Quyết định 1195/QĐ-TTG - 2003 phê duyệt quy hoạch phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1195/QĐ-TTG
Ngày ban hành 04/11/2003
Ngày có hiệu lực 19/11/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1195/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ ý kiến các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 24 tháng 02 năm 2003 về Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải (tờ trình số 239/GTVT-KHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2003 và số 1747/GTVT-KHĐT ngày 29 tháng 4 năm 2003); ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 4729BKH/KCHT&ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2003) về Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển:

- Quan điểm phát triển:

+ Phát triển vận tải biển với tốc độ nhanh và đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước và góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.

+ Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan mật thiết như: vận tải đường bộ, vận tải đườngsông, vận tải đường sắt... tạo điều kiện phát triển các phương thức vận tải tiên tiến (vận tải đa ph ương thức) để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn.

+ Phát triển vận tải biển đồng bộ với việc đầu tư phát triển phương tiện vận tải và gắn với phát triển ngành cơ khí giao thông, trong đó chú trọng phát triển mạnh ngành công nghiệp đóng tàu biển.

+ Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại hoá, trẻ hoá, kết hợp một cách hợp lý giữa đa dạng hoá với chuyên môn hoá; phát triển mạnh đội tàu chuyên dụng.

+ Phát triển mạnh nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, sĩ quan thuyền viên để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất khẩu thuyền viên .

- Mục tiêu phát triển:

+ Phát triển đội tàu biển đến năm 2010 có tổng trọng tải đạt 4.445.000 DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 7.100.000 DWT; từng bước trẻ hoá đội tàu đến năm 2010 đạt độ tuổi bình quân 16 tuổi vàđịnh hướng năm 2020 đạt 14 tuổi; đưa năng suất phương tiện vận tải bình quân đến năm 2010 đạt 16,7 T/DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 20,0T/DWT; chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu container và tàu đầu.

+ Từng bước nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, định hướng đến năm 2020 là 35%;tỷ lệ đảm nhận hàng hoá vận tải biển nội địa đạt 100%; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng đường biển.

2. Nội dung quy hoạch:

a. Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2010:

- Quy mô và nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2010:

Tổng trọng tải đội tàu hàng Việt Nam đến năm 2010 là4.445.000 DWT, trong đó đến năm 2010 có 326.000 DWT cần phải thay thế).

Nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu hàng vận tải biểnđến năm 2010 là 3.231.336 DWT, trong đó:

+ Tàu hàng khô: 1.647.653 DWT.

+ Tàu container: 470.236 DWT (tương đ ương 36.172 TEU).

+ Tàu dầu: 1.113.447 DWT.

Nhu cầu bổ sung thêm sức chở đội tàu khách là 20.000ghế.

b. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu đến năm2010:

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở hàng hoá là 32.313 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở khách là 640 tỷ đồng.

[...]