Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt chiến lược dữ liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 122/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/01/2023
Ngày có hiệu lực 16/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 16 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 17/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 130/TTr-STTTT ngày 23/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chiến lược dữ liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung như sau:

(có nội dung chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thông báo, hướng dẫn, truyền thông các nội dung của chiến lược dữ liệu trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 2, Điều 3;
- Tập đoàn FPT;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX1, Các CV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

I. BẢNG THUẬT NGỮ

TT

Thuật ngữ/Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

Kho Dữ liệu dùng chung của tỉnh

Là nơi tích hợp các cơ sở dữ liệu của sở, ban, ngành, thành phố, thị xã, huyện, làm cơ sở phục vụ cho công tác dự báo chiến lược phát triển của tỉnh; cũng như triển khai các ứng dụng tích hợp phục vụ công tác điều hành tổng thể của các sở, ban, ngành, thành phố, huyện và của thành phố; là nền tảng dữ liệu để xây dựng chính quyền điện tử phục vụ quá trình chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền số; được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.

2

Kho dữ liệu ngành

Là nơi tập hợp, lưu trữ dữ liệu tập trung của ngành; phục vụ chia sẻ cho các đơn vị của Sở, ngành; và là đầu nối để chia sẻ dữ liệu với các hệ thống/ứng dụng bên ngoài. Kho dữ liệu ngành là một thành phần của Kho dữ liệu của tỉnh đặt tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh.

3

Dữ liệu giao dịch

Là dữ liệu phát sinh trong quá trình cơ quan thực hiện một giao dịch chuyển ngành hay giao dịch quản lý nội bộ đơn vị.

4

Dữ liệu chuyên ngành

Gồm dữ liệu giao dịch và các dữ liệu khác đặc thù cho hoạt động của 01 ngành.

5

Dữ liệu dùng chung

Là dữ liệu gốc; hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ và sử dụng nhiều lần bởi nhiều tổ chức, cá nhân.

6

Dữ liệu danh mục dùng chung

Là dữ liệu rất ít biến động, được các cơ quan thống nhất và sử dụng đồng bộ trong tất cả các hệ thống ứng dụng (ví dụ: mã dân tộc, mã giới tính, mã tỉnh...)

7

Dữ liệu mở

Là dữ liệu sẽ được chia sẻ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các dịch vụ dữ liệu mở để khai thác sử dụng để tạo giá trị gia tăng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh.

8

Quản lý Dữ liệu tổng thể (Master Data Management)

Là quản lý tập trung thông tin về các dữ liệu dùng chung bao gồm định nghĩa, phân cấp, cấu trúc, xác nhận, phiên bản cùng với các thuộc tính về đặc tả chi tiết, bản dịch, tương quan, quan hệ thực thể và các thông tin về dữ liệu liên quan khác.

9

Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP)

Là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin của thành phố với các hệ thống bên ngoài; mô hình kết nối của LGSP theo kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh, phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

10

Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NDXP)

Là hệ thống đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối giữa các hệ thống thông tin lớn (hệ thống thông tin quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương), giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh khác nhau hoặc giữa các LGSP; mô hình kết nối của NDXP theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

II. MỤC ĐÍCH, NHU CẦU, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mục đích

Chiến lược dữ liệu của tỉnh Lào Cai được xây dựng nhằm khai phá tiềm năng của dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho hoạt động của các cơ quan chính quyền tỉnh, cung cấp dịch vụ thân thiện và hiệu quả hơn cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, hướng đến thực hiện thành công công cụộc chuyển đổi số của tỉnh.

Chiến lược dữ liệu hướng đến:

Khai thác hiệu quả dữ liệu, sử dụng dữ liệu hiệu quả nhằm phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tạo ra các dịch vụ thông minh dựa trên dữ liệu.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ về triển khai kho dữ liệu, triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành và số hóa, sử dụng hiệu quả dữ liệu số hóa đã được xác định tại Chương trình Chuyển đổi số tỉnh, Đề án đô thị thông minh và Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh;

Tạo lập các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin nền tảng phục vụ mục tiêu chuyển đổi số;

[...]