BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1326/2003/QĐ-BTM
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1326/2003/QĐ-BTM NGÀY 20
THÁNG 10 NĂM 2003 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP
ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ tổ chức tại Quảng Ninh, được thông báo tại Văn bản số 108/TB-VPCP của
Văn phòng Chính phủ ngày 30 tháng 7 năm 2003;
Xét đề nghị của Giám đốc các Sở Thương mại/Thương mại và du lịch 8 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tại Hội
nghị Thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tổ chức ngày 5 tháng 9 năm 2003
tại Hà Nội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ kế hoạch thống kê, Trưởng Ban Quản lý các dự
án quy hoạch Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển thương mại Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ gồm các thành viên như sau:
- Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ
Thương mại Lê Danh Vĩnh
- Phó trưởng Ban: Vụ trưởng Vụ kế
hoạch thống kê, Trưởng Ban Quản lý các dự án qui hoạch thương mại, Bộ Thương mại
- Các thành viên:
1. Vụ trưởng Vụ Chính sách
thương nghiệp trong nước
2. Vụ trưởng, Trưởng Ban Công
nghệ thông tin và thương mại điện tử
3. Cục trưởng Cục Xúc tiến
thương mại
4. Giám đốc Trung tâm Thông tin
thương mại
5. Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu
6. Giám đốc Sở thương mại Hà Nội
7. Giám đốc Sở Thương mại Hải
Phòng
8. Giám đốc Sở Thương mại và du
lịch Quảng Ninh
9. Giám đốc Sở Thương mại và du
lịch Hải Dương
10. Giám đốc Sở Thương mại và du
lịch Hưng Yên
11. Giám đốc Sở Thương mại Hà
Tây
12. Giám đốc Sở Thương mại và du
lịch Vĩnh Phúc
13. Giám đốc Sở Thương mại và du
lịch Bắc Ninh
Điều 2.
Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo là xây dựng và chỉ đạo việc
tổ chức triển khai các mô hình liên kết thương mại giữa các địa phương trong
Vùng và giữa các địa phương trong Vùng với các địa phương ngoại Vùng, nhằm đẩy
mạnh phát triển thương mại của Vùng phù hợp định hướng, mục tiêu phát triển
kinh tế - thương mại của cả nước.
Điều 3.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch thống kê, Xuất nhập khẩu,
Chính sách thương nghiệp trong nước; Trưởng Ban Công nghệ thông tin và thương mại
điện tử, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại; Giám đốc Trung tâm thông tin
thương mại; Giám đốc Sở Thương mại/Thương mại và du lịch các địa phương: Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1326/2003/QĐ-BTM ngày 20/10/2003 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại)
Điều 1.
Quy định chung
Ban chỉ đạo phát triển thương mại
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (dưới đây viết tắt là Ban Chỉ đạo Vùng) được
thành lập theo Quyết định số 1326/2003/QĐ-BTM ngày 20/10/2003 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại, do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng ban; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
thống kê, Trưởng Ban Quản lý các dự án quy hoạch thương mại làm Phó trưởng Ban;
các thành viên gồm: Vụ trưởng các Vụ Chính sách thương nghiệp trong nước, Xuất
nhập khẩu, Trưởng Ban Công nghệ thông tin và thương mại điện tử, Cục trưởng Cục
Xúc tiến thương mại, Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và Giám đốc các Sở
Thương mại/Thương mại và du lịch của 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành viên của Ban Chỉ đạo Vùng có thể được
điều chỉnh, bổ sung theo nhu cầu và do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định.
Điều 2.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo Vùng có nhiệm vụ:
1. Xây dựng nội dung và chỉ đạo
việc tổ chức thực hiện các mô hình liên kết thương mại giữa các địa phương
trong Vùng.
2. Đánh giá những lợi thế, khó
khăn trong công tác liên kết, phát triển thương mại trong Vùng.
3. Nghiên cứu, đề xuất kiến nghị
với Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong Vùng các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả liên kết thương mại trong Vùng;
xây dựng cơ chế hỗ trợ thương mại đầu tư trong Vùng, trình Chính phủ phê duyệt.
4. Kiểm tra, đôn đốc các ban,
ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch,
chương trình phát triển thương mại trên địa bàn Vùng; xử lý hoặc đề xuất biện
pháp xử lý những vướng mắc trong qua trình thực hiện.
5. Chỉ đạo việc hợp tác với các
địa phương ngoại Vùng trong công tác phát triển thương mại của Vùng.
Điều 3. Chức
năng và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Trách nhiệm và quyền hạn của
Trưởng Ban:
1.1. Lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực
hiện tốt các nhiệm vụ được quy định trong Điều 2 của Quy chế này.
1.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên của Ban Chỉ đạo.
1.3. Triệu tập và chủ trì các
phiên họp của Ban Chỉ đạo.
1.4. Xử lý những kiến nghị, đề
xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó
trưởng Ban:
2.1. Giúp việc cho Trưởng Ban.
2.2. Thường trực Ban Chỉ đạo và
thay mặt Trưởng Ban điều hành công việc của Ban Chỉ đạo khi Trưởng Ban vắng mặt
hoặc theo sự ủy quyền của Trưởng Ban.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các
thành viên:
3.1. Tham gia các hoạt động của
Ban Chỉ đạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo đã được quy định tại Điều
2 của Quy chế này.
3.2. Tham gia ý kiến vào các
công việc chung của Ban Chỉ đạo.
3.3. Tham gia đầy đủ các cuộc họp
của Ban Chỉ đạo, trường hợp vắng mắt phải được sự đồng ý của Trưởng Ban.
3.4. Phối hợp với các thành viên
khác trong Ban Chỉ đạo để triển khai phần việc được giao.
3.5. Chịu trách nhiệm trước Trưởng
Ban về nội dung, kết quả công tác của các nhiệm vụ được phân công.
3.6. Chủ động đề xuất những vấn
đề cần điều chỉnh về kề hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
3.7. Thực hiện các công việc cụ
thể khác do Trưởng Ban giao.
Điều 4.
Quy chế họp, báo cáo và cung cấp thông tin
Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ 6
tháng một lần. Thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp sẽ được bộ phận Thư ký
giúp việc do Ban Chỉ đạo chỉ định thông báo trước tới các thành viên trong thời
gian ít nhất 5 ngày. Trưởng Ban có quyền triệu tập họp bất thường khi cần thiết.
Sau mỗi cuộc họp, Trưởng Ban sẽ
có kết luận và giao việc cho các thành viên. Các thành viên có nhiệm vụ triển
khai công việc và báo cáo Trưởng Ban theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc họp.