Quyết định 12/2002/QĐ-UB phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2010 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 12/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 07/02/2002
Ngày có hiệu lực 22/02/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Phan Văn Vượng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2002/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận, huyện của thành phố về kết quả thẩm định "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2010" tại thông báo số 244b/TB-KHĐT ngày 27/11/2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm tại tờ trình số 997/TT-UB ngày 12/12/2001'
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tại tờ trình số 123/TTr-KH&ĐT ngày 05 tháng 2 năm 2002.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010.

 Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững, bảo đảm ổn định, vững chắc chính trị và an ninh quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến năm 2010 cơ bản xây dựng xong nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hội của hai vùng đô thị và nông thôn mới; xây dựng Từ Liêm thành huyện có kinh tế - xã hội phát triển, xứng đáng vai trò cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, vành đai xanh của Thành phố; phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ - du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội; có cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu :

 - Dân số của huyện năm 2005 khoảng 230.000 người; năm 2010 khoảng 270.000 người.

 - Tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2010 là 11,0 - 11,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,0 - 12,0%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,0 - 11,0%/năm.

 - Cơ cấu kinh tế trên đại bàn năm 2010 là : Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện là : công nghiệp chiếm khoảng 68 - 70%; dịch vụ khoảng 25%; nông nghiệp khoảng 5 - 7%.

 - Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng và dịch vụ khu vực đô thị một cách đồng bộ và hiện đại, bảo đảm giao thông đô thị đạt 8km/km2, cấp nước sạch bình quân đầu người đạt 150 - 160 lít/người/ngày, diện tích cây xanh đạt 10 - 12m2/người và 95% số hộ dân đô thị có máy điện thoại.

 - Đối với khu vực nông thôn, thực hiện nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng và dịch vụ, bảo đảm 100% số hộ được dùng điện ổn định, 100% số hộ được dùng nước sạch, phấn đấu 100% nhà dân có nhà xây dựng kiên cố và 45% số hộ có máy điện thoại.

 - Phấn đấu đến năm 2010, thực hiện phổ cập trung học phổ thông và tương đương đạt 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75%

 - Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phấn đấu hạn chế trong khoảng 1,08 - 1,06%

 - Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn còn dưới 1,0%

 - Mỗi năm giải quyết được việc làm cho 8,5 - 9,0 ngàn lao động.

3. Định huớng phát triển và nhiệm vụ các ngành, các lĩnh vực.

3.1. Phát triển kinh tế.

 Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng GTSX trên địa bàn bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2010 là 11,0 - 11,5%. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,0 - 12,0%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,0 - 11,0%/năm.

 Từng bước hình thành cơ cấu kinh tế : Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất trên địa bàn huyện là : Công nghiệp chiếm khoảng 68 - 70%; dịch vụ khoảng 25%, nông nghiệp khoảng 5 - 7%.

 a. Công nghiệp :

 - Đảm bảo tốc độ tăng GTSX công nghiệp - TTCN và xây dựng (CNMR) giai đoạn 2001 - 2010 là 13,0%, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 14,5%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,5%/năm. Riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng bình quân là 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 11,5%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 là 13,3%/năm.

 - Tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu; thực hiện đổi mới cơ cấu ngành, ưu tiên áp dụng công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến và công nghệ sạch để tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao thay thế sản phẩm nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời coi trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, khai thác các nguồn lực, các ưu thế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 - Phát huy thế mạnh của Huyện, tập trung phát triển mạnh 5 ngành chủ lực là : Công nghiệp vật liệu; Chế biến thực phẩm; Dệt may, Điện tử tin học và xây dựng lắp ghép.

 - Chọn lọc để khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống. Tạo điều kiện về mặt bằng, về xử lý môi trường và đầu tư công nghệ, trang thiết bị mới vào các ngành, các khâu phù hợp nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

 b. Dịch vụ :

[...]