Quyết định 14/2005/QĐ-UB kiện toàn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Bình thành Trung tâm nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 14/2005/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 16/03/2005 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Phan Lâm Phương |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2005/QĐ-UB |
Đồng Hới, ngày 16 tháng 3 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V KIỆN TOÀN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH THÀNH TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quy chế quản lý các Trung tâm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 600/LĐTBXH -QĐ ngày 15/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-UB ngày 14/4/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án nâng cấp Trung tâm Bảo trợ xã hội thành “Trung tâm nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội”;
Căn cứ Thông báo số 48/TB-UB ngày 11/01/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kết luận của đồng chí Trần Công Thuật - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Nội vụ;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 170/CV-LĐTBXH ngày 12/5/2004;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 208/SNV ngày 10/3/2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kiện toàn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Bình thành Trung tâm nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội tỉnh Quảng Bình.
Điều 2: Vị trí và chức năng:
- Trung tâm nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội tỉnh Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - TBXH; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
- Trung tâm có chức năng nuôi dưỡng người có công với cách mạng, người già yếu cô đơn, trẻ mồ côi, trẻ vô thừa nhận, người tàn tật về thể chất và tâm thần, người lang thang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điểu 3: Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chăm sóc sức khỏe tuổi già cho người có công với cách mạng, người già yếu cô đơn;
2. Tổ chức học văn hóa, học nghề, giáo dục đạo đức, lao động hướng nghiệp cho trẻ mồ côi, trẻ vô thừa nhận;
3. Nuôi dưỡng người tâm thần; nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tàn tật;
4. Tổ chức lao động, sản xuất, hướng nghiệp, tạo việc làm cho đối tượng;
5. Tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung trâm và trình độ của đối tượng hoặc gửi đến các cơ sở dạy nghề ở địa phương;
6. Thực hiện các dự án về việc làm, tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập cộng đồng;
7. Tổ chức giáo dục pháp luật, rèn luyện thể chất; tổ chức thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho đối tượng;
8. Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm;
9. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức theo thẩm quyền;
10. Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao;
11. Quản lý biên chế, cán bộ viên chức, tài sản, tài chính của Trung tâm theo quy định hiện hành;
12. Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động - TBXH giao.
Điều 4: Cơ cấu tổ chức và biên chế: