Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 1322-QĐ/TLĐ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1322-QĐ/TLĐ
Ngày ban hành 07/07/2002
Ngày có hiệu lực 07/07/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1322 QĐ/TLĐ

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Điều lệ Công đoàn của Ban Bí thư TW Đảng (tại công căn số 1412- Công văn/VPTW, ngày 26/3/2002) về đề án tổ chức của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Điều 2: Các Ban Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

Nơi nhận:
- Các UV Đoàn Chủ tịch
- Các Ban TLĐ
- Đảng uỷ, CĐ cơ quan TLĐ
- Các đơn vị trực thuộc
- Các LĐLĐ tỉnh, TP; CĐ ngành TW
- Lưu Toc, VP- TLĐ

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Cù Thị Hậu

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1322 QĐ/TLĐ ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan TLĐ.

1.1- Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn gồm 10 Ban (có danh dách kèm theo). Các Ban có thể có bộ phận, phòng, tổ, trung tâm

1.2- Biên chế cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng Liên đoàn bao gồm; Cán bộ bầu cử; cán bộ bổ nhiệm; chuyên viên nghiên cứu; nhân viên phục vụ. Căn cứ khung biên chế được duyệt, các Ban được nhận cán bộ, chuyên viên để thay thế người nghỉ hưu hoặc chuyển công tác trước 6 tháng. Phải thực hiện đúng chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của Tổng Liên đoàn.

Điều 2: Thành lập tổ chức mới phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ; phải xây dựng đề án. Những nhiệm vụ mới phát sinh không mang tính ổn định, lâu dài thực hiện chỉ thực hiện thành lập ban chỉ đạo hoặc bộ phận giúp việc, sau khi kết thúc công việc thì phải giải thể.

Điều 3 : Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn có chức năng, nhiệm vụ chung như sau:

1. Chức năng: Nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Quyết định có chủ trương công tác phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực hiện tốt chức năng của tổ chức CĐ; giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động CĐ.

2. Nhiệm vụ.

2.1- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đề xuất những vấn đề về xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, Nhà nước và tổ chức CĐ trong nền kinh tề nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, thực hiện CNH- HĐH đất nước.

2.2- Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề tham gia với Nhà nước trong việc xây dựng, kiểm tra, quyền, lợi ích của công nhân viên chức, lao động; tham giải quyết quan hệ lao động trong cơ chế thị trường; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động.

2.3- Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động CĐ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các phương thức hoạt động CĐ. Triển khai công tác vận động nữ CNVCLĐ; đặc biệt là vấn đề giáo dục giới, gia đình, lao động nữ, cán bộ nữ.

2.4- Nghiên cứu tình hình hoạt động của các cấp CĐ, đề xuất việc duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại. Tổ chức thông tin và thực hiện các hoạt động đối ngoại của TLĐ.

2.5- Nghiên cứu tình hình phát triển của phong trào công nhân và CĐ thể giới, đề xuất việc duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên cà CNVCLĐ. nghiên cứu, ứng dụng các chương trình, đề tài về KHKT bảo hộ lao động phục vụ sản xuất và CNVCLĐ.

2.6- Nghiên cứu, đề xuất việc tạo nguồn tài chính CĐ và tổ chức quản lý tài chính, tài sản CĐ. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các hoạt động làm kinh tế CĐ, thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp CĐ theo pháp luật. Tổ chức quản lý công tác xây dựng cơ bản của CĐ.

[...]