ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 12/2005/QĐ-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2005 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng pháp luật năm 2005;
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo Chỉ thị số
02/1998/CT-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số
32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành
phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.
Căn cứ vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân
dân các quận-huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005 của cơ quan đơn vị
mình.
Điều 3.
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
thành phố căn cứ vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005 của Ủy ban
nhân dân thành phố để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giúp các quận-huyện, sở-ngành,
đoàn thể thành phố trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung của chương trình,
kế hoạch.
Hàng quý tổng hợp tình hình, báo
cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2005.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ban, ngành, đoàn thể thành phố, Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến giáo dục pháp luật thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như Điều 5
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến
giáo dục pháp luật Trung ương
- Bộ Tư pháp
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố
- ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể TP
- Các Báo, Đài thành phố
- VPHĐ-UB : PVP/NC, VX
- Tổ NC, TH
- Lưu (NC/K)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tài
|
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2005 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 24 tháng 01 năm 2005 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU :
1. Thông qua công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trên
địa bàn thành phố; tăng cường ý thức tự giác trong thực hiện các quy định pháp
luật của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức; tạo ý thức sống và làm việc theo pháp
luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
2. Công tác giáo dục pháp luật
phải gắn liền với công tác cải cách hành chính, gắn với việc thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác hòa giải ở cơ
sở từ đó tạo ra cơ chế: các cấp chính quyền phục vụ nhân dân được tốt hơn; hoạt
động của cán bộ công chức thực sự góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân.
3. Nâng cao chất lượng các hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như
Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các báo, tạp chí và các
phương tiện truyền thông khác. Thông qua các kênh truyền thông, biểu dương các
gương tốt trong chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, góp phần đấu
tranh chống các hiện tượng, hành vi tiêu cực trong xã hội, đem lại lòng tin ở Đảng
và Chính quyền cho các tầng lớp nhân dân.
II. CÁC NỘI
DUNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CẦN PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2005 :
- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc
hội khóa XI về chương trình xây dựng pháp luật năm 2005 và các văn bản quy phạm
pháp luật đã được Nhà nước ban hành trong thời gian gần đây, trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ, tình hình hoạt động thực tế của các quận-huyện, sở-ngành ... Trong
năm 2005 cần tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật phù
hợp. Cụ thể :
A/ Đối với
khối các quận - huyện:
Trong quý 1 và 2 năm 2005 tập
trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1. Luật Đất đai năm 2003 và các
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Khi tuyên truyền cần tập
trung theo từng chuyên đề như: vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; Các quy định về thu tiền sử dụng đất; Quy định về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất; Quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực đất đai...
2. Luật Xây dựng năm 2003 và các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng như: Nghị định số 126/2004/NĐ-CP
ngày 26/5/2004 về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công
trình hạ tầng đô thị và quản lý nhà; Quyết định số 217/2004/QĐ-UB ngày
17/9/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về cấp phép xây dựng
và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Luật Tố tụng hình sự năm
2003, tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: các nguyên tắc cơ bản của tố
tụng hình sự; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng;
các biện pháp ngăn chặn về hình sự và thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp.
4. Luật Tố tụng Dân sự năm 2004,
tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: các nguyên tắc cơ bản của tố tụng
dân sự; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng
trong dân sự, các biện pháp ngăn chặn và thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp.
5. Luật Khiếu nại tố cáo (được sửa
đổi, bổ sung năm 2004) và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
6. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004 (sửa đổi).
7. Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (có hiệu lực từ 01/4/2005).
8. Pháp lệnh Thi hành án Dân sự
2003.
Trong quý 3 và 4 năm 2005 cần tập
trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1. Bộ luật Dân sự (sửa đổi);
2. Luật Thương mại (sửa đổi);
3. Luật Quốc phòng;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Nghĩa vụ quân sự;
5. Luật về nhà ở;
6. Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động
cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công cách mạng (sửa đổi);
7. Nghị quyết của ủy ban Thường
vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước
ngày 01/7/1991.
B/ Đối với
khối cơ quan Nhà nước:
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và
tính chất công việc của cơ quan đơn vị, hàng quý năm cần tổ chức tuyên truyền
các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1. Pháp lệnh Cán bộ, công chức
(sửa đổi, bổ sung) năm 2000, 2003;
2. Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm và văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Pháp lệnh Dân số và văn bản
hướng dẫn thi hành;
4. Luật Thanh tra năm 2004;
5. Luật Giao thông đường bộ và
văn bản hướng dẫn thi hành;
6. Luật Chống tham nhũng;
7. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
8. Pháp lệnh Phòng chống nhiễm
vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (sửa đổi).
C/ Đối với
khối các doanh nghiệp:
Tùy theo tính chất công việc của
doanh nghiệp cần sắp xếp thời gian để tuyên truyền cho người lao động, người sử
dụng lao động các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1. Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ Luật Lao động năm 2002 và văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Luật Doanh nghiệp;
3. Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
4. Luật Giao thông đường bộ và
văn bản hướng dẫn thi hành;
5. Luật Thương mại sửa đổi;
6. Luật Bảo vệ môi trường;
7. Luật Sở hữu trí tuệ;
8. Luật Hôn nhân và Gia đình;
9. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ đình công;
10. Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm và văn bản hướng dẫn thi hành;
11. Pháp lệnh Dân số và văn bản
hướng dẫn thi hành.
Ngoài những văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đối với các đối tượng tuyên truyền nêu trên, trong năm
2005 trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm của các quận - huyện,
cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngành, địa phương phục vụ cho
việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
III. MỘT SỐ
BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRONG NĂM 2005 :
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo :
a) Tiếp tục củng cố và nâng cao
năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
các cấp. Cụ thể:
- Duy trì và nâng cao chất lượng
các cuộc họp hàng quý, hàng năm của Hội đồng phối hợp các cấp, tăng cường việc
đôn đốc, kiểm tra, báo cáo, rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật để công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, chống
hình thức, dàn trải.
- Cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận-huyện, …, đồng thời có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan Đảng và chính quyền,
giữa các ban ngành, đoàn thể ở cơ quan đơn vị, địa phương mình để hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên liên tục.
- Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành chỉ thị về việc tập trung tuyên truyền phổ biến những quy định pháp luật về
đất đai về quy hoạch các khu dân cư trên địa bàn thành phố.
b) Tăng cường củng cố, nâng cao
chất lượng báo cáo pháp luật của đội ngũ báo cáo viên các cấp, đồng thời tiếp tục
xây dựng và củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở ... để đảm bảo:
- Việc tuyên truyền phổ biến,
giáo dục pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải đầy đủ,
chính xác, nhanh chóng, kịp thời đến các tầng lớp nhân dân.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
c) Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật (HĐPH) các cấp cần tiếp tục tổ chức xây dựng và thực
hiện các quy chế phối hợp giữa ngành Tư pháp và các cơ quan, đoàn thể khác như:
giữa các sở-ngành, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh ... để không ngừng nâng cao
hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Các hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật cần hướng về cơ sở, nhất là những nơi có các công trình dự án cần
đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng những nơi có đông người lao động, đồng bào
tạm cư, thanh niên sinh viên … nhằm nâng cao nhận thức của người dân, người lao
động trong các doanh nghiệp. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải trực
tiếp phục vụ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương, góp phần thực hiện quy chế dân chủ và các phong trào thi đua ở cơ quan
đơn vị, địa phương.
2. Một số biện pháp cơ bản trong
tổ chức triển khai :
a) Ủy ban nhân dân các phường,
xã, thị trấn cần tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng hòa giải viên cơ sở đảm
bảo đủ số lượng theo quy định của pháp luật; không ngừng nâng cao chất lượng đối
với công tác hòa giải ở cơ sở, định kỳ hàng tháng, quý tổ chức bồi dưỡng về
nghiệp vụ, kiến thức pháp luật phổ thông cho hòa giải viên; tiếp tục có nhiều
hình thức động viên khuyến khích, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức
và hoạt động của hòa giải cơ sở, nhân điển hình trong hoạt động này.
b) Duy trì và cải tiến các hình
thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: các chương trình phổ biến pháp luật, thi Công dân và Pháp luật trên
Đài truyền hình; các chương trình phát thanh pháp luật trên Đài Tiếng nói nhân
dân thành phố, trên các loại hình báo chí của thành phố.
c) Tăng cường công tác trợ giúp
pháp lý miễn phí dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhân dân ở vùng sâu,
vùng xa, các đối tượng chính sách, qua đó đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các đối tượng này.
d) Hội đồng phối hợp thành
phố và Hội đồng phối hợp các quận-huyện cần thường xuyên chủ động biên soạn các
loại đề cương tuyên truyền (cho báo cáo viên pháp luật), tài liệu hỏi đáp pháp
luật, biên tập các loại sách cẩm nang pháp luật liên quan đến các vấn đề thiết
yếu trong đời sống nhân dân (cho tuyên truyền viên, hòa giải viên, bổ sung tủ
sách pháp luật), biên soạn các loại tờ gấp tuyên truyền gửi đến các tổ dân phố,
hộ gia đình.
đ) Tăng cường phối hợp giữa các
cấp các ngành lập kế hoạch tổ chức nhiều hình thức thi tìm hiểu pháp luật với
nhiều nội dung pháp luật khác nhau, tổ chức huy động được nhiều đối tượng nhân
dân trên địa bàn dân cư tham gia.
Tăng cường việc thông báo nội
dung sách, tài liệu pháp luật cho nhân dân đến mượn đọc sách. Thực hiện tốt việc
luân chuyển sách về các khu phố văn hóa, ấp văn hóa, bưu điện, bưu cục văn hóa
nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả tủ sách pháp luật ở các xã phường.
Các cơ quan Nhà nước, các Doanh
nghiệp, trường học thực hiện việc xây dựng tủ sách pháp luật tại cơ quan đơn vị
mình, tạo điều kiện cho Cán bộ-công chức, người lao động, học sinh, sinh viên,
học viên có điều kiện nâng cao hiểu biết pháp luật.
e) Hội đồng phối hợp quận-huyện
cần chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn xây dựng các hình thức “Câu
lạc bộ Pháp luật” để đa dạng hóa hoạt động phổ biến pháp luật cho nhân dân.
f) Tòa án nhân dân các cấp cần
có kế hoạch tăng cường các buổi xét xử lưu động, nhất là các vụ án liên quan đến
ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật và các vụ án vi phạm trật tự an toàn xã hội...
để thông qua các phiên tòa lưu động tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN :
1. Trên cơ sở kế hoạch này, căn
cứ vào các nội dung được nêu trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy
ban nhân dân thành phố, hàng tháng, quý các quận - huyện, sở - ngành, cơ quan,
đơn vị lập kế hoạch chi tiết, chọn các chuyên đề pháp luật phù hợp để tổ chức
các buổi tuyên truyền pháp luật cho cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân,
người lao động trong các doanh nghiệp. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát,
kiểm tra, đánh giá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan đơn
vị mình.
2. Giao cho Sở Tư pháp thành phố
tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan đơn
vị tổ chức hình thức thi “Công dân và Pháp luật” cho đối tượng nhân dân; người
lao động trong các loại hình doanh nghiệp; học sinh trung học cơ sở, trung học
phổ thông; sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
3. Giao cho Sở Tư pháp thành phố
chủ trì phối hợp với Sở Lao động- Thương bình và Xã hội, Lực lượng Thanh niên
xung phong và các cơ quan tổ chức khác triển khai “Kế hoạch giáo dục pháp luật
và trợ giúp pháp lý cho học viên và người sau cai nghiện ở các trung tâm chữa bệnh,
giáo dục, lao động xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
4. Giao cho Thường trực Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến, giáo dục thành phố tổ chức quán triệt, triển khai
và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này. Định kỳ hàng quý tổ chức họp
đánh giá những mặt làm được, chưa làm được và có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân
thành phố để chỉ đạo kịp thời.
5. Sở Tài chính thành phố căn cứ
vào chương trình kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố để “chi tuyên truyền,
giáo dục pháp luật” trên cơ sở chế độ tài chính được quy định tại “tiểu mục 11,
mục 111” Mục lục ngân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 280/QĐ/NSNN
ngày 15/4/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.
6. Ủy ban nhân dân các quận -
huyện hàng năm cân đối ngân sách để dành riêng kinh phí đủ đảm bảo cho hoạt động
tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ngoài kinh phí đã khoán quỹ lương cho
các cơ quan Tư pháp địa phương.
7. Trong quá trình thực hiện kế
hoạch, các thông tin, báo cáo, kiến nghị, đề xuất, đề nghị liên hệ Thường trực
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (số 143
Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ĐT: 8 242 893).
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ