Quyết định 1390/QĐ-UBND năm 2024 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 1390/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/11/2024 |
Ngày có hiệu lực | 08/11/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Hoàng Tuấn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1390/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 11 năm 2024 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ;
Theo Đơn đề nghị ngày 16/10/2024 của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2048/SNV-TCBC ngày 30/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) lần thứ hai của Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định này. Điều lệ này thay thế Điều lệ được công nhận tại Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và các sáng lập viên Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
QUỸ HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1390/QĐ-UBND ngày 08/11/2024
của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở
1. Tên gọi:
- Tiếng Việt: Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (QHNQ).
- Tiếng Anh: The Quang Ngai Fishermen Support Fund (QNFSF).
2. Biểu tượng (logo):
|
Vòng ngoài hình vô lăng tàu cá màu gỗ; vòng trong có dòng chữ màu đỏ: Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi; mặt chính giữa có hình bản đồ Việt Nam màu đỏ trên nền hình mặt biển và tàu cá màu xanh. |
3. Trụ sở làm việc của Quỹ: Số nhà 02, đường Cao Bá Quát (trong trụ sở Báo Quảng Ngãi), thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Số điện thoại: 0844505252.
Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ từ thiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm mục đích hỗ trợ không hoàn lại cho ngư dân Quảng Ngãi bị thiệt hại do thiên tai, bị tàu nước ngoài gây ra khi đang khai thác thủy sản hợp pháp trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1390/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 11 năm 2024 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ;
Theo Đơn đề nghị ngày 16/10/2024 của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2048/SNV-TCBC ngày 30/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) lần thứ hai của Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định này. Điều lệ này thay thế Điều lệ được công nhận tại Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và các sáng lập viên Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
QUỸ HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1390/QĐ-UBND ngày 08/11/2024
của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở
1. Tên gọi:
- Tiếng Việt: Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (QHNQ).
- Tiếng Anh: The Quang Ngai Fishermen Support Fund (QNFSF).
2. Biểu tượng (logo):
|
Vòng ngoài hình vô lăng tàu cá màu gỗ; vòng trong có dòng chữ màu đỏ: Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi; mặt chính giữa có hình bản đồ Việt Nam màu đỏ trên nền hình mặt biển và tàu cá màu xanh. |
3. Trụ sở làm việc của Quỹ: Số nhà 02, đường Cao Bá Quát (trong trụ sở Báo Quảng Ngãi), thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Số điện thoại: 0844505252.
Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ từ thiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm mục đích hỗ trợ không hoàn lại cho ngư dân Quảng Ngãi bị thiệt hại do thiên tai, bị tàu nước ngoài gây ra khi đang khai thác thủy sản hợp pháp trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ được hình thành từ nguồn tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tăng trưởng tài sản của Quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Quỹ được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận; chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ngành, lĩnh vực Quỹ hoạt động;
d) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của Quỹ;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong suốt quá trình đang hoạt động.
3. Quỹ có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức và cá nhân sáng lập Quỹ gồm: Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, ông Nguyễn Xuân Huế (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh), ông Trương Ngọc Nhi (nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh).
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
1. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản của Quỹ.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ theo ủy quyền từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Sử dụng nguồn tài sản của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng ngư dân, các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
1. Quyền hạn của Quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và Điều lệ đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận.
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ đã được công nhận để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ;
c) Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Được phối hợp với tổ chức, cá nhân để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho Quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của Quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của Quỹ.
2. Nghĩa vụ của Quỹ:
a) Chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo Điều lệ của Quỹ;
b) Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của tổ chức, cá nhân đã ủy quyền phù hợp với mục đích của Quỹ;
c) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của Quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật, đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
e) Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3;
g) Khi thay đổi văn phòng làm việc hoặc Giám đốc Quỹ, phải báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh.
h) Hàng năm Quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Quỹ trước ngày 31 tháng 12;
i) Thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ.
3. Văn phòng Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ có tôi thiếu 05 (năm) thành viên do sáng lập viên đề cử hoặc Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ sau và được UBND tỉnh công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 (năm) năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam trở lên; khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cho các chủ tàu đã chết, mất tàu, không có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
d) Quyết định mức lương, chế độ đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, phụ trách kế toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định của Điều lệ và theo quy định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;
e) Quyết định về cơ cấu tổ chức và bộ máy của Quỹ theo Điều lệ và quy định của pháp luật;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ theo quy định của pháp luật;
h) Đổi tên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
k) Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi Hội đồng quản lý Quỹ được UBND tỉnh công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm xây dựng, ban hành các quy định về: quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; công tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; thời gian làm việc, sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; quy định cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Quỹ; các quy định khác trong nội bộ Quỹ phù hợp với Điều lệ và quy định pháp luật.
l) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định số 93/2012/NĐ-CP; các quy định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2012/NĐ-CP và Điều lệ Quỹ.
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 3 tháng 01 lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của một nửa (1/2) số thành viên. Cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ là hợp lệ khi có trên một nửa (1/2) số thành viên tham gia, trong đó phải có mặt Chủ tịch Hội đồng Quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ;
b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm và quyền hạn tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ được phân công, được phát biểu ý kiến và biểu quyết trong cuộc họp. Trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp xin ý kiến bằng văn bản (qua zalo), ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp không tổ chức họp trực tiếp được, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản gửi các thành viên qua email, zalo, ý kiến phản hồi của các thành viên qua email, zalo có giá trị như ý kiến bằng văn bản, sau 5 ngày làm việc, nếu thành viên nào không có ý kiến thì coi như đồng ý.
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có trên một nửa (1/2) thành viên biểu quyết tán thành.
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam, được Hội đồng quản lý Quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể kiêm Giám đốc Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và Điều lệ Quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không quá 5 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
1. Giám đốc Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc Quỹ;
2. Giám đốc Quỹ là người điều hành công việc hàng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
3. Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc (nếu có);
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
Phó Giám đốc Quỹ là người giúp Giám đốc Quỹ điều hành hoạt động của Quỹ trong một số lĩnh vực hoạt động của Quỹ do Giám đốc Quỹ phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ và Hội đồng quản lý Quỹ về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
Điều 13. Phụ trách kế toán Quỹ
1. Phụ trách kế toán Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế phụ trách kế toán Quỹ theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Phụ trách kế toán Quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc Quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán theo quy định của pháp luật.
3. Không bổ nhiệm người phụ trách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể Quỹ hoặc chuyển công tác khác.
1. Ban Kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát có 03 (ba) thành viên gồm: Trưởng ban và 02 (hai) ủy viên viên.
2. Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo Điều lệ, nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến Quỹ;
c) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính, tài sản của Quỹ.
Văn phòng Quỹ có nhân viên phụ trách kế toán, nhân viên chuyên trách công tác văn thư, hành chính, tổng hợp, thủ quỹ và thu hồi nợ.
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
Điều 16. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải được nộp ngay vào Quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của Quỹ (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.
3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
4. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền, tài sản. Đối với khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Điều 17. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của tổ chức, cá nhân phải trên tinh thần tự nguyện, không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc tổ chức, cá nhân thực hiện.
2. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
1. Đối tượng hỗ trợ, tài trợ
a) Ngư dân Quảng Ngãi có tàu thuyền, tài sản bị thiệt hại do tàu nước ngoài gây ra; bị chết, mất tích, bị thương khi đang đánh bắt hải sản trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến nghề cá và ngư dân được nhà tài trợ chỉ định.
2. Điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ:
Chuyến biển mà ngư dân bị thiệt hại không vi phạm các quy định của pháp luật về thủy sản và công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thu từ các cuộc vận động quyên góp, hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao.
4. Thu từ tiền lãi gửi ngân hàng.
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Chi hỗ trợ, tài trợ nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện và mục đích xã hội khác theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các khoản tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân tài trợ trong và ngoài nước.
3. Chi thực hiện dịch vụ công, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng hoặc các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước giao.
4. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
Điều 21. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
1. Nội dung chi hoạt động quản lý Quỹ gồm:
a) Chi tiền lương và các khoản phụ cấp cho bộ máy quản lý Quỹ;
b) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định;
c) Chi thuê trụ sở làm việc;
d) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư, văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;
đ) Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động Quỹ;
e) Chi các khoản công tác phí phát sinh đi làm nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ;
g) Các khoản chi khác liên quan đến hoạt động của Quỹ.
2. Định mức chi phí hoạt động quản lý Quỹ:
a) Chi phí quản lý hành chính và các chi phí tổ chức, vận động quyên góp ủng hộ cho Quỹ không quá 5% tổng số thu của Quỹ (không bao gồm các khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp phải thực hiện đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền, tài sản);
b) Trường hợp nhu cầu chi thực tế cho hoạt động quản lý Quỹ vượt quá 5% tổng thu hàng năm của Quỹ thì Hội đồng quản lý Quỹ quy định mức chi nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng thu hàng năm của Quỹ theo quy định.
c) Trường hợp chi phí quản lý Quỹ đến cuối năm không sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
Điều 22. Quản lý tài chính, tài sản của Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình tài chính, tài sản của Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ chấp hành các quy định về quản lý tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính vào các hoạt động khác ngoài mục đích của Quỹ.
4. Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính Quỹ hàng quý, năm theo các nội dung:
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ Quỹ; công khai kết quả sử dụng và quyết toán thu chi từng khoản đóng góp;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm theo từng nội dung thu chi theo Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Quỹ và kết luận của Kiểm toán (nếu có) trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm theo quy định.
1. Trường hợp Quỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ. Tiền và tài sản của Quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của Quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các Quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của Quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
2. Trường hợp Quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn, Quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp Quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của Quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của Quỹ khi Quỹ giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
a) Chi phí giải thể Quỹ;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuê và các khoản phải trả khác.
5. Đối với tài sản, tài chính tự có của Quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của Quỹ thì được nộp vào ngân sách tỉnh. Đối với tài sản do ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, Quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ QUỸ
Điều 24. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Điều 39 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện khi có quyết định hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, đổi tên theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Đình chỉ hoạt động của Quỹ có thời hạn
Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động khi vi phạm những quy định của Nhà nước; ngoài việc bị tạm đình chỉ, chấm dứt, giải thể tùy theo mức độ vi phạm Quỹ có thể bị phạt hành chính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; tùy theo mức độ vi phạm, những người quản lý Quỹ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của Quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ tự giải thể Quỹ thực hiện theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Những tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền, trình tự xem xét, quyết định khen thưởng trong nội bộ Quỹ.
1. Những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều lệ này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền, trình tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được trên hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và phải được UBND tỉnh quyết định công nhận mới có hiệu lực thi hành.
1. Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi có 8 Chương, 30 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật về Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội và Điều lệ Quỹ đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.