BỘ
THUỶ SẢN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1350/2005/QĐ-BTS
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG CHỐNG DỊCH
CÚM GIA CẦM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI TRONG NGÀNH THỦY SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02
tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 28/10/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch Cúm A (H5N1) và đại dịch cúm ở
người;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 04/11/2005 của Chính phủ về các biện
pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H5N1) ở người;
Căn cứ Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15/10/2005 củ Thủ tướng Chính phủ “Về việc
tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn
cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người;
Căn cứ Quyết định số 1267/QĐ-BTS ngày 02/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về vẹ
thành lập Ban công tác phòng chốn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của
Bộ Thủy sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy
sản;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm
gia cầm và đại dịch cúm ở người, trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp đơn vị
sản xuất kinh doanh thủy sản và cộng đồng người làm nghề cá trên phạm vi cả nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Thủ trưởng
các đơn vị hành chính sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Giám
đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT có quản lý thủy sản và các tổ chức
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
KIÊM TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI
BỘ THỦY SẢN
Nguyễn Việt Thắng
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐN DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ ĐẠI DỊCH
CÚM Ở NGƯỜI TRONG NGÀNH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1350/QĐ-BTS ngày 24 tháng 11 năm 2005)
Hiện nay, dịch cúm gia cầm với tác nhân gây bệnh
là virus H5N1 đã xuất hiện tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đã phát hiện một
số trường hợp bị mắc bệnh cúm do virus H5N1 ở người và tình hình đang tiếp tục
diễn biến phức tạp.
Để chủ động đối phó với dịch bệnh, với tinh thần
nỗ lực cao nhất, góp phần phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan ngăn chặn có
hiệu quả dịch cúm gia cầm (H5N1) nhằm ngăn ngừa đại dịch cúm ở người. Ban công
tác phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của Bộ Thủy sản thông
báo Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở
người trong các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, và làng xã làm nghề cá
trên phạm vi cả nước như sau:
A. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động khẩn cấp
phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, theo kế hoạch chung của
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người và
phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai đồng bộ các hoạt động
phòng, chống dịch.
2. Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ
thực hiện các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa sự lây truyền dịch bệnh cúm gia cầm
và đại dịch cúm ở người, các biện pháp khoanh vùng, cách ly, xử lý dập dịch, bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng khi xảy ra đại dịch cúm.
3. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
phẩm thủy sản tiêu dùng nội địa, góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu hụt thực
phẩm gia cầm thủy cầm và bình ổn giá cả thực phẩm cho nhân dân.
4. Phối hợp khống chế ô nhiễm và tham gia làm vệ
sinh hoàn nguyên môi trường sau đại dịch.
B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I. Giai đoạn 1: Dịch cúm đã xảy
ra trên gia cầm, thủy cầm. Đã phát hiện người niễm vu rút cúm. Nhưng chưa có hiện
tượng lây truyền giữa người sang người khi tiếp xúc gần (tương ứng với pha
1,2,3 theo phân loại của WHO). Các biện pháp dưới đây cần triển khai.
1. Ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và
đại dịch cúm ở người của Bộ Thủy sản (thành lập theo Quyết định số 1267QĐ-BTS
ngày 02/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản – sau đây gọi tắt là Ban công tác). Cục
Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED) là đơn vị thường
trực để giúp Ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người
của Bộ Thủy sản.
Ban Công tác có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo sự phân
công của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm (sau đây gọi tắt là
Ban Chỉ đại Quốc gia) trong cộng đồng dân cư nói chung, và cộng đồng dân cư làm
nghề thủy sản nói riêng.
b) Xây dựng các phương án phối hợp ứng phó ngăn
chặn đại dịch, phối hợp hoạt động giám sát, cảnh báo nhằm sớm phát hiện dịch bệnh
để can thiệp kịp thời, hiệu quả và khống chế lan rộng.
c) Chỉ đạo các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và
PTNT có quản lý thủy sản, các Trung tâm Kiểm tra Chất lượng, An toàn vệ sinh
& Thú y thủy sản vùng, các Viện NCNTTS và Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi
trường và Dịch bệnh thủy sản, phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành liên quan thực
hiện các hoạt động tuyên truyền, giám sát, cảnh báo về mối nguy dịch bệnh tại địa
phâong; Khi có yêu cầu, sẵn sàng tham gia các hoạt động tác nghiệp kỹ thuật
trong chẩn đoán, xét nghiệm vi rút H5N1, công tác khử trùng tiêu độc tại vùng xảy
ra dịch.
d) Đề xuất với Bộ trưởng chỉ đạo phát triển công
tác nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước thay thế sự thiếu hụt thực phẩm gia cầm.
2. Cục Quản lý Chất lương, An toàn vệ sinh &
Thú y thủy sản (NAFIQAVED) – đơn vị thường trực của Ban Công tác của Bộ có
trách nhiệm:
a) Làm đầu mối tiếp nhận thông tin từ Ban Chỉ đạo
quốc gia, các Bộ, Ngành, Địa phương và các tổ chức quốc tế để phối hợp các hoạt
động khẩn cấp trong phòng chống dịch.
b) Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có
liên quan xây dựng kế hoạch các hành động chi tiết phòng, chống dịch cúm gia cầm
và đại dịch cúm ở người và tổ chức phổ biến triển khai kế hoạch này trong phạm
vi toàn ngành thủy sản.
c) Đôn đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và
PTNT có quản lý thủy sản, các Trung tâm Kiểm tra Chất lượng, An toàn vệ sinh
& Thú y thủy sản vùng, các Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và Dịch
bệnh thủy sản, các cơ quan Chất lượng, An toàn vệ sinh & Thú y thủy sản tỉnh,
thành phố tham gia hoạt động cảnh báo, phát hiện sớm nhằm bao vây, tiêu diệt ổ
dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch và giết mổ gia cầm theo sự phân công.
d) Định kỳ 2 tuần/1 lần báo cáo Bộ trường, Ban
Công tác của Bộ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch
chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người trong ngành thủy sản.
e) Phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Tin học
Bộ Thủy sản, Tạp chí Thủy sản, Công đoàn Thủy sản Việt Nam tổ chức công tác
tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại, biện pháp phòng chống dịch
cúm gia cầm và ngăn ngừa bệnh lây lan sang người, cho toàn thể lao động nghề cá
của ngành.
Để thực hiện nhiệm vụ, Cục Quản ly Chất lượng,
ATVS & TYTS cần thành lập tổ thường trực công tác phòng chống dịch cúm gia
cầm và đại dịch cúm ở người của Bộ Thủy sản, thông báo danh sách các thành viên
nhóm thường trực kièm theo số điện thoại, số FAX đến các đơn vị, tổ chức và cá
nhân có liên quan để liên hệ.
3. Các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT có
quản lý thủy sản có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban công tác phòng chống dịch cúm
gia cầm và đại dịch cúm ở người do 1 đồng chí Lãnh đạo Sở làm trưởng Ban (trong
đó cơ quan Chất lượng, An toàn vệ sinh & Thú y thủy sản tỉnh, thành phố làm
thường trực) làm đầu mối cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình
phát sinh dịch bẹnh cúm gia cầm và dịch cúm ở người tại địa phương nói chung,
trong các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nói riêng để báo
cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của tỉnh,
thành phố và Ban Công tác của Bộ.
b) Xây dựng các phương án phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành có liên quan trong hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh tại địa
phương nói chung, phòng chống dịch bệnh trong các làng xã làm nghề cá, các cơ
quan và cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nói riêng. Chuẩn bị nguồn lực,
phương tiện và thiết bị để tham gia phòng chống dịch khi được yêu cầu. Đặc biệt
là việc thực hiện phòng chống dịch bệnh xảy ra tại các hộ gia đình, các cơ
quan, đơn vị và cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.
c) Phổ biến rộng rãi cho các cơ sở sản xuất giống,
cơ sở chăn nuôi thủy sản không sử dụng phân gia cầm tươi, thực phẩm gia cầm
tươi (còn chứa mầm bệnh cúm gia cầm) để sử dụng trong nuôi thủy sản, nhằm tránh
mầm bệnh lây lan vào người trực tiếp tiếp xúc với các sản phẩm đó.
d) Hướng dẫn, động viên các cơ sở sản xuất kinh
doanh thủy sản tăng cường sản xuất sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng
nội địa, nhằm bù đắp sự thiếu hụt thực phẩm gia cầm, góp phần bình ổn giá cả
sinh hoạt tại địa phương.
e) Định kỳ ngày 15 cà 30 hàng tháng, báo cáo
tình hình dịch cúm gia cầm và dịch cúm ở người tại địa phương về Ban Chỉ đạo của
tỉnh, thành phố và Ban Công tác của Bộ; và báo cáo đột xuất trong trường hợp có
dịch cúm xảy ra trên người.
4. Các Cục, Vụ, Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Bộ, Doanh nghiệp trực thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền phổ biến cho cán bộ, nhân viên tỏng
đơn vị về nguy cơ và tác hại của dịch cúm gia cầm, đại dịch cúm ở người, và động
viên mọi người tự giác chấp hành các biện pháp pòng, chống theo hướng dẫn của
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm ở địa phương.
b) Thành lập tổ phòng, chống dịch cúm gia cầm và
dịch cúm ở người, phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, giám sát
việc chấp hành tiêm vắc xin phòng dịch hoặc tiêu huỷ gia cầm mắc bệnh. Theo dõi
phát hiện sớm người nghi mắc bệnh cúm, đồng thời truy tìm nguyên nhân và nơi
nhiễm bệnh để thực hiện các biện pháp cách ly, khử trùng, tiêu độc nhằm ngăn ngừa
dịch bệnh lây lan.
c) Báo cáo kịp thời các trường hợp phát sinh ổ dịch
ở gia cầm mới, đặc biệt là các trường hợp người bị phát hiện mắc bệnh cúm về
Ban Chỉ đạo của địa phương và Ban Công tác của Bộ.
5. Trung tâm Tin học, Tạp chí Thủy sản, Công
đoàn thủy sản Việt Nam, các Tổ chức xã hội nghề cá có trách nhiệm:
a) Thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới
các đơn vị và nhân dân lao động nghề cá trong cả nước về nguy cơ và tác hại của
dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh
cho nhân dân lao động nghề cá trong cả nước.
b) Phổ biến chương trình hành động của Ban Công
tác phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của Bộ Thủy sản đến
các đơn vị có liên quan. Phát hiện những đơn vị và cá nhân có thành tích trong
triển khai chống dịch để động viên, khen thưởng kịp thời.
II. Giai đoạn 2: Giả định dịch
cúm gia cầm đã lây lan từ người sang người, nhưng mang tính địa phương, khả
năng thích ứng của vi rút trên người tăng lên, nhưng chưa có dấu hiệu phát triển
thành đại dịch (tương ứng với pha 4, 5 theo phân loại của WHO)
1. Ban công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và
đại dịch cúm ở người của Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc
gia, để xây dựng chương trình hành động tương ứng.
b) Thiết lập chế độ trực thường xuyên 24/24h và
đường dây nóng kết nối thông tin với Ban Chỉ đạo quốc gia, các Bộ, Ngành và Các
địa phương có đơn vị trực thuộc Bộ.
c) Thành lập các đội công tác sẵn sàng đi đến
vùng có dịch lây lan từ người sang người để trực tiếp tham gia hoạt động phòng
dịch và dập tắt ổ dịch.
d) Huy động và điều phối lực lượng, phương tiện
tại địa phương tham gia thực hiện các hoạt động bao vây, cách ly vùng dịch và xử
lý dập dịch, xử lý môi trường tại các khu vực có dịch và các vùng phụ cận.
e) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Thủy sản,
các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT có quản lý thủy sản, các Trung tâm Kiểm
tra Chất lượng, An toàn vệ sinh & Thú y thủy sản, các Trung tâm quan trắc cảnh
báo môi trường và dịch bệnh thủy sản, phối hợp cùng với các cơ quan chủ trì
phòng chống dịch tại địa phương trong việc kiểm tra, phát hiện sớm mối nguy
bùng phát đại dịch, tham gia các hoạt động chống dịch theo sự chỉ đạo, phân
công của Ban công tác và Ban phòng chống dịch tại địa phương.
2. Cơ quan thường trực của Ban công tác phòng chống
dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của Bộ (NAFIQAVED) có trách nhiệm:
a) Định kỳ 3 ngày/1 lần báo cáo tình hình dịch bệnh
và kết quả phòng chống về Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ trưởng và Ban công tác của Bộ.
b) Phổ biến thông tin về quy mô dịch bệnh, mức độ
thiệt hại và các sự cố môi trường do dịch bệnh gây ra và chỉ đạo các hoạt động
phòng chống cho các đơn vị liên quan.
c) Chỉ đạo các đội công tác phối hợp thực hiện
các hoạt động bao vây ổ dịch, dập dịch và khử trùng tiêu độc theo sự chỉ đạo,
phân công của Ban công tác.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Thủy sản tham gia hỗ
trợ các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, kiểm tra việc tuân thủ các
quy định giám sát, cảnh báo và phòng chống dịch bệnh tại các địa phương theo sự
phân công của Ban công tác và Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.
4. Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT có quản
lý thủy sản, Cơ quan Chất lượng, An toàn & Thú y thủy sản địa phương thực
hiện các nhiệm vụ:
a) Làm đầu mối thông tin của đường dây nóng về
tình hình phát sinh dịc bệnh và dập dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy
sản ở địa phương, thường xuyên cập nhật, báo cáo và phổ biến thông tin về quy
mô, mức độ dịch bệnh, mức độ thiệt hại và các sự cố môi trường do dịch bệnh gây
ra tại địa phương.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia
giám sát dịch bệnh, kiểm soát ổ dịch theo đúng quy định bao gồm khử trùng, tiêu
độc vệ sinh chuồng trại các khu chăn nuôi tập trung, giết mổ, kinh doanh gia cầm,
khu vực mai táng và ở hộ gia đình.
III. Giai đoạn 3: Giả định bệnh
cúm lây lan từ người sang người trên diện rộng (tương ứng pha 6: giai đoạn đại
dịch theo phân loại của WHO)
1. Trách nhiệm của Ban công tác và cơ quan thường
trực của Ban công tác (NAFIQAVED):
a) Duy trì chế độ trực liên tục 24/24h, duy trì
đường dây nóng 24/24h hàng ngày báo cáo diễn biến của dịch cúm ở gia cầm và ở
người cho Bộ trưởng, Ban chỉ đạo quốc gia và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải
quyết.
b) Huy động toàn bộ lực lượng của Bộ, hệ thống
cơ quan chuyên ngành Thủy sản ở địa phương và các đội đặc nhiệm phối hợp với
Ban chỉ đạo quốc gia triển khai, giám sát, thực hiện đồng bộ các hoạt động khẩn
cấp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nhừm giảm thiểu thiệt hại về người.
c) Tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra đôn đốc,
rà soát các hoạt động tham gia phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng của
các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là tại các vùng có dịch lây lan từ người sang
người.
2. Các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT có
quản lý tủy sản có trách nhiệm:
a) Huy động lực lượng tối đa để tham gia thực hiện
các hoạt động khẩn cấp về bao vây, cách ly, xử lý dập dịch tại các khu vực có ổ
dịch xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại.
b) Hàng ngày báo cáo tình hình diễn biến của dịch
và kết quả hoạt động nhừm ngăn chặn dịch bệnh về Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban
công tác của Bộ.
VI. Giai đoạn 4: Sau đại dịch
1. Ba công tác của Bộ có trách nhiệm:
a) Theo kế hoạch chung của Ban chỉ đạo quốc gia
triển khai công tác tổng kết đánh giá quá trình triển khai và kết quả phòng chống
và dập dịch cúm ở gia cầm và đại dịch cúm ở người báo cáo Bộ trưởng và Chính phủ.
b) Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng
kế hoạch ứng phó trong trường hợp dịch tái phát.
2. Cơ quan thường trực của Ban công tác
(NAFIQAVED) thực hiện các nhiệm vụ:
a) Theo chỉ đạo của Ban công tác của Bộ, hướng dẫn
các đơn vị trong ngành thực hiện công tác tổng kết hoạt động phòng chống dịch
thời gian qua, tổng hợp làm báo cáo trình Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ trưởng và
Ban công tác.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan thống kê
hoá chất, thiết bị đã sử dụng và còn lại, lập kế hoạch bảo quản, bổ sung và sử
dụng trong trường hợp dịch bệnh tái phát.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn,
chỉ đạo thực hiện các hoạt động vệ sinh, làm sạch và hoàn nguyên môi trường tại
khu vực ô nhiễm.
3. Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT có quản
lý thủy sản có nhiệm vụ:
a) Phối hợp đánh giá hiện trạng môi trường địa
phương sau đại dịch, lập kế hoạch tham gia vệ sinh làm sạch và phục hồi môi trường
tại khu vực ô nhiễm.
b) Triển khai kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng phó
khi dịch bệnh tái phát.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phân công thực hiện
1. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh &
Thú y thủy sản (NAFIQAVED) có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nội
dung của Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người
theo sự phân công và định kỳ theo quy định phòng chống dịch bệnh ở từng giai đoạn,
báo cáo Ban công tác của Bộ.
b) Cập nhật thông tin thường xuyên, phối hợp với
văn phòng Bộ, với Trung tâm Tin học của Bộ, Tạp chí Thủy sản phổ biến các quy
trình, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống, xử lý dịch bệnh cho các đơn vị cơ sở
trong toàn ngành.
c) Dự trù kinh phí cho các hoạt động của Ban
công tác, hoạt động đào tạo kỹ thuật xét nghiệm vi rút cúm gia cầm, các chi phí
cho phòng chống dịch trình Bộ xem xét và chuẩn bị sẵn sàng đón nhận thiết bị,
hoá chất, bảo hộ lao động được trang bị để tham gia phòng chống dịch.
2. Các đơn vị thuộc Bộ:
a) Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm hướng
dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí phòng chống dịch (trong trường hợp có các
khoản chi lớn, vượt quá khả năng chi trong ngân sách của đơn vị cà của Bộ Thủy
sản) để trình lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Các Cục, Vụ và đơn vị trực thuộc Bộ liên quan
có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch và theo sự phân
công của Ban công tác.
3. Các Sở quản lý thủy sản, Sở Nông nghiệp &
PTNT có quản lý thủy sản có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ban công tác của Bộ và địa
phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
b) Tổ chức chỉ đạo các Cơ quan chất lượng và thú
y thủy sản trực thuộc triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng,
chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.
c) Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan ở địa
phương. Tổ chức thực hiện theo phân công của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm
gia cầm cấp tỉnh, thành phố, của Ban công tác của Bộ Thủy sản và cử người tham
gia các hoạt động giám sát, phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.
d) Thực hiện việc báo cáo về tình hình và kết quả
hoạt động cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh và thường trực Ban công tác của Bộ về tình
hình dịch bệnh tại địa phương theo đề xuất quy định tương ứng với cấp độ và
giai đoạn.
II. Tiến độ thực hiện
1. Các hoạt động triển khai thực hiện giai đoạn 1
càng sớm càng tốt phải hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 năm 2005.
2. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện nhân lực,
trang thiết bị và kinh phí để triển khai kế hoạch đề phòng khi dịch bệnh chuyển
sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
D. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch,
Ban công tác của Bộ cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi ngân sách hiện có của
Bộ Thủy sản, đồng thời làm dự trù kinh phí bổ sung trình chính phủ phê duyệt.
Đối với các nhiệm vụ do địa phương thực hiện,
các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT có quản lý thủy sản sử dụng nguồn
ngân sác hiện có để triển khai nhiệm vụ chống dịch, đồng thời lập dự trù kinh
phí bổ sung cho hoạt động phòng chống tại địa phương theo kế hoạch được giao và
báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
KIÊM TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở
NGƯỜI
BỘ THỦY SẢN
Nguyễn Việt Thắng
|
PHỤ LỤC:
CÁC PHA CỦA ĐẠI DỊCH CÚM
(Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới – WHO)
Pha 1: Không có sub-type vi rút cúm mới
xuất hiện trên người. Một chủng vi rút cúm gây bệnh trên người có thể xuất hiện
trên động vật. Nếu xuất hiện trên động vật, nguy cơ nhiễm bệnh trên người được
coi là htấp.
Pha 2: Không có sub-type vi rút cúm mới
phát hiện trên người. Tuy nhiên sự lưu hành của vi rút cúm trên động vật dẫn tới
nguy cơ đáng kể khả năng nhiễm bệnh trên người.
Pha 3: Người nhiễm sub-type vi rút cúm
trên người, nhưng không có sự truyền lây giữa người với người, hầu như không có
trường hợp lây lan do tiếp xúc gần.
Pha 4: Có sự lây lan từ người sang người
nhưng ở diện hẹp, mang tính địa phương, khả năng thích ứng và lây lan của vi
rút trên người còn thấp. Không có sự truyền lây giữa người với người, hầu như
không có trường hợp lây lan do tiếp xúc gần.
Pha 5: Có sự lây lan từ người sang người ở
diện rộng, nhưng mang tính địa phương, khả năng thích ứng của vi rút trên người
tăng lên, nhưng chưa có khả năng lây truyền thành đại dịch.
Pha 6: Là giai đoạn xảy ra đại dịch, vi
rút có khả năng lây lan trên diện rộng (cả nước).