BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 121/QĐ-ĐTĐL
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH TỐI ƯU SỬ DỤNG NGUỒN NHIÊN LIỆU KHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP LỊCH
HUY ĐỘNG NGÀY TỚI
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BCT
ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày
09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc đảm bảo cung cấp khí cho phát
điện năm 2012 và các năm sau;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị
trường điện lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tối ưu sử dụng nguồn
nhiên liệu khí phục vụ công tác lập lịch huy động ngày tới hướng dẫn thực hiện
Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết
định số 24/QĐ-TTĐL ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Cục Điều tiết điện lực ban hành
Quy trình tối ưu sử dụng nguồn nhiên liệu khí phục vụ công tác lập lịch huy
động ngày tới.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo thuộc Cục Điều tiết điện lực,
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện lực và đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Cao Quốc Hưng (để b/c);
- Như Điều 3;
- PVN, PV Gas;
- Lưu: VP, PC, TTĐL.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuấn
|
QUY TRÌNH
TỐI
ƯU SỬ DỤNG NGUỒN NHIÊN LIỆU KHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP LỊCH HUY ĐỘNG NGÀY TỚI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 121 /QĐ-ĐTĐL ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Cục
trưởng Cục Điều tiết điện lực)
Chương I
Quy
trình này quy định trình tự, phương pháp thực hiện và trách nhiệm của các đơn
vị trong việc xây dựng, thực hiện phương án huy động các tổ máy phát điện để
tối ưu sử dụng nguồn nhiên liệu khí thiên nhiên
phục vụ công tác lập lịch huy động ngày tới, giờ tới và vận hành thời gian thực
trong thị trường phát điện cạnh tranh.
Quy
trình này áp dụng đối với các đơn vị sau đây:
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện.
2. Đơn vị mua buôn duy nhất.
3. Đơn vị phát điện.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong Quy trình này,
các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm nhà máy
điện Cà Mau bao
gồm các tổ máy phát điện thuộc nhà máy điện Cà Mau 1 và Nhà máy điện
Cà Mau 2.
2. Đơn vị chào giá là các
đơn vị trực tiếp nộp bản chào giá trong thị trường điện, bao gồm các đơn vị
phát điện hoặc các nhà máy điện được đăng ký chào giá trực tiếp và đơn vị đại
diện chào giá cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
3. Đơn vị mua buôn duy
nhất
là đơn vị mua điện duy nhất trong thị trường điện, có chức năng mua toàn bộ điện
năng qua thị trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.
4. Đơn vị phát điện là đơn vị
sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện và ký hợp đồng mua
bán điện cho các nhà máy điện này với Đơn vị mua buôn duy nhất.
5. Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều
khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện
quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
6. Giờ H là giờ vận
hành hiện tại.
7. Năm N là năm
hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo năm dương lịch.
8. Ngày D là ngày vận
hành hiện tại.
9. Nguồn khí PM3 là nguồn khí thiên
nhiên
được
lấy từ mỏ PM3-CAA và lô 46
Cái Nước, cung
cấp cho Cụm
nhà máy Điện Cà Mau và các hộ tiêu thụ khác.
10. Nguồn khí Nam Côn Sơn là nguồn khí thiên
nhiên được
lấy từ bể khí Nam Côn Sơn, cung cấp cho các nhà máy điện tuabin
khí khu vực Đông Nam Bộ
(Phú
Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, BOT - Phú Mỹ 2.2, BOT - Phú Mỹ 3, Phú
Mỹ 4, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Bà Rịa) và các hộ tiêu thụ khác.
11. Nguồn khí Cửu Long là nguồn khí đồng hành được lấy từ
bể khí Cửu Long, cung cấp cho nhà máy Đạm Phú Mỹ và các hộ thấp áp, lượng
dư còn lại cung
cấp
cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 2.1,
Phú Mỹ 2.1 mở rộng
và Phú Mỹ 4.
12. PV Gas là Tổng
Công ty khí Việt Nam.
13. Phần mềm lập lịch huy
động
là hệ thống phần mềm được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng
để lập lịch huy động ngày tới và giờ tới cho các tổ máy phát điện trong thị trường
điện.
14. Phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện
ngắn hạn
là phần
mềm tối ưu thủy nhiệt điện ngắn hạn để tính toán lịch lên xuống
các tổ
máy nhiệt điện và
biểu đồ huy động của các tổ máy được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện
sử
dụng trong lập kế hoạch vận hành thị trường điện tuần và tính toán lập biểu
đồ của các nhà máy điện ngoài thị trường điện.
15. Suất hao nhiệt là lượng nhiệt
năng tiêu hao của tổ máy hoặc nhà máy điện để sản xuất ra một đơn vị điện năng.
Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm phối hợp với đơn vị
cấp khí và vận hành hệ thống khí để đảm bảo cung cấp khí cho phát điện tuân thủ
theo Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc
đảm bảo cung cấp khí cho phát điện năm 2012 và các năm sau.
1. Ưu tiên huy động Cụm nhà máy điện
Cà Mau để sử dụng nguồn khí PM3 ở mức cao nhất có thể.
2. Lịch huy động của Cụm nhà máy điện
Cà Mau được tính toán
tối ưu trong bài toán tối ưu chung của toàn hệ thống, theo điều kiện thực tế của
khả năng cấp khí,
điều kiện thực tế của nhu cầu phụ tải điện, điều kiện vận
hành của hệ thống điện quốc gia sau khi huy động các nhà máy thủy điện.
1. Nguồn khí Cửu Long được ưu tiên sử dụng
trước nguồn khí Nam Côn Sơn để sử dụng hết lượng khí đồng hành.
2. Phối hợp với đơn vị cấp khí và vận hành hệ
thống khí đảm
bảo cung cấp khí Nam
Côn Sơn cho
các nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 theo cam kết của hợp đồng mua bán điện tương ứng.
3. Tính toán việc sử dụng khí của các nhà
máy điện
trực tiếp tham gia thị trường điện căn cứ theo lịch huy động được lập theo bản
chào giá của các Đơn vị phát điện trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn khí theo quy
định tại Điều 8 Quy trình này.
Các
số liệu đầu vào cho việc tính toán tối ưu nguồn khí trong công tác lập lịch huy
động ngày tới bao gồm:
1. Dự kiến phụ tải hệ thống điện: Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm dự
báo phụ tải hệ thống điện theo quy định tại Quy trình dự
báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do Cục Điều
tiết điện lực ban hành.
2. Lịch sửa chữa các nhà máy điện: Là
lịch sửa chữa của các nhà máy điện đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện phê duyệt tuân thủ theo Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
3. Trạng thái của các tổ máy phát điện: Do Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện cập nhật từ trạng thái vận hành hiện tại, lịch
sửa chữa của các nhà máy và thông tin cập nhật được cung cấp từ các Đơn vị phát
điện.
4. Khả năng cung cấp nhiên liệu cho các nhà
máy điện: Do PV Gas cung cấp theo biểu mẫu tại Phụ lục 2 Quy trình này.
5. Suất hao nhiệt của tổ máy nhiệt điện
(HR) được xác định bằng suất hao nhiệt được thống nhất trong hợp đồng hoặc
trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện do Đơn vị mua buôn duy nhất cung cấp
và được hiệu chỉnh theo hệ số suy giảm hiệu suất. Trường hợp suất hao nhiệt
trong hợp đồng là suất hao nhiệt bình quân cả đời dự án thì không cần phải điều
chỉnh theo hệ số suy giảm hiệu suất. Trường hợp trong hợp đồng hoặc hồ sơ
đàm phán hợp đồng chỉ có đường đặc tính suất hao tại các mức tải thì suất hao
nhiệt của các tổ máy được xác định tại mức tải tương ứng với sản lượng điện
năng phát bình quân nhiều năm của nhà máy điện được quy định trong hợp đồng mua
bán điện. Trường hợp tổ máy nhiệt điện không có số liệu suất hao nhiệt trong hợp
đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện, suất hao nhiệt của nhà
máy điện đó được xác định bằng suất hao nhiệt của nhà máy điện chuẩn cùng nhóm
theo công nghệ phát điện và công suất đặt. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm tính toán suất tiêu hao nhiệt của nhà máy điện chuẩn.
6. Giới hạn khả năng truyền tải của các đường
dây liên kết hệ thống điện giữa các miền: Được cập nhật theo kế hoạch sửa chữa
lưới điện đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt
theo Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống điện
truyền tải do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
7. Các ràng buộc trong vận
hành nhà máy điện và hệ thống điện.
8. Trạng thái nối lưới của các tổ máy tuabin
khí được xác định theo dữ liệu vận hành quá khứ hoặc từ kết quả tính toán chế độ
hệ thống điện (nếu có).
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện phải tính toán giới hạn công suất từng giờ cho cụm các nhà máy tuabin khí
bị giới hạn sản lượng bởi khí theo trình tự sau:
a)
Xác định trạng thái nối lưới của các tổ máy tuabin khí trong từng chu kỳ giao dịch
của ngày
D từ
dữ liệu vận hành quá khứ hoặc từ kết quả tính toán chế độ hệ thống điện (nếu có);
b)
Tính toán nhu cầu tiêu thụ khí lớn nhất của từng tổ máy trong ngày D từ trạng
thái nối lưới trong ngày D và suất hao nhiệt của các tổ máy;
c)
Dự kiến lượng khí phân bổ cho từng tổ máy được tính toán như sau:
Trong đó:
Vipb:
Là tổng lượng khí được phân bổ cho tổ máy điện i;
Vi:
Là nhu cầu tiêu thụ khí lớn nhất của tổ máy điện i;
Vmax:
Là lượng khí cấp lớn nhất của ngày D cấp cho các tổ máy điện.
d)
Tính toán giới hạn sản lượng điện ngày lớn nhất của từng tổ máy tương ứng với
lượng khí được phân bổ cho từng tổ máy và suất hao nhiệt của tổ máy;
đ)
Giới hạn sản lượng điện ngày của từng tổ máy và các giới hạn khác để hạn chế
các nguy cơ quá tải trên lưới được đưa vào Phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện ngắn
hạn để tính toán đưa ra biểu đồ huy động từng giờ của các tổ máy tuabin khí;
e)
Tính toán đường giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm các nhà
máy chạy khí sử dụng chung nguồn khí từ kết quả tính toán biểu đồ huy động của
các tổ máy tuabin khí như sau:
-
Đường giới hạn công suất
từng chu
kỳ giao dịch ngày D của cụm nhà máy điện sử dụng nguồn khí PM3 được tính bằng tổng
công suất từng giờ của các tổ máy thuộc nhà máy điện Cà Mau 1
và Nhà máy điện Cà Mau 2;
-
Đường giới hạn công suất
từng chu
kỳ giao dịch ngày D của cụm nhà máy điện sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn và Cửu
Long được tính bằng tổng công suất từng giờ của các tổ máy tuabin khí sử dụng
nguồn khí Nam Côn Sơn và Cửu Long.
2. Trong trường hợp bình thường giới hạn công suất từng giờ của cụm các nhà
máy tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi khí được tính toán theo trình tự tính
toán tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có giới hạn khí từng giờ theo
yêu cầu của PV Gas cho từng cụm nhà máy điện cụ thể, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm cập nhật giới hạn khí từng giờ này như một
ràng buộc trong việc tính toán lập biểu đồ của các nhà máy điện ngoài thị trường
điện cũng như tính toán lập lịch huy động ngày tới của các tổ máy trong thị trường
điện.
1. Các đường giới hạn công suất được tính
toán theo quy định tại Điều 8 Quy trình này được sử dụng như một ràng buộc
trong việc tính toán lập biểu đồ của các nhà máy ngoài thị trường điện cũng như
tính toán lập lịch huy động ngày tới của các tổ máy trong thị trường điện.
2. Lịch huy động cụ thể của các tổ máy trực
tiếp tham gia thị trường điện được tính toán căn cứ theo bản chào giá của các tổ
máy và các quy định trong Quy trình Lập lịch huy động tổ máy, vận hành thời
gian thực và tính toán thanh toán trong thị trường điện.
Trước
10h00 ngày D-1 Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm
công bố đường giới hạn công suất dự kiến từng chu kỳ giao dịch
ngày D của
cụm các
nhà
máy điện tuabin
khí bị
giới hạn sản lượng bởi khí tuân thủ theo Quy trình quản lý vận hành hệ
thống công nghệ thông tin điều hành thị trường điện và công bố thông tin thị
trường điện.
1. Đường giới hạn công suất từng chu kỳ
giao dịch ngày D của cụm nhà máy điện sử dụng chung nguồn khí được sử dụng để tính
toán lập lịch huy động giờ tới trong các chu kỳ tương ứng.
2. Trường hợp có yêu cầu thay đổi lưu lượng
cấp khí từ PV Gas, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép
thay đổi đường giới hạn công suất cho các chu kỳ giao dịch tiếp theo trên
nguyên tắc hạn chế tối đa việc thay đổi tổng lượng khí ngày, các sai lệch nếu
có sẽ được điều chỉnh vào ngày D+1 nhưng không vượt quá khả năng cấp khí ngày
D+1.
3. Trường hợp có yêu cầu huy động thêm hoặc bớt
các tổ máy tuabin khí so với phương thức huy động ngày tới để đáp ứng nhu cầu hệ
thống, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép thay đổi đường
giới hạn công suất cho các chu kỳ giao dịch tiếp theo trên nguyên tắc hạn chế tối
đa việc thay đổi tổng lượng khí ngày, các sai lệch nếu có sẽ được điều chỉnh
vào ngày D+1.
4. Trình tự thực hiện khi có yêu cầu thay đổi
lưu lượng cấp khí từ PV Gas như sau:
a)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông báo với PV Gas về dự kiến
nhu cầu tiêu thụ khí trong các chu kỳ giao dịch tiếp theo, hai bên phối hợp để
đưa ra lưu lượng thay đổi trong chu kỳ tới và các chu kỳ tiếp theo phù hợp với
đặc điểm hệ thống điện quốc gia và khả năng cung cấp khí của hệ thống khí;
b)
Từ lưu lượng cấp khí thay đổi và suất hao nhiệt trung bình của cụm các nhà máy
điện sử dụng khí, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán được
lượng công suất thay đổi tương đương;
c)
Căn cứ theo giới hạn công suất từng
chu kỳ giao dịch ngày D và lượng công suất thay đổi tương đương, Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán giới hạn công suất cập nhật cho
chu kỳ tới và 03 (ba) chu kỳ tiếp theo;
d)
Giá trị giới hạn công suất cập nhật này được sử dụng như một ràng buộc trong Phần mềm lập
lịch huy động
để tính toán lập lịch huy động giờ tới.
1. Trong vận hành thời gian thực,
khi có yêu cầu giảm khí để đảm bảo an toàn hệ thống cấp khí từ PV Gas, Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện căn cứ theo lưu lượng cần giảm và suất
tiêu hao nhiệt trung bình của cụm các nhà máy sử dụng khí để tính toán lượng
công suất suy giảm tương đương, từ đó giảm công suất các tổ máy tuabin khí theo
thứ tự huy động căn cứ vào bản chào giá của các tổ máy trong thị trường và theo
các quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
2. Trong tính toán giờ tới tại các chu kỳ tiếp
theo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cập nhật
yêu cầu giảm khí từ PV Gas để tính toán giới hạn công suất cập nhật tương tự tại
Điều 11 Quy trình này.
Trong tính toán giờ
tới, khi có điều chỉnh mức giới hạn khí giờ so với phương án giới hạn khí ngày
đã công bố từ ngày D-1, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố
lại Đường giới hạn công suất từng giờ được sử dụng trong tính toán lập lịch huy
động giờ tới lên Trang thông tin điện tử thị trường điện theo Quy trình quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin điều hành thị trường điện và công bố
thông tin thị trường điện./.
PHỤ
LỤC 1
SƠ
ĐỒ MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN GIỚI HẠN KHÍ NGÀY
(Ban hành kèm theo Quy trình tối ưu sử dụng nguồn nhiên liệu khí phục vụ
công tác lập lịch huy động ngày tới)
PHỤ LỤC 2
BIỂU
MẪU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Quy trình tối ưu sử dụng nguồn nhiên liệu khí phục vụ
công tác lập lịch huy động ngày tới)
Giờ
|
Sản lượng giờ tối
đa (kscm/h)
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
4
|
|
|
5
|
|
|
6
|
|
|
7
|
|
|
8
|
|
|
9
|
|
|
10
|
|
|
11
|
|
|
12
|
|
|
13
|
|
|
14
|
|
|
15
|
|
|
16
|
|
|
17
|
|
|
18
|
|
|
19
|
|
|
20
|
|
|
21
|
|
|
22
|
|
|
23
|
|
|
24
|
|
|
Tổng lượng khí ngày
tối đa
|
|
|
Chuyển Fax
|
Ngày/Giờ
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Chữ ký
|
Nơi gửi
|
PV GAS
|
|
|
|
|
Nơi nhận
|
EVN/A0
|
|
|
|
|