QUYẾT ĐỊNH
V/V ĐIỀU CHỈNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CÔNG NINH BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số
34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số quy định của
Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số
115/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 28/11/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
tài chính thuộc UBND các cấp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 120/TTr-SNV ngày 19/6/2006 về việc điều chỉnh chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
biên chế của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Ninh Bình cụ thể như
sau:
1. Chức năng:
- Điều chuyển chức năng bán đấu
giá tài sản, bất động sản Nhà nước từ Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính
công Ninh Bình thuộc Sở Tài chính về Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Ninh
Bình thuộc Sở Tư pháp.
- Giao bổ sung chức năng xác định
giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá theo Thông tư số
34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính cho Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
tài chính công Ninh Bình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Trung tâm: Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước Giám đốc Sở Tài chính quy định
bổ sung cụ thể cho phù hợp với chức năng mới.
3. Biên chế của Trung tâm: Năm
2006 Trung tâm được giao 11 chỉ tiêu; Trong đó 06 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp
và 05 lao động hợp đồng; nay do điều chuyển chức năng, nhiệm vụ bán đấu giá tài
sản và bất động sản Nhà nước cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Ninh
Bình thuộc Sở Tư pháp vì vậy Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Ninh
Bình được giao 05 biên chế sự nghiệp (giảm 01 biên chế sự nghiệp).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nội
vụ, Tài chính, Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Trung
tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài chính công Ninh Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1290/2006/QĐ-UBND ngày 19/6/2006 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác, sản
xuất VLXD, xây dựng các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định
này được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khai thác,
sản xuất VLXD, xây dựng cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2.
Các từ viết tắt
1. UBND huyện, thị xã gọi chung
là UBND cấp huyện.
2. UBND phường, xã, thị trấn gọi
chung là UBND cấp xã.
3. Tài nguyên khoáng sản viết tắt
là TNKS.
4. Sản xuất vật liệu xây dựng
viết tắt là sản xuất VLXD.
5. Quản lý Nhà nước viết tắt là
QLNN.
6. Vật liệu xây dựng viết tắt
là VLXD.
7. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
viết tắt là BCKT-KT.
Điều 3. Nội
dung quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng
1. Xây dựng và ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý VLXD.
2. Lập, phê duyệt quy hoạch, kế
hoạch phát triển VLXD.
3. Thẩm tra, chấp thuận dự án đầu
tư phát triển khai thác, sản xuất VLXD theo quy hoạch được duyệt.
4. Hướng dẫn, phổ biến các văn
bản quy phạm pháp luật về VLXD.
5. Thông báo và kiểm soát giá
VLXD.
6. Hướng dẫn, kiểm tra ghi nhãn
hàng hóa VLXD.
7. Thực hiện pháp lệnh chất lượng
hàng hóa VLXD.
8. Kiểm tra, thanh tra về chất
lượng sản phẩm; chứng nhận đủ điều kiện lưu hành sản phẩm VLXD trên thị trường.
Điều 4.
Trách nhiệm của UBND tỉnh
Xây dựng, ban hành, tổ chức thực
hiện và kiểm tra quy định quản lý Nhà nước về VLXD trên địa bàn tỉnh.
Điều 5.
Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tham mưu, giúp việc UBND tỉnh
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý VLXD trên địa bàn tỉnh,
trình UBND tỉnh quyết định ban hành.
2. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VLXD do cơ quan Nhà nước cấp trên
ban hành.
3. Trình UBND tỉnh phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch hàng năm về nguồn nguyên liệu để sản xuất VLXD cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
4. Chủ trì, phối hợp với các cấp,
các ngành có liên quan: trong quá trình lập, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh
giá quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất VLXD, các hoạt động khai thác tài
nguyên khoáng sản làm VLXD trên địa bàn toàn tỉnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Đồng thời phối hợp với các ngành hữu quan lập quy hoạch khai thác nguồn tài
nguyên khoáng sản làm VLXD phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành
VLXD trên địa bàn tỉnh.
5. Góp ý kiến về vị trí địa điểm,
sự phù hợp với quy hoạch sản xuất VLXD, trình độ công nghệ, môi trường và chủng
loại sản phẩm cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển sản xuất VLXD trên địa
bàn tỉnh.
6. Phối hợp với Sở Tài chính,
các địa phương, các ngành có liên quan tổ chức khảo sát và thông báo giá VLXD đến
chân công trình trên địa bàn tỉnh theo quy định.
7. Phối hợp với Sở Thương mại
hướng dẫn, kiểm tra ghi nhãn hàng hóa vật liệu xây dựng. Thực hiện các quy chế
ghi nhãn hàng hóa và nội dung của công tác ghi nhãn hàng hóa.
8. Hướng dẫn, kiểm tra giám sát
và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa VLXD gồm: các loại xi
măng, clinke hàng hóa, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, gạch granít, gạch
nung, thép xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
9. Nội dung kiểm tra đánh giá tổng
hợp tình hình quản lý Nhà nước về VLXD bao gồm:
a) Tình hình sản xuất, chất lượng,
nhãn hàng hóa VLXD, đủ điều kiện lưu hành sản phẩm trên thị trường.
b) Tình hình thực hiện quy hoạch
phát triển VLXD, quy hoạch khai thác khoáng sản làm VLXD.
c) Tình hình thực hiện các dự án
đầu tư phát triển vật liệu xây dựng.
d) Đánh giá trình độ công nghệ
sản xuất VLXD, môi trường khu vực sản xuất VLXD.
đ) Đánh giá kết quả thực hiện từng
năm và 5 năm các nhiệm vụ nêu tại điều này.
Điều 6.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Căn cứ quy hoạch vùng tài
nguyên khoáng sản làm VLXD đã được duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành
có liên quan: xác định rõ mốc giới những khu vực được khai thác, không được
khai thác tài nguyên khoáng sản làm VLXD và tổ chức cắm mốc để có cơ sở quản
lý.
2. Tham mưu trình UBND tỉnh cho
phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng và
các cấp, các ngành có liên quan về xây dựng và điều chỉnh quy hoạch nguồn tài nguyên
khoáng sản làm VLXD trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện.
Điều 7.
Trách nhiệm của các Sở, Ngành khác có liên quan
1. Sở Công nghiệp có trách nhiệm
phối hợp với Sở Xây dựng và các cấp, các ngành có liên quan trong việc quản lý
cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ khai thác tài nguyên khoáng sản
làm VLXD.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm
phối hợp với Sở Xây dựng và các cấp, các ngành có liên quan trong việc quản lý
về quy phạm an toàn phòng chống cháy nổ, công tác an ninh tại các cơ sở khai
thác và sản xuất VLXD.
3. Sở Lao động thương binh và
xã hội có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các cấp, các ngành có liên
quan trong việc quản lý công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động trong hoạt động
khai thác và sản xuất VLXD.
4. Các cơ quan ban, ngành khác
có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Sở Xây dựng và các cấp, các ngành trong việc quản lý Nhà nước về công tác
khai thác và sản xuất VLXD.
Điều 8.
Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý vật liệu xây dựng
1. Tổ chức quản lý tài nguyên
khoáng sản nói chung theo quy định của pháp luật và quản lý quy hoạch nguồn tài
nguyên khoáng sản làm VLXD theo Luật khoáng sản và các quy định của UBND tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và
các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ việc
thực hiện quy hoạch sản xuất VLXD và các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng
sản làm VLXD theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn.
3. Báo cáo định kỳ theo từng quý,
6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình quản lý VLXD, các hoạt động khai thác
tài nguyên khoáng sản làm VLXD trên địa bàn mình quản lý về UBND cấp trên trực
tiếp (Riêng UBND cấp huyện còn phải báo cáo về Sở Xây dựng, đề xuất các biện
pháp xử lý, các giải pháp để quản lý, các giải pháp để phát triển có hiệu quả
ngành sản xuất VLXD).
Chương
III
LẬP, THẨM
TRA, CHẤP THUẬN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 9. Lập,
thẩm tra, chấp thuận dự án khai thác và sản xuất VLXD
Các dự án khai thác, sản xuất vật
liệu xây dựng đều phải lập dự án và thực hiện thẩm tra, chấp thuận theo quy định
tại Quyết định số 2033/QĐ-UB ngày 07/10/2003 và Quyết định số 2523/QĐ-UB ngày
03/12/2003 của UBND tỉnh về việc quy định trình tự thẩm tra và chấp thuận dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh.
CÁC ĐIỀU KHOẢN
KHÁC
Điều 10.
Triển khai tổ chức thực hiện
Sở Xây dựng có trách nhiệm phối
hợp với Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các ngành có liên quan giúp UBND
tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện quy định này và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 11.
Việc sửa đổi bổ sung quy định
Trong quá trình thực hiện quy định
này nếu có phát sinh vướng mắc mọi tổ chức và cá nhân báo cáo, phản ánh kịp thời
về Sở Xây dựng để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ
sung quy định cho phù hợp./.