Quyết định 1360/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh An Giang (giai đoạn 2009-2015) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 1360/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/06/2009 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Phạm Kim Yên |
Lĩnh vực | Bất động sản,Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1360/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 30 tháng 6 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2009-2015)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về định hướng phát triển nhà ở toàn quốc đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về một số cơ
chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ
sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung,
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;
Căn cứ Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh An
Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 45/TTr-SXD ngày 25/6/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo quyết định này “Đề án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2015”, với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Đề án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2015.
2. Đối tượng áp dụng: áp dụng cho đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh An Giang, không phân biệt công lập hay ngoài công lập thuê để ở trong quá trình học tập.
3. Quan điềm:
- Nhà nước trực tiếp đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề (sau đây gọi chung là nhà ở sinh viên) không phân biệt công lập hay ngoài công lập thuê để ở trong quá trình học tập.
- Việc đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng mục tiêu mỗi dự án có thể giải quyết chỗ ở cho học sinh, sinh viên của một số cơ sở đào tạo (cụm trường) trên địa bàn theo điều kiện cụ thể của từng địa phương; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao nhằm tạo môi trường sống văn hóa và lành mạnh.
- Xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở sinh viên là một trong những mục tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các chỉ tiêu này phải được xây dựng hàng năm, từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng địa phương và phải được tổ chức thực hiện, quy định rõ chế độ trách nhiệm của từng chủ thể có liên quan.
4. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 giải quyết cho khoảng 60% học sinh, sinh viên có nhu cầu thuê nhà ở tại các dự án nhà ở sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Nguyên tắc tính toán, xác định quy mô dự án:
a) Nguyên tắc tính toán: Trên cơ sở tổng số học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề và mục tiêu giải quyết khoảng 60% số học sinh, sinh viên có nhu cầu thuê nhà ở đến năm 2015, các dự án nhà ở sinh viên được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho từng cụm trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong tỉnh, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt văn hoá, thể dục - thể thao, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
b) Quy mô dự án: Theo nguyên tắc trên, số lượng, quy mô các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở sinh viên đến năm 2015 được xác định như sau:
- Dự án Nhà ở sinh viên cụm trường TP Long Xuyên: quy mô 6.300 chỗ ở cho học sinh, sinh viên thuộc cụm trường: đại học An Giang (cơ sở 1), Cao đẳng nghề, Cao đẳng Y tế, trung học Văn hoá - Nghệ thuật và trung học kinh tế - kỹ thuật; diện tích sàn 37.800 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 9.450 m2 (4 tầng); diện tích đất toàn khu: 5,20 ha (đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng).
- Dự án Khu nhà ở sinh viên cụm trường Châu Phú: quy mô 750 chỗ ở cho học sinh, sinh viên thuộc cụm trường: đại học An Giang (cơ sở 2) và trường trung cấp nghề của huyện; diện tích sàn 4.500 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 1.500 m2 (3 tầng); diện tích đất toàn khu: 1,32 ha (đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng);
- Dự án Nhà ở sinh viên cụm trường Châu Đốc: quy mô 960 chỗ ở; diện tích sàn 5.760 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 1.440 m2 (4 tầng); diện tích đất toàn khu: 0,40 ha;
- Dự án Nhà ở sinh viên huyện Tri Tôn: quy mô 760 chỗ ở, phục vụ chủ yếu cho học sinh, sinh viên là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên; diện tích sàn 4.560 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 1.520 m2 (3 tầng); diện tích đất toàn khu: 0,60 ha (đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng);
- Dự án Nhà ở sinh viên huyện Tân Châu: quy mô 400 chỗ ở; diện tích sàn 2.400 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 800 m2 (3 tầng); diện tích đất toàn khu: 0,30 ha;
- Dự án Nhà ở sinh viên huyện Chợ Mới: quy mô 400 chỗ ở; diện tích sàn 2.400 m2 (6 m2/người); diện tích xây dựng: 800 m2 (3 tầng); diện tích đất toàn khu: 0,30 ha;
6. Nguồn vốn thực hiện nhà ở sinh viên:
- Vốn trái phiếu Chính phủ (dành để chi cho công tác xây lắp);
- Ngân sách hàng năm của tỉnh và các Bộ, ngành bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục, đào tạo (dành để chi cho công tác xây lắp);
- Ngân sách tỉnh trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương (để chi bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất xây dựng nhà ở sinh viên và chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đấu nối);
- Vốn huy động hợp pháp của các thành phần kinh tế.
7. Xác định tổng mức và phân khai nguồn vốn: