ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2024/QĐ-UBND
|
Hà Giang, ngày 25
tháng 03 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH BẢO TRÌ MẪU, ĐỂ QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19
tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính Phủ quy
định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số
35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản hạ tầng kết cấu thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp
công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định chi
phí bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
05/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ Xây dựng Ban hành QCVN
03/2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp công trình phục vụ thiết kế
xây dựng;
Thực hiện Tiêu chuẩn Quốc
gia TCVN 9343:2012 Quy định về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và Hướng dẫn
công tác bảo trì;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành quy trình bảo trì mẫu, để quản lý vận hành và bảo trì công trình thuộc
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc
thù, thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai
đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:
1. Đối tượng, phương pháp và tần
suất kiểm tra công trình theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định.
2. Nội dung và chỉ dẫn thực hiện
bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình theo Phụ lục II ban
hành kèm theo Quyết định.
3. Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa
các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; thời
gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình theo Phụ lục III
ban hành kèm theo Quyết định.
4. Quy định các điều kiện nhằm
bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì
công trình xây dựng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định.
5. Căn cứ vào thực tế của địa
phương, Ban quản lý xã có thể bổ sung các nội dung tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản
3, Khoản 4 Điều này để phù hợp với địa điểm xây dựng, quy mô công trình và chủng
loại vật liệu sử dụng trong công trình.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 4 năm 2024.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Uỷ ban MTTQ và các tổ chức CTXH tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Trung tâm thông tin - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT,KTTH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Gia Long
|
PHỤ LỤC I
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TẦN SUẤT KIỂM TRA CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Giang)
1. Việc kiểm tra thường xuyên, định
kỳ nhằm phát hiện dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp
đặt vào công trình làm cơ sở cho việ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
2. Việc kiểm tra đột xuất công
trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác
động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột
xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng
đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình hoặc theo yêu cầu của cơ
quan quản lý cấp trên.
3. Các đối tượng vật liệu, thiết
bị khác có thể được xem xét bổ sung vào quá trình kiểm tra nhằm đảm bảo tất cả
các vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình được xem xét bảo trì theo đúng
quy định.
STT
|
Đối tượng
|
Phương pháp kiểm tra
|
Tần suất kiểm tra
|
Thường xuyên
|
Định kỳ
|
1
|
Kênh
|
- Kiểm tra, quan sát tình trạng
chung của toàn bộ tuyến kênh bằng mắt thường.
- Kiểm tra bồi lấp trong lòng
kênh.
- Kiểm tra dòng chảy trong
kênh.
- Kiểm tra kết cấu bê tông,
đá xây, lát có bị bong tróc, nứt gãy.
- Xử lý mạch đùn, thấm qua
các hang động vật, tổ mối trên bờ kênh.
- Kiểm tra hệ thống lọc, tiêu
thoát nước.
- Kiểm tra bờ kênh có bị bong
tróc, đứt gãy lớp gia cố, xói lở, trượt mái đất.
|
Trong quá trình sử dụng
|
Hàng năm
|
2
|
Công trình trên kênh
|
- Quan sát bằng mắt thường
toàn tuyến
- Kiểm tra thiết bị đóng mở
|
Trong quá trình sử dụng
|
Hàng năm
|
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG VÀ CHỈ DẪN THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH PHÙ
HỢP VỚI TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Giang)
1. Thời gian bảo dưỡng công
trình: Hàng năm
2. Thời gian sửa chữa định kỳ
a) Đối với công trình xây dựng
mới, thời điểm tiến hành sửa chữa định kỳ lần đầu sau 6 năm vận hành khai thác,
tính từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
b) Đối với công trình đã đưa
vào sử dụng, thời gian tiến hành sửa chữa định kỳ không quá 5 năm/1lần.
c) Đối với công trình đã quá
niên hạn sử dụng nhưng được phép tiếp tục sử dụng thì thời gian tiến hành sửa
chữa định kỳ không quá 3 năm/1lần.
3. Thời gian sửa chữa đột xuất:
Khi kiểm tra đột xuất có hư hỏng
STT
|
Tên hạng mục
|
Chu kỳ
|
Mô tả công việc
|
Bảo dưỡng
|
Bảo trì
|
Bảo dưỡng
|
Sửa chữa thường xuyên, định kỳ
|
1
|
Kênh
|
Thường xuyên
|
Hàng năm
|
- Hàng năm trước mùa lấy nước
tưới cần phải nạo vét bùn cát bồi lắng, dọn cỏ, rác trong lòng kênh. Vệ sinh,
phục hồi những hư hỏng nhỏ phần bê tông hoặc đá xây, lát gia cố kênh.
- Không để nước đọng thành
vũng trên bờ kênh. Chăm sóc bổ sung phần cỏ trồng mái ngoài kênh để bảo vệ
mái, chống xói lở.
- Khi có hư hỏng nhỏ tiến
hành xử lý để khôi phục công trình trở về nguyên dạng. Các bộ phận xây lát bị
vỡ, nứt nẻ phải xây trát, gắn lại kịp thời.
- Xử lý mạch đùn, thấm qua
các hang động vật, tổ mối trên bờ kênh.
- Việc tu sửa kênh vẫn phải đảm
bảo cung cấp nước theo kế hoạch sản xuất.
- Thực hiện sửa chữa các hư hỏng
theo chỉ dẫn tại Phụ lục III.
|
- Sửa chữa thường xuyên: Khắc
phục hàng năm, những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị nhằm chống xuống
cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt động bình thường của tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- Sửa chữa định kỳ: Khắc phục
hư hỏng lớn, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế
năng lực phục vụ của công trình.
- Thực hiện sửa chữa các hư hỏng
theo chỉ dẫn tại Phụ lục III.
|
2
|
Công trình trên kênh
|
Thường xuyên
|
Hàng năm
|
- Vớt hết rác thải, đất đá
làm cản dòng chảy, trước lưới chắn rác của các xi phông, trước cửa cống, khe
phai, trước các công trình trên kênh mà nếu không thực hiện sẽ ảnh hưởng ngay
đến việc vận hành dẫn nước phân phối nước và tiêu thoát nước.
- Sửa chữa, phục hồi lại những
phần bê tông hoặc đá xây, lát bong tróc, nứt nẻ của các loại công trình trên
kênh.
- Sơn chống rỉ các bộ phận bằng
thép, quét hắc ín các bộ phận bằng gỗ vào trước thời gian dẫn nước.
- Làm vệ sinh công nghiệp,
bơm mỡ vào các ổ quay của máy đóng mở, bổ sung bôi trơn dầu mỡ vào các bộ phận
chuyển động thường xuyên hay những chỗ dầu mỡ khô.
- Việc tu sửa công trình trên
kênh vẫn phải đảm bảo cung cấp nước theo kế hoạch sản xuất.
- Thực hiện sửa chữa các hư hỏng
theo chỉ dẫn tại Phụ lục III.
|
- Sửa chữa thường xuyên: Khắc
phục hàng năm, những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị nhằm chống xuống
cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt động bình thường của tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- Sửa chữa định kỳ: Khắc phục
hư hỏng lớn, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế
năng lực phục vụ của công trình.
- Thực hiện sửa chữa các hư hỏng
theo chỉ dẫn tại Phụ lục III.
|
PHỤ LỤC III
CHỈ DẪN PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG CỦA CÔNG
TRÌNH, CÁC TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH XUỐNG CẤP, THỜI GIAN SỬ DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH,
CÁC BỘ PHẬN, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Giang)
STT
|
Phân loại hư hỏng
|
Phương pháp khắc phục
|
1
|
Lớp sơn cửa van, kết cấu thép
bị bong tróc, rỉ sắt, kẹt, vỡ, hư hỏng
|
- Khi tiến hành sơn cửa van
phải để cửa van ở vị trí ổn định và thuận tiện cho việc gõ, cạo rỉ và sơn.
Không được dùng búa đóng mạnh vào kết cấu khi gõ rỉ.
- Sau khi gõ rỉ, dùng bàn chải
sắt cạo rỉ, dùng giẻ lau sạch rồi mới tiến hành sơn.
- Thực hiện sơn theo quy
trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành
|
2
|
Kết cấu bê tông, đá xây lát,
bị bong tróc, nứt, vỡ, rò rỉ thành, đáy kênh
|
Tuỳ vào điều kiện cụ thể, thực
hiện sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành.
|
3
|
Sạt lở mái kênh, bồi lấp lòng
kênh
|
Tuỳ vào điều kiện cụ thể, thực
hiện sửa chữa, nạo vét kênh theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành.
|
4
|
Thời gian sử dụng của công
trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình
|
Được quy định theo Luật Xây dựng;
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và nhà sản xuất thiết bị.
|
5
|
Các hư hỏng có thể xảy ra, do
tác động của ngoại cảnh như thiên tai, con người và gia súc gây ra
|
Tuỳ vào hiện trạng hư hỏng để
đưa ra phương án sửa chữa cụ thể, theo đúng quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn,
quy định hiện hành.
|
PHỤ LỤC IV
QUY ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Giang)
1. Các biện pháp nhằm đảm bảo
an toàn lao động, cụ thể gồm: Ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã; ngăn ngừa
tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ
kết cấu; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công bảo
trì công trình; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; ngăn ngừa tai nạn
liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; ngăn ngừa tai nạn liên
quan đến cháy, nổ; ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận; các biện
pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan.
2. Quy định về trang bị, cung cấp,
quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: Mũ bảo hộ; đai, áo
an toàn; phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở,
phòng độc; hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan trong quá
trình thực hiện bảo trì công trình.
3. Quản lý sức khỏe: Bố trí sắp
xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động; hạn
chế bố trí người lao động bị các bệnh mãn tính làm việc tại các vị trí có yếu tố
liên quan đến bệnh đang mắc.
4. Quản lý môi trường lao động:
Thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường
và bảo vệ môi trường xung quanh như chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải; trong
quá trình vận chuyển vật liệu, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an
toàn, vệ sinh môi trường./.