Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án công tác Khuyến nông Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 1205/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/05/2017
Ngày có hiệu lực 04/05/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ T
Ĩ
NH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1205/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vng;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2013 về ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/6/2013 về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh về Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018;

Căn cứ Chương trình hành động số 64/CTr-UBND ngày 28/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vng, gắn với xây dựng nông thôn mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 697/SNN-KN ngày 25/4/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án công tác Khuyến nông Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác khuyến nông phải bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Triển khai đồng bộ các hoạt động từ thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ để công tác khuyến nông đảm bảo bao quát, toàn diện (chuyển giao khoa học kỹ thuật, phương pháp tổ chức quản lý và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm; vai trò khuyến nông thực sự là cầu nối giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông).

3. Kiện toàn, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông các cấp (bao gồm kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, thị trường, pháp luật, văn hóa...) đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Đối tượng sản xuất là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng, lợi thế, khả năng cạnh tranh cao (như cam, bưởi Phúc Trạch, bò chất lượng cao,...).

2. Phát triển sản xuất theo các vùng: Vùng ven biển phát triển nuôi tôm, các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, rau củ quả công nghệ cao trên cát; vùng đồi rừng phát triển chăn nuôi ln, bò, hươu, trồng cây ăn quả có múi, cây nguyên liệu gỗ rừng trồng; vùng đồng bằng phát triển cây lúa, lạc, cây thức ăn chăn nuôi,...

3. Giống, khoa học công nghệ là động lực then chốt để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến có khả năng bt phá và khả năng lan tỏa mạnh, gồm: Tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất thâm canh, thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

4. Xác định thị trường là động lực của sản xuất, sản xuất phải gắn chặt thị trường; tổ chức lại sản xuất theo phương châm “doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất, xã hội hóa đầu tư và quốc tế hóa công nghệ”.

5. Chuyển mạnh từ khuyến nông xóa đói, giảm nghèo sang khuyến nông hàng hóa theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh xúc tiến thương mại (hội chợ, hội thảo...), quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh,...

III. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

1. Nông dân là đối tượng của hoạt động khuyến nông, các hoạt động khuyến nông phải xuất phát tnhu cầu của nông dân hoặc nông dân tự nguyện, không áp đặt, rập khuôn, máy móc (phương pháp tiếp cận từ dưới lên). Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, doanh nghiệp là đầu kéo cho phát triển sản xuất. Do đó, cần phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động khuyến nông.

2. Hoạt động khuyến nông có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những điểm nghẽn của hoạt động sản xuất, kinh doanh để từng bước góp phần tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, phát triển sản xuất bền vững. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho khuyến nông còn hạn chế, việc lựa chọn nội dung ưu tiên phù hợp để sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất, tạo được những mô hình điển hình nổi bật có tác dụng lan tỏa nhanh.

IV. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ