa sau khi xem xét thống nhất đơn vị tư vấn định giá được chọn, Lập văn bản kèm dự thảo Công văn trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt ban hành.
- Đối với gói thầu tư vấn định giá có giá trị từ 500 triệu đồng đến không quá 3 tỷ đồng hoặc gói thầu tư vấn từ 3 tỷ đồng trở lên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tại điểm b điểm c Khoản 3 Điều 12 Mục I Chương III Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2014.
- Trường hợp đơn vị tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói thực hiện tư vấn về xác định giá trị doanh nghiệp, lập Phương án cổ phần hóa và các nội dung khác theo Hợp đồng ký kết với Doanh nghiệp cổ phần hóa. Tuy nhiên phải đảm bảo quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định việc lựa chọn Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá cho phù hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Lưu ý: Các nội dung phân công tại Khoản 1; 2; 3 Mục II nêu trên có thể thực hiện đồng thời, tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
4. Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
- Đơn vị thực hiện: Tổ giúp việc, Doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổ chức tư vấn định giá, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
- Trình tự thực hiện
Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ kết quả công tác lập hồ sơ tài liệu pháp lý; Kiểm kê phân loại tài sản, Công nợ, chủ động xử lý các vấn đề tài chính theo thẩm quyền, Lập báo cáo quyết toán tài chính, Báo cáo kết quả kiểm toán (Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm kết thúc năm tài chính) cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan cho tổ chức tư vấn định giá.
+ Đơn vị tư vấn định giá thực hiện đúng các quy định xác định giá trị doanh nghiệp, hoàn thành đúng nội dung và thời hạn theo hợp đồng, Lập hồ sơ và chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Phối hợp Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo kết quả xác định giá trị doanh, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa gửi Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thẩm tra trình cấp thẩm quyền ban hành Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp cổ phần hóa là Tổng công ty Nhà nước
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa căn cứ Báo cáo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị tư vấn định giá, kèm hồ sơ tài liệu liên quan, dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước để thực hiện Kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Sau khi có kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, phân công xử lý như sau:
+ Trường hợp thống nhất với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan Kiểm toán Nhà nước: Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với tổ chức tư vấn định giá hoàn chỉnh. Báo cáo hồ sơ tài liệu liên quan xác định giá trị doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tài chính - Chi cục Tài chính doanh nghiệp) ký ban hành Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Trường hợp không thống nhất với kết quả của cơ quan Kiểm toán Nhà nước: Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với tổ chức tư vấn có văn bản giải trình, kèm hồ sơ tài liệu liên quan (nếu có) dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước, để thống nhất; Trường hợp vẫn không thống nhất với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
5. Quyết định Công bố giá trị doanh nghiệp
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
- Trình tự thực hiện
+ Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước; Căn cứ Báo cáo thẩm tra của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa kèm hồ sơ tài liệu liên quan gửi Sở Tài chính kiểm tra, rà soát và dự thảo Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét ký ban hành.
+ Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, doanh nghiệp độc lập khác do Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu; Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con: Căn cứ Báo cáo thẩm tra của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa kèm hồ sơ tài liệu liên quan gửi Sở Tài chính kiểm tra, rà soát và dự thảo Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét ký ban hành.
Lưu ý: Công tác xác định giá trị doanh nghiệp, trình cấp thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần lần đầu phải đảm bảo thời hạn theo quy định (kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt)
6. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
a) Trình tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
- Tổ chức thực hiện: Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị tư vấn, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
- Trình tự thực hiện
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị tư vấn tổ chức lựa chọn đề xuất tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa xem xét kèm hồ sơ tài liệu liên quan trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì thực hiện theo điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
b) Phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
- Đối với lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
+ Trình tự thực hiện
Sau khi Ban Chỉ đạo thống nhất việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) thẩm tra, kèm dự thảo văn bản, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
- Đối với tiêu chí nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con, Công ty độc lập khác do Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu, Công ty con của Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con.
+ Ủy ban nhân dân thành phố quyết định lựa chọn nhà đầu tư tư chiến lược.
+ Trình tự thực hiện
Sau khi Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thống nhất có báo cáo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp thẩm tra kèm dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
7. Lập Phương án cổ phần hóa
- Tổ chức thực hiện: Tổ giúp việc, Doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị tư vấn, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
- Trình tự thực hiện
Căn cứ Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, Doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị tư vấn lập Phương án cổ phần hóa theo các nội dung quy định.
Các nội dung sau đây, trong Phương án cổ phần hóa, phải được cơ quan chức năng thẩm định có ý kiến bằng văn bản:
+ Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) đối với nội dung cơ cấu vốn Điều lệ, Phương thức phát hành cổ phần theo quy định;
+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội đối với Phương án sắp xếp lại lao động;
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh 3-5 năm tiếp theo, Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần.
Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa theo quy định; Sau Hội nghị công nhân viên chức Tổ giúp việc, Doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức tư vấn hoàn thiện Phương án cổ phần hóa báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt.
8. Quyết định phê duyệt Phương án cổ phần hóa
a) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước
- Thủ tướng Chính phủ ban hành định phê duyệt phương án cổ phần hóa.
- Trình tự thực hiện
Căn cứ Báo cáo kèm Phương án cổ phần hóa do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa gửi Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp kiểm tra, rà soát tổ chức thẩm định, dự thảo văn của Ủy ban nhân dân thành phố kèm Phương án cổ phần hóa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
b) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - Công ty con, Công ty độc lập khác do Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu, Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
- Ủy ban nhân dân thành phố Quyết định phê duyệt quyết định phương án cổ phần.
- Trình tự thực hiện
Căn cứ Báo cáo kèm Phương án cổ phần hóa do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp kiểm tra, rà soát tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố (kèm dự thảo Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa) ký ban hành.
BƯỚC 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
1. Tổ chức bán cổ phần lần đầu
Căn cứ Phương án cổ phần hóa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt: Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp đơn vị tư vấn tổ chức bán cổ phần lần đầu theo quy định.
2. Báo cáo kết quả bán cổ phần
Căn cứ kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định theo báo cáo của doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị tư vấn, tổ chức tài chính trung gian hoặc Sở Giao dịch chứng khoán, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ tướng Chính phủ (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước) về kết quả bán cổ phần.
3. Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp rà soát, dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoặc dự thảo văn bản Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh (đối với trường hợp cổ phần hóa các Tổng Công ty) cơ quan thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án cổ phần kèm dự thảo văn bản.
4. Về tiền thu từ bán cổ phần
- Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm xác định số tiền được để lại doanh nghiệp và chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện quản lý, xử lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa.
- Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) hướng dẫn việc quản lý, xử lý và sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định.
5. Quyết định cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa và người đại diện theo ủy quyền
a) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước
- Sau khi có kết quả bán cổ phần hóa lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Nhà nước cổ phần hóa thống nhất đề xuất cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần. Sở Nội vụ dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nội vụ thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt cử người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần.
b) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con và Công ty độc lập khác do Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu
Sau khi có kết quả bán cổ phần lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước (HFIC), Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa thống nhất để Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, cử người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần.
c) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con
- Sau khi có kết quả bán cổ phần lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố (HFIC), Hội đồng thành viên Tổng Công ty nhà nước hoặc Hội đồng thành viên Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con thống nhất để Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, có ý kiến về người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu phần vốn tại doanh nghiệp cổ phần.
- Sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố, Cơ quan hoặc tổ chức kinh tế được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần quyết định cử người đại diện theo ủy quyền.
BƯỚC 3: HOÀN TẤT VIỆC CHUYỂN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất và Đăng ký kinh doanh
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa, người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, đơn vị tư vấn tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua các nội dung, thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
2. Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp cổ phần hóa lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ nhất, thực hiện quyết toán thuế và các khoản nộp ngân sách, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu theo Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 10 Thông tư số 127/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố, Cục thuế thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định các nội dung nêu trên, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt, hoặc dự thảo báo cáo để Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty nhà nước), đồng thời báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
- Căn cứ kết quả xác định phần vốn nhà nước được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
3. Hội đồng quản trị doanh nghiệp cổ phần tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định
Thời hạn phân công cụ thể theo phục lục đính kèm.
D. PHÂN CÔNG VÀ XỬ LÝ CÁC NỘI DUNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA
1. Trường hợp người được cơ quan có thẩm quyền quyết định phân công chức danh Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hóa có quyết định nghỉ hưu, điều chuyển công tác hay các lý do khác không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhưng chưa có Quyết định bổ nhiệm nhân sự thay thế của cấp thẩm quyền
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp phối hợp với Sở Nội vụ, Hội đồng thành viên công ty mẹ (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty con của Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con) thống nhất trình Ủy ban nhân dân thành phố phân công người thay thế, không để gián đoạn tiến độ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Trường hợp đến thời hạn công bố giá trị doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt nhưng công tác xử lý tài chính, tài sản chưa đảm bảo điều kiện thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tổ trưởng Tổ giúp việc doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp đơn vị tư vấn báo cáo Ban Chỉ đạo, nêu cụ thể nguyên nhân, đánh giá thời gian để xử lý xong các tồn tại tài chính, đề xuất gia hạn thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp; Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (ngoài thành phố Hồ Chí Minh) chưa có ý kiến (quá thời hạn 30 ngày) sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa gửi văn bản kèm hồ sơ xin ý kiến đối với tài sản công trình kiến trúc gắn với diện tích đất đang quản lý sử dụng trên địa bàn
Doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo Ban Chỉ đạo dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố gửi cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố đề nghị sớm có ý kiến, đảm bảo thực hiện tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch, lộ trình đề ra.
4. Trường hợp đối với tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý theo quy định (ngoại trừ các tài sản không được phép loại trừ theo quy định).
Đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa xác định danh mục, giá trị (ghi trên sổ sách kế toán) những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý chưa được xử lý gửi Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) thẩm tra trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
5. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con đang làm chủ sở hữu của Công ty con là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thực hiện theo quy định.
- Giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế vốn nhà nước tại Công ty mẹ.
- Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty con phải trùng với thời điểm giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ.
Do đó, trường hợp này chỉ thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Công ty mẹ (sau cổ phần hóa Công ty con sẽ hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên do Công ty mẹ - cổ phần - làm chủ sở hữu).
6. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ điều kiện bán cổ phần lần đầu hoặc Sở Giao dịch chứng khoán, Cơ quan tài chính trung gian thông báo hủy tổ chức đấu giá do không có nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, đơn vị tư vấn thực hiện , có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 35/BĐMDN ngày 3 tháng 6 năm 2014 của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về việc thực hiện bán cổ phần lần đầu khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ. Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước) lập hồ sơ, điều chỉnh Phương án cổ phần hóa gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp kiểm tra trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt tổ chức thực hiện.
7. Các trường hợp khác
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính, tổ chức thanh lý tài sản không cần dùng, vật tư hàng hóa ứ đọng, xử lý các vấn đề, nội dung theo kết luận của cấp thẩm quyền, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, Tòa án (nếu có) trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Trường hợp tồn tại của doanh nghiệp phát sinh do yếu tố lịch sử, đặc thù không nêu trong quy định hiện hành hoặc quy định hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền chưa rõ, doanh nghiệp kịp thời báo cáo cụ thể từng trường hợp để Tổ giúp việc báo cáo Ban Chỉ đạo hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa đề xuất trực tiếp với Sở ngành chức năng nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền xem xét.
- Các Sở ngành cử lãnh đạo được Ủy ban nhân dân thành phố phân công thành viên Ban Chỉ đạo tập trung nghiên cứu các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, tích cực tham gia có ý kiến hướng dẫn xử lý hoặc có ý kiến của cơ quan chức năng chuyên ngành tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất cụ thể giải pháp trình Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan xem xét có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ.
Trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc và doanh nghiệp cổ phần hóa có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp./.
THỜI
HẠN HOÀN THÀNH CÁC CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100%
VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Đính kèm Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
Số TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị được phân công thực hiện |
Thời hạn tối đa (Số ngày làm việc) |
Điều kiện |
I- Thành lập Ban Chỉ đạo CPH và Tổ giúp việc |
|
|
|
|
1 |
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận lộ trình thời điểm thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp |
Ban Đổi mới QLDN |
7 |
Sau khi UBND TP ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (cổ phần hóa) theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ |
2 |
Phát hành Công văn đề nghị các đơn vị, DN cử nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo CPH, Tổ giúp việc |
Ban Đổi mới QLDN |
7 |
Căn cứ Văn bản của UBNDTP chấp thuận lộ trình thời điểm thành lập BCĐ để triển khai thực hiện |
3 |
Dự thảo Văn bản của UBNDTP gửi Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, Bộ Tài chính cử đại diện tham gia Ban Chỉ đạo CPH đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước |
Ban Đổi mới QLDN |
7 |
Đồng thời với Công văn đề nghị các đơn vị, DN cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo CPH đối với DN CPH là Tổng Công ty Nhà nước |
4 |
Các đơn vị, doanh nghiệp cử nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc |
Sở ngành, DN |
5 |
Sau khi nhận được văn bản đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. |
5 |
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa |
Ban Đổi mới QLDN |
5 |
Sau khi nhận được văn bản cử nhân sự của các đơn vị, doanh nghiệp. Đối với DN CPH là Tổng Công ty Nhà nước, quá thời hạn vẫn chưa nhận văn bản cử đại diện của BCĐ ĐM & PTDN; Bộ Tài chính nêu trong Quyết định UBND TP thành viên "Đại diện" 2 cơ quan trên |
6 |
Ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
3 |
Sau khi nhận được Quyết định của UBND TP thành lập Ban Chỉ đạo CPH |
II. Xây dựng Phương án cổ phần hóa |
|
|
|
|
7 |
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thực hiện CPH, chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
5 |
Sau khi nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp CPH (hoặc sau ngày họp BCĐ thống nhất theo đề nghị của DN CPH) |
8 |
Văn bản gửi Sở Tài chính (TT. Ban Chỉ đạo 09) kèm văn bản ý kiến của tỉnh, TP trực thuộc trung ương đối với tài sản ngoài TPHCM |
Doanh nghiệp CPH |
5 |
Sau khi nhận được văn bản ý kiến của tỉnh, TP trực thuộc trung ương đối với tài sản ngoài TPHCM |
9 |
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định giao tài sản là công trình kiến trúc để thực hiện CPH (kèm dự thảo) |
Sở Tài chính (Ban Chỉ đạo 09) |
20 |
Sau khi nhận được văn bản đề nghị kèm hồ sơ tài liệu liên quan của DN CPH (Trừ trường hợp phải chờ ý kiến của tỉnh, TP trực thuộc trung ương đối với tài sản ngoài TPHCM |
10 |
Rà soát bản dự thảo Quyết định giao tài sản là công trình kiến trúc để thực hiện cổ phần hóa trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành |
Văn phòng UBNDTP |
5 |
Sau khi nhận được văn bản (Tờ trình) đề nghị của Sở Tài chính (TT Ban Chỉ đạo 09) |
11 |
Văn bản đề nghị chọn đơn vị tư vấn định giá trình cơ quan thẩm quyền có ý kiến |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
5 |
Sau ngày họp Ban Chỉ đạo thống nhất theo đề nghị của DN CPH |
12 |
Lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp |
DN CPH, đơn vị tư vấn định giá |
120-150 |
Kể từ thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. |
13 |
Có ý kiến cụ thể bằng văn bản về thẩm định giá trị quyền sử dụng đất (trong trường hợp giao đất) để doanh nghiệp cổ phần hóa đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. |
Sở Tài chính (Ban Vật giá) |
20 |
Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (kèm chứng thư thẩm định giá bất động sản) của doanh nghiệp cổ phần hóa |
14 |
Trình UBNDTP kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (thông qua Sở Tài chính) |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
10 |
Sau ngày họp BCĐ thẩm tra trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan tư vấn định giá. |
15 |
Thẩm tra, trình UBNDTP ban hành Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (kèm dự thảo) |
Sở Tài chính |
7 |
Sau khi nhận văn bản (kèm hồ sơ tài liệu liên quan) của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa |
16 |
Rà soát bản dự thảo Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố |
Văn phòng UBNDTP |
5 |
Sau khi nhận văn bản đề nghị và dự thảo quyết định công bố giá trị DN của Sở Tài chính |
17 |
Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư chiến lược |
Tổ giúp việc, doanh nghiệp CPH, đơn vị tư vấn, Ban Chỉ đạo CPH |
5 |
Sau khi UBNDTP ban hành Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH |
18 |
Thẩm tra, trình cấp thẩm quyền Quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược (kèm dự thảo) |
Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) |
5 |
Sau khi nhận được văn bản Báo cáo kèm tài liệu liên quan của BCĐ CPH |
19 |
Rà soát bản dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư chiến lược hoặc văn bản để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược hoặc |
Văn phòng UBNDTP |
5 |
Sau khi nhận được văn bản thẩm tra của Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) |
20 |
Dự thảo Phương án CPH |
DN CPH, đơn vị tư vấn |
30 |
Kể từ ngày Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp |
21 |
Văn bản có ý kiến các nội dung liên quan chức năng được phân công trong Phương án CPH |
Sở TC (Chi cục tài chính doanh nghiệp), Sở LĐ TB & XH, Sở KH&ĐT |
5 |
Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm dự thảo Phương án CPH của DN CPH |
22 |
Trình UBND TP Phương án cổ phần hóa thông qua Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
5 |
Sau ngày họp BCĐ thẩm định Phương án CPH hoàn chỉnh theo ý kiến Sở ngành chức năng, kết quả Hội nghị CB CNVC |
23 |
Trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Phương án CPH của DN là Tổng Công ty Nhà nước thông qua Ban Đổi mới QLDN |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
10 |
Sau ngày họp BCĐ thẩm định Phương án CPH hoàn chỉnh theo ý kiến Sở ngành chức năng, kết quả Hội nghị CB CNVC |
24 |
Thẩm định, trình UBND TP xem xét ban hành Quyết định phê duyệt Phương án CPH hoặc văn bản để UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt |
Ban Đổi mới QLDN |
7 |
Sau khi nhận được văn bản hồ sơ của BCĐ CPH |
25 |
Rà soát bản dự thảo trình UBND TP Quyết định phê duyệt Phương án cổ phần hóa hoặc văn bản để UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Phương án cổ phần hóa |
Văn phòng UBNDTP |
5 |
Sau khi nhận được Tờ trình và đầy đủ hồ sơ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp |
III. Tổ chức thực hiện Phương án CPH |
|
|
|
|
26 |
Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra cổ đông đại chúng |
BCĐ CPH, DN CPH, đơn vị tư vấn, đơn vị tài chính trung gian hoặc Sở Giao dịch chứng khoán |
60 |
Kể từ ngày Quyết định phê duyệt Phương án CPH của cấp có thẩm quyền |
27 |
Báo cáo tổng hợp kết quả bán cổ phần lần đầu |
DN CPH, đơn vị tư vấn |
15 |
Sau khi có kết quả bán CP lần đầu cho cổ đông đại chúng, Kết quả bán cổ phần cho người lao động, tổ chức Công đoàn, nhà đầu tư chiến lược |
28 |
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, UBNDTP báo cáo tổng hợp kết quả bán cổ phần |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH |
5 |
Sau khi nhận báo cáo tổng hợp kết quả bán cổ phần của Doanh nghiệp cổ phần hóa |
29 |
Họp Ban Chỉ đạo CPH với các đơn vị liên quan thống nhất cử cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước; phân công người đại diện theo ủy quyền |
Trưởng Ban Chỉ đạo CPH và các đơn vị liên quan |
7 |
Sau khi có Báo cáo kết quả tổng hợp bán cổ phần |
30 |
Trình UBNDTP quyết định cử cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN CP, phân công người đại diện theo ủy quyền; có ý kiến đối với người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước tại DN CPH là Công ty con của Tổng Công ty Nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - công ty con |
Sở Nội vụ |
5 |
Sau ngày BCĐ CPH họp với các đơn vị liên quan thống nhất đề xuất |
31 |
Rà soát bản dự thảo văn bản (Quyết định) về cử cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, phân công người đại diện theo ủy quyền trình UBNDTP ký và ban hành; Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cử cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là Tổng Công ty Nhà nước, để UBNDTP ký trình Thủ tướng Chính phủ |
Văn phòng UBNDTP |
5 |
Sau khi nhận được văn bản của Sở Nội vụ |
IV. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần |
|
|
|
|
32 |
Tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất |
BCĐ CPH, DN CPH, người đại diện theo ủy quyền (hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước), đơn vị tư vấn |
20 |
Sau khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền cử cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, người đại diện theo ủy quyền |
33 |
Đăng ký doanh nghiệp cổ phần |
Người đại diện theo pháp luật của DN CP |
10 |
Sau kết quả Đại hội cổ đông lần thứ nhất |
34 |
Lập báo cáo tài chính, quyết toán chuyển thể giai đoạn DNNN quyết toán chi phí CPH, kinh phí hỗ trợ người lao động dôi dư, tiền thu được từ CPH |
Doanh nghiệp, BCĐ CPH |
30 |
Kể từ thời điểm Công ty cổ phần được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh lần đầu |
35 |
Thẩm tra, trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo tài chính, quyết toán chuyển thể giai đoạn DNNN, quyết toán chi phí CPH, kinh phí hỗ trợ người lao động dôi dư, tiền thu được từ CPH |
Sở Tài chính (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) |
30 |
Sau khi nhận được Báo cáo của Ban Chỉ đạo CPH |
36 |
Tổ chức bàn giao giữa DN CPH và Công ty CP |
BCĐ CPH, Đơn vị tư vấn, DN CPH và Công ty CP |
20 |
Sau khi cơ quan thẩm quyền phê duyệt kết quả xác định phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần |