Quyết định 1180/QĐ-UBND-HC năm 2016 về Đề án thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 1180/QĐ-UBND-HC
Ngày ban hành 20/10/2016
Ngày có hiệu lực 20/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Văn Dương
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1180/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÍ ĐIỂM TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO LÃNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 312-TB/TU ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy về thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/KTN nth.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dương

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THÍ ĐIỂM TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO LÃNH

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ THÀNH LẬP TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

I. SỰ CẦN THIẾT

Những năm qua sản xuất nông nghiệp dần đi vào chiều sâu, mang lại những hiệu quả tích cực, tăng thu nhập cho nông dân. Kết quả trên có sự đóng góp của các Trạm nông nghiệp cấp huyện (Thú y, Thủy sản, Bảo vệ Thực vật và Khuyến nông - Khuyến ngư) thông qua việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn gắn kết sản xuất với tiêu thụ, tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn tổ chức sản xuất theo lịch thời vụ, xuống giống tập trung, chủ động công tác dự tính, dự báo nên đã khống chế dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về cây trồng, vật nuôi.

Hiện nay các Trạm nông nghiệp cấp huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo ngành dọc. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn không trực tiếp quản lý các Trạm nông nghiệp. Vì vậy, hoạt động của các Trạm chưa thường xuyên bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. M c khác các Trạm hoạt động độc lập nhau, nên không thể điều động để hỗ trợ nhau khi cần tập trung các đợt phòng chống, dập dịch.

Để góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; việc tái cơ cấu các Trạm ở cấp huyện là cần thiết góp phần thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.

Xây dựng Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện (gọi tắt là Trạm trên cơ sở sát nhập từ các Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư, Bảo vệ Thực vật, Thú y, Thủy sản chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên là một trong những giải pháp thí điểm tổ chức lại bộ máy ngành nông nghiệp trong triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

II. CƠ SỞ THÀNH LẬP

- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 312-TB/TU ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy về thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh;

Phần II

THỰC TRẠNG CÁC TRẠM THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LÃNH

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY

[...]