Quyết định 1360/QĐ-BNN-KHCN năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1360/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 24/04/2019
Ngày có hiệu lực 24/04/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1360/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 3661/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại công văn số 145/KN-KHTC ngày 29/3/2019;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025 tại 5 (năm) Phụ lục đính kèm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN (LML.30 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG TRỌNG ĐIỂM LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên chương trình

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện (tỉnh)

Các dự án khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Chương trình phát triển sản xuất lúa bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh việc áp dụng TBKT về giống, đưa giống mới, chất lượng vào sản xuất và các biện pháp canh tác: giảm chi phí sản xuất (giảm lượng giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, phân bón...) nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ nội tiêu và xuất khẩu lúa gạo; đồng thời góp phần giảm lượng khí phát thải nhà kính tại các vùng sản xuất lúa.

Toàn quốc

- Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

- Áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh sản xuất lúa.

- Sản xuất lúa kết hp với nuôi trồng thủy sản.

- Sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng khoảng 15.000 -20.000 ha mô hình sản xuất đưa các giống lúa chất lượng, có năng suất cao, chất lượng tốt và các mô hình giảm lượng giống, giảm phân bón và lượng thuốc trừ cỏ, BVTV; giảm phát thải khí nhà kính.

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10-15% so với ngoài mô hình.

- Mỗi năm mở rộng diện tích áp dụng theo dự án đạt 50%.

2

Chương trình phát triển sản xuất rau, hoa và cây màu bền vững.

Đẩy mạnh sản xuất rau, hoa, cây màu theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng Việt GAP với quy mô lớn.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hp tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Toàn quốc

- Sản xuất rau an toàn theo chuỗi.

- Nấm ăn và nấm dược liệu.

- Sản xuất ngô bền vững.

- Sản xuất sắn bền vững.

- Sản xuất cây màu theo hướng hàng hóa phục vụ chế biến công nghiệp.

- Xây dựng khoảng 5.000-7.000 ha mô hình sản xuất rau, hoa, cây màu và khoảng 7.000-10.000 tấn nguyên liệu sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất rau, hoa và cây màu; Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10-15% tùy đối tượng cây trồng so với ngoài mô hình.

- Mỗi năm mở rộng diện tích áp dụng theo dự án đạt 50%.

3

Chương trình phát triển sản xuất bền vững một số cây công nghiệp chủ lực.

Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật (giống, thâm canh, ghép cải tạo, trồng xen...) trong sản xuất một số cây công nghiệp chủ lực (cà phê, hồ tiêu, điều, chè, cao su, mía) nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Thúc đẩy phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững một số ngành hàng chủ lực.

Toàn quốc

- Liên kết sản xuất hồ tiêu an toàn, bền vững.

- Trồng xen một số cây trồng trong phát triển sản xuất cà phê bền vững.

- Trồng thay thế và cải tạo vườn điều bằng giống mới.

- Trồng mới và thâm canh chè an toàn.

- Trồng và thâm canh cao su giống mới.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và khai thác mủ cao su.

- Trồng và thâm canh mía gắn với nhà máy chế biến đường.

- Xây dựng mô hình với diện tích tái canh, trồng thay thế, cải tạo, trồng xen đạt khoảng 7.000-10.000 ha.

- Các mô hình xây dựng theo hướng bền vững; gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất, chất lượng các cây trồng được nâng cao. Hiệu quả kinh tế các sản phẩm cây trồng khi cho thu hoạch tăng ít nhất 15- 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích 50% so với trước khi triển khai.

4

Chương trình phát triển sản xuất bền vững một số cây ăn quả chủ lực.

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy sản xuất một số chủng loại cây ăn quả chủ lực (cây có múi, thanh long, xoài, bơ, nhãn, vải, vú sữa, chuối) theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ phục vụ nội tiêu xuất khẩu.

Góp phần hình thành vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh, bền vững.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức sản xuất an toàn, bền vững; xây dựng thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng và sản phẩm cây trồng.

Toàn quốc

- Sản xuất thanh long theo hưng bền vững và an toàn dịch bệnh.

- Sản xuất cây ăn quả đặc sản phục vụ xuất khẩu (nhãn vải, xoài, bơ, bưởi, vú sữa ...).

- Sản xuất, chế biến chuối xuất khẩu.

- Sản xuất dứa phục vụ chế biến và xuất khẩu

- Sản xuất cây ăn quả có múi phục vụ chế biến và xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế vườn nâng cao chuỗi giá trị.

- Xây dựng được khoảng 5.000-7.000 ha mô hình các cây ăn quả chủ lực tại các vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng chuyên canh.

- Tại các mô hình dịch bệnh được khống chế, không để bùng phát.

- Các mô hình xây dựng theo hướng bền vững; gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất, chất lượng các cây trồng được nâng cao. Hiệu quả kinh tế các sản phẩm cây trồng khi cho thu hoạch tăng ít nhất 10- 15% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích 50% so với trước khi triển khai.

5

Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản xuất.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa hoặc cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; sử dụng cơ cấu cây trồng hp lý, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư;

Tổ chức sản xuất theo hướng bền vững bảo vệ môi trường, cải tạo đất; nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Trung du, miền núi phía Bắc và các tỉnh Miền Trung

- Chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (ngô, lạc, đậu tương, trồng cỏ và thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc...).

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.

- Xây dựng được khoảng 7.000-10.000 ha mô hình chuyển đổi từ đất lúa hoặc các cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (như: ngô, lạc, đậu tương, cỏ và thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc...).

- Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các cây trồng chuyển đổi cao hơn sản xuất đại trà so với cây trồng trước khi chuyển đổi tăng ít nhất từ 15-20%.

- Mô hình canh tác mới có nhiều ưu việt so với chế độ canh tác cũ; đất và môi trường canh tác, được cải tạo theo hướng bền vững.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích 50% so với trước khi triển khai.

6

Chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Đẩy mạnh việc sử dụng các chủng loại phân bón an toàn, chất lượng cho cây trồng và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trong sản xuất an toàn, sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho môi trường, cho người sản xuất.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn và bền vững.

Toàn quốc

- Thâm canh cây trồng theo hướng sử dụng phân hữu cơ.

- Sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong sản xuất, thâm canh một số cây trồng.

- Áp dụng các phương thức bón phân tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng.

- Xây dựng 4.000-5.000 ha mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân bón cho các cây trồng.

- Mô hình có nhiều ưu việt so với chế độ canh tác, bón phân đang phổ biến ngoài sản xuất; đất và môi trường canh tác, sản xuất được cải tạo theo hướng bền vững.

- Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng so với ngoài mô hình; hiệu quả sản xuất tăng từ ít nhất từ 10-15%.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích 50% so với trước khi triển khai.

 

PHỤ LỤC II

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG TRỌNG ĐIỂM LĨNH VỰC CHĂN NUÔI - THÚ Y GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên chương trình

Mục tiêu tng quát

Phạm vi thực hiện (tỉnh)

Các dự án khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị.

- Góp phần nâng cao năng suất chất lượng thịt, trứng gia cầm, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi hiệu quả gắn với chuỗi giá trị ngành hàng.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, gắn với giết mổ, xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gia cầm an toàn theo chuỗi giá trị.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Toàn quốc

- Chăn nuôi gà thịt thương phẩm theo quy trình VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng năng suất chất lượng cao.

- Sản xuất giống gia cầm tại chỗ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản.

- Chăn nuôi vịt sinh sản bố mẹ an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng được mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 100.000 con gà sinh sản bố mẹ an toàn dịch bệnh, chất lượng cao.

- Xây dựng được mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 100.000 con vịt thương phẩm, vịt sinh sản bố mẹ an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng được mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 160.000 gà thương phẩm hướng trứng, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng được hình nuôi nhốt vịt thương phẩm trên cạn, quy mô 50.000 con.

- Tăng giá trị chăn nuôi trên 15%; Khả năng nhân rộng mô hình trên 20%.

2

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất chất lượng.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi và chế biến nhằm tăng năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đảm bảo sản phẩm (Thịt, sữa) an toàn thực phẩm.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình (THT/HTX/Nhóm liên kết...). Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hướng truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi.

Toàn quốc

- Chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao tại các vùng chăn nuôi chính.

- Cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

- Chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có sự liên kết từ của các hộ chăn nuôi đến doanh nghiệp chế biến sữa.

- Chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cải tạo đàn dê, cừu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Xây dựng được các mô hình cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh trâu, bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao để nâng cao chất lượng đàn bò cái nền địa phương với quy mô 10.000 con.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo hướng VietGAHP tại các vùng chăn nuôi chính. Gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo ra sản phẩm an toàn. Quy mô 12.000 con.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học theo hướng VietGAHP. Tổ chức sản xuất theo mô hình (THT/HTX/Nhóm liên kết...) để liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hướng truy xuất nguồn gốc. Quy mô 200 con.

- Xây dựng được mô hình chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc thích ứng với biến đi khí hậu.

- Xây dựng được mô hình cải tạo đàn dê, cừu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Quy mô 1.200 con.

- Khả năng nhân rộng mô hình trên 10%.

3

Chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới sản xuất gắn với giết mổ, xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn theo chuỗi giá trị.

Toàn quốc

- Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh có liên kết sản xuất theo hướng xuất khẩu.

- Chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh có liên kết sản xuất theo hướng xuất khẩu. Quy mô 10.000 con.

- Xây dựng được mô mình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh. Quy mô 2.000 con.

- Khả năng nhân rộng mô hình trên 10%.

- Tăng giá trị chăn nuôi trên 10% và định hướng tới xuất khẩu tại các vùng chăn nuôi trọng điểm.

4

Phát triển vật nuôi bản địa và các vật nuôi khác có tiềm năng thị trường.

- Nâng cao giá trị kinh tế của vật nuôi bản địa, khai thác lợi thế cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

- Phát triển bền vững với các vật nuôi có tiềm năng thị trường.

- Xây dựng thương hiệu hàng hóa thông qua tổ nhóm hợp tác và liên kết sản xuất.

MNPB, ĐBSH, MTTN, ĐBSCL

- Chăn nuôi lợn bản địa theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao theo hướng xuất khẩu.

- Chăn nuôi các vật nuôi bản địa đặc thù (gà H’Mông, gà Móng, vịt cỏ Vân Đình, vịt Tiên Yên, vịt Cổ Lũng, vịt bầu quỳ, thỏ...) nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn bản địa theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh. Quy mô 9.000 con.

- Xây dựng được mô hình nuôi ong mật chất lượng cao theo hướng xuất khẩu. Quy mô 5.000 đàn.

- Xây dựng được mô hình vật nuôi địa phương đặc thù nâng cao giá trị kinh tế (gà H’Mông, gà Móng, vịt cỏ Vân Đình, vịt Tiên Yên, vịt cổ Lũng, vịt bầu quỳ, thỏ...). Quy mô 50.000 con.

- Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%

5

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có kiểm soát.

- Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh có kiểm soát các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người.

- Từng bước thực hiện việc kiểm soát tốt và giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Toàn quốc

- Chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh có kiểm soát. Giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

- Chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, có kiểm soát. Giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

- Xây dựng được mô hình an toàn dịch bệnh, có kiểm soát trên gia súc. Quy mô 20.000 con.

- Xây dựng được mô hình an toàn dịch bệnh, có kiểm soát trên gia cầm. Quy mô 60.000 con.

- Kiểm soát dịch bệnh trên 90%.

 

PHỤ LỤC III

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG TRỌNG ĐIỂM LĨNH VỰC KHUYẾN NGƯ GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên chương trình

Mục tiêu tng quát

Phạm vi thực hiện (tỉnh)

Các dự án khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Chương trình khuyến ngư nuôi tôm nước lợ.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng vào sản xuất thông qua xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững.

Các tỉnh ven biển trên cả nước

- Nuôi tôm sú thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Nuôi tôm sú sinh thái trong vùng ngập mặn.

- Nuôi tôm sú quảng canh an toàn thực phẩm.

- Nuôi tôm sú - lúa.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng 2, 3 giai đoạn.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng men vi sinh.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát bằng nước biển ven bờ.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng xâm nhập mặn.

- Xây dựng trên 150 mô hình, quy mô 2-5 ha/mô hình

- Tập huấn trên 3.000 lượt người dân về những tiến bộ kỹ thuật mới.

- Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Tài liệu, ấn phẩm ...

- Nhân rộng trên 1.000 ha mặt nước.

- Tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; hiệu quả mô hình cao hơn ngoài mô hình ít nhất 20%.

2

Chương trình khuyến ngư nuôi thủy sản nước mặn, lợ.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập người dân.

- Tăng năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

- Tạo sản phẩm hàng hóa ATTP cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế ven biển, hải đảo góp phần giữ gìn an ninh quốc gia.

Các tỉnh ven biển

- Nuôi các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao trong các ao, hồ, đầm phá.

- Nuôi cá lồng, bè trên biển, đảo.

- Nuôi xen ghép cá biển với đối tượng nuôi khác.

- Nuôi nhuyễn thể.

- Nuôi trồng rong biển, tảo.

- Ương nuôi tôm hùm giống.

- Nuôi tôm hùm sử dụng bằng thức ăn công nghiệp.

- Nuôi tôm hùm bằng ứng dụng công nghệ mới về lồng và thiết bị kèm theo.

- Xây dựng hơn 170 mô hình. Quy mô 2 - 5 ha; 200 - 300 m3/mô hình sản xuất; 1 tỉnh/mô hình quản lý, tái tạo.

- Tập huấn hơn 6.000 lượt người dân về tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.

- Thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức 4 - 5 sự kiện, hội thảo/năm; 4- 6 tài liệu, đĩa hình/năm.

- Nhân rộng trên 800 ha mặt nước và trên 9.000 m3 lồng.

- Tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; hiệu quả mô hình cao hơn ngoài mô hình ít nhất 15-20%.

- Góp phần giữ gìn an ninh biển đảo quốc gia.

3

Chương trình phát triển nuôi cá tra.

Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tạo ra con giống đản bảo số lượng và chất lượng để cung cấp cho các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Ương nuôi cá tra giống.

- Nuôi đàn cá tra bố mẹ chất lượng.

- Nuôi cá tra đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Xây dựng trên 50 mô hình, quy mô 2-3 ha/mô hình.

- Nhân rộng trên 100 ha mặt nước.

- Cá tra giống đảm bảo chất lượng, số lượng để cung cấp cho thị trường; Sản phẩm cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP, hạn chế dịch bệnh và bền vững với môi trường.

- Hiệu quả mô hình tăng ít nhất 15% so với ngoài mô hình.

4

Chương trình Khuyến ngư nuôi thủy sản nước ngọt.

- Tận dụng tiềm năng mặt nước phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt để tạo ra sản phẩm an toàn, có giá trị xuất khẩu.

- Tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Các tỉnh trên cả nước

- Nuôi cá rô phi thương phẩm.

- Ương nuôi cá rô phi giống.

- Nuôi luân canh/xen canh cá - lúa.

- Nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa.

- Nuôi thâm canh tôm càng xanh.

- Nuôi tôm càng xanh xen canh/luân canh lúa.

- Nuôi tôm càng xanh ghép với đối tưng nuôi khác.

- Xây dựng 80 mô hình, quy mô 1-5 ha/mô hình; 200 m3/lồng/mô hình; 200 m3 bể/mô hình.

- Nhân rộng trên 100 ha mặt nước và trên 5.000 m3 lồng/bể.

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP, hạn chế dịch bệnh và bền vững với môi trường.

- Hiệu quả mô hình tăng ít nhất 15% so với ngoài mô hình.

5

Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi thủy đặc sản và một số loài cá bản địa.

- Tăng cường nhận thức và hiểu biết khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức nuôi thủy đặc sản.

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị.

- Tận dụng tiềm năng mặt nước và lao động phát triển nuôi thủy đặc sản.

- Tạo hàng hóa có giá trị kinh tế xuất khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

Các tỉnh trên cả nước

- Nuôi các đối tượng thủy đặc sản (cá trm đen, cá chình, cá lăng, cá bỗng, cá chạch, cua đồng, ba ba, ếch...).

- Nuôi một số đối tượng thủy sản cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi vân, cá trắng...).

- Xây dựng trên 50 mô hình, quy mô 1 ha/mô hình; 200 m3/mô hình nuôi bể; 200 m3/mô hình nuôi lồng.

- Nhân rộng trên 20 ha mặt nước; trên 2.000 m3 bể, lồng.

- Sản phẩm tạo ra có giá trị kinh tế và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất 10-15% so với ngoài mô hình (hoặc chưa thực hiện mô hình).

6

Chương trình khai thác hải sản xa bờ và bảo quản sản phẩm trên biển.

- Nâng cao hiệu quả cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Gắn liền khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Giảm nhân lực và giảm cường độ lao động thủ công cho thủy thủ trên các tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Nâng cao an toàn cho người và phương tiện sản xuất trên biển

- Góp phần to lớn trong bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Các tỉnh thành ven biển

- Đồng bộ cơ giới hóa các trang thiết bị cơ khí trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Kỹ thuật khai thác một số nghề vây, rê, chụp, câu...

- Công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Nâng cao sản lượng khai thác từ 10-15% so với khi chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động tăng ít nhất 5%.

- Giảm chi phí nhiên liệu sản xuất xuống 20% so với khi chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Nâng cao hiệu quả cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ trên 5% so với năm trước.

- Nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm trên biển giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 15%.

- Xây dựng 70 mô hình cho các tàu.

 

PHỤ LỤC IV

[...]