Quyết định 132/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phân lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ bảo vệ thủ đô Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 132/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 07/02/2002 |
Ngày có hiệu lực | 07/02/2002 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định của chính phủ
số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1999 ban hành quy chế phân lũ, chậm lũ thuộc
hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho thủ đô Hà Nội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 8406/BKH-NN ngày 11 tháng 12 năm 2001; ý kiến
của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 85/BNN-PCLB
ngày 11 tháng 01 năm 2002, Lao động - thương binh và xã hội tại công văn số
132/LĐTBXH-KHTC ngày 14 tháng 01 năm 2002, Khoa học, Công nghệ và môi trường tại
công văn số 88/BKHCNMT-VPTĐ ngày 11 tháng 01 năm 2002, Tài chính tại công văn số
985/TC-ĐT ngày 29 tháng 01 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu:
- Kết hợp giữa nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân, của nhà nước khi phải phân lũ, chậm lũ với yêu cầu phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế và xã hội của vùng.
- Thực hiện đầu tư theo nguyên tắc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kết hợp giữa trung ương, địa phương và nhân dân cùng làm.
- Hàng năm, nhà nước dành một khoản vốn ngân sách tập trung để đầu tư cho chương trình này, thời gian thực hiện 5 năm, bắt đầu từ năm 2002.
2. Nội dung đầu tư xây dựng công trình phân lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ bao gồm
- Nâng cấp các tuyến đê bao vùng chậm lũ, tuyến đê Tả sông Đáy, lấy tuyến đê này làm đê bao bảo vệ thủ đô Hà Nội, kết hợp với nhiệm vụ làm sống lại dòng sông Đáy để lấy phù sa cho canh tác nông nghiệp, cấp nước cho dân sinh và các khu công nghiệp, phát triển giao thông thủy, cải tạo môi trường sinh thái cho vùng đồng bằng ven sông Đáy.
- Xây dựng các công trình phục vụ việc phân lũ, chậm lũ như các cửa tràn đưa nước vào; cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng: đường giao thông, hệ thống điện, trạm bơm và kênh mương thủy lợi, quy hoạch lại và xây dựng cao tầng hệ thống trường học, bệnh xá, trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo hoạt động bình thường khi phải thực hiện phân lũ, chậm lũ, đồng thời làm nơi tập kết cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
3. Về cơ chế và chính sách đầu tư:
- Vốn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu bao gồm: đê điều, kè cống, đập tràn phân lũ, các công trình thủy lợi đầu mối, các tuyến giao thông từ liên xã trở lên, trường học, trạm xá, trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở hạ tầng cho tái định cư dân ở vùng ngập sâu cùng cản trở dòng chảy lũ.
- Ưu tiên sử dụng vốn để thực hiện việc kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường giao thông nông thôn của vùng phân lũ, chậm lũ theo quy định tại Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn của thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ nhân dân vùng phân lũ, chậm lũ được hưởng chính sách cho vay ưu đãi của nhà nước áp dụng đối với vùng thường xuyên bị bão lụt ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, để cải tạo nhà ở, có gian cao tầng làm nơi tránh lũ trong tình huống khẩn cấp.
4. Năm 2002, phân bổ 150 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung cho các tỉnh có vùng phân lũ, chậm lũ để đầu tư các công trình cấp bách (phân bổ cho các tỉnh trong phụ lục kèm theo).
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh có vùng phân lũ, chậm lũ có trách nhiệm:
- Làm chủ đầu tư dự án xây dựng công trình phân lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ thuộc địa bàn tỉnh mình (trừ hạng mục của đê Tả sông Đáy).
- Phê duyệt quy hoạch dự án trên cơ sở thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sắp xếp thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư; tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án và triển khai thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Hàng năm gửi danh mục và các hồ sơ liên quan của công trình được ghi vốn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
- Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, việc bố trí vốn phải tập trung dứt điểm từng hạng mục của dự án, trường hợp công trình có vốn đầu tư kéo dài 2 năm được phép tổ chức đấu thầu trọn gói.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Làm chủ đầu tư hạng mục nâng cấp đê Tả sông Đáy.
- Soạn thảo các tiêu chí xây dựng công trình trong điều kiện ngập lũ; hướng dẫn các tỉnh thực hiện dự án theo quy hoạch.