UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1157/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 04 tháng 7 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND, ngày 08/01/2013
của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2020;
Xét Tờ trình số 434/TTr-SGDĐT-VP, ngày
09/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2011 - 2020.
(Kèm theo Kế hoạch số 424/KH-SGDĐT-GDCN-GDTX,
ngày 08/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thanh
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
424/KH-SGDĐT-GDCN-GDTX
|
Vĩnh Long,
ngày 08 tháng 4 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỈNH VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1157/QĐ-UBND, ngày 04/7/2013 của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND, ngày 08 tháng
01 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch hành động
thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 -
2020;
Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc xây dựng Kế
hoạch phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2011 - 2020 như sau:
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CỦA TỈNH VĨNH LONG:
Theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long có 2 trường đại học (Đại học Cửu Long, Đại học Xây dựng Miền Tây), 4 trường
cao đẳng (Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Kinh tế Tài chính, Cao đẳng Sư phạm, Cao
đẳng Sư phạm Kỹ thuật) với tổng số cán bộ quản lý, giảng viên là 759 người bao
gồm:
1. Đội ngũ cán bộ quản lý: (Bao gồm BGH, trưởng
phó khoa đào tạo): 113 người
- Trong đó ban giám hiệu là 19 người; phòng,
khoa đào tạo là 94;
- Về trình độ :
▪ 22 tiến sĩ; tỷ lệ 19,5 %.
▪ 57 thạc sĩ; tỷ lệ 50,4 %.
▪ 34 đại học tỷ lệ 30,1 % .
2. Giảng viên:
a) Tổng số là 646; trong đó giảng viên đại học
là 280; giảng viên cao đẳng là 366
b) Giảng viên đại học:
+ Trình độ tiến sĩ là 8, tỷ lệ 2,86 %;
+ Trình độ thạc sĩ là 109, tỷ lệ 38,9 %.
c) Giảng viên cao đẳng:
+ Trình độ tiến sĩ là 6, tỷ lệ 1,64 %.
+ Trình độ thạc sĩ là 122, tỷ lệ 33,33 %.
II. MỤC TIÊU:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, góp phần cùng cả nước chuyển đổi mô hình
tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả, phát triển
kinh tế nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ
cho các cơ sở đào tạo.
III. CHỈ TIÊU:
Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế của tỉnh.
* Chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
Đến năm 2015:
- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Có 100% cán bộ
quản lý các khoa đào tạo và ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học có trình
độ từ thạc sĩ trở lên.
- Đội ngũ nhà giáo: Có 30% giảng viên trường cao
đẳng có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 5% có trình độ tiến sĩ; có 55%
giảng viên trường đại học có trình độ thạc sĩ, trong đó có 15% có trình độ tiến
sĩ.
Đến năm 2020:
Đội ngũ nhà giáo: Có 50% giảng viên trường cao đẳng
có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 10% có trình độ tiến sĩ; có 70% giảng
viên trường đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó trình độ tiến sĩ từ
50% trở lên.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỤ THỂ
CHO TỪNG NĂM:
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của trường, hàng năm
các trường đã đưa ra kế hoạch, chỉ tiêu và đưa đi đào tạo cụ thể như sau:
+ Năm 2012: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
2; Thạc sĩ: 70 và Tiến sĩ là 17 với tổng kinh phí 2.332.600.000 đ
+ Năm 2013: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
2; Thạc sĩ: 50 và Tiến sĩ là 24 với tổng kinh phí 2.696.000.000 đ
+ Năm 2014: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
7; Thạc sĩ: 70 và Tiến sĩ là 36 với tổng kinh phí 3.458.000.000 đ
+ Năm 2015: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 83 và Tiến sĩ là 43 với tổng kinh phí 3.796.629.000 đ
+ Năm 2016: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 79 và Tiến sĩ là 49 với tổng kinh phí 5.001.000.000 đ
+ Năm 2017: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 85 và Tiến sĩ là 56 với tổng kinh phí 5.243.998.000 đ
+ Năm 2018: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 85 và Tiến sĩ là 60 với tổng kinh phí 2.166.553.000 đ
+ Năm 2019: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 89 và Tiến sĩ là 66 với tổng kinh phí 2.415.275.000 đ
+ Năm 2020: Các trường đưa đi đào tạo ở bậc ĐH:
0; Thạc sĩ: 89 và Tiến sĩ là 75 với tổng kinh phí 1.647.021.000 đ
V. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
1. Xây dựng đội ngũ giảng viên:
- Để nâng cao và ổn định chất lượng đào tạo nhất
thiết phải xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường. Người thầy có vai trò
quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho
sinh viên, giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Chỉ số
về đội ngũ giảng viên là một trong các tiêu chuẩn buộc phải có đối với một trường
đại học, các chỉ số về đội ngũ giảng viên không chỉ là số lượng, mà còn là chất
lượng và cơ cấu đội ngũ. Đội ngũ giảng dạy chất lượng cao là nhân tố cơ bản
trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
- Ưu tiên đào tạo cán bộ giảng dạy có trình độ
Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh những chuyên ngành là thế mạnh của trường và những
ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.
- Tuyển mới những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
mới ra trường để đưa đi đào tạo sau đại học.
- Mời gọi và tuyển dụng các Tiến sĩ là người địa
phương đang công tác ở các trường đại học và cao đẳng ở Cần Thơ và TPHCM.
- Thực hiện chính sách ưu đãi trong tuyển dụng
người có trình độ sau đại học.
2. Xây dựng cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là phương tiện và là công cụ hỗ
trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập, là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hiện nay cơ sở vật chất của một số trường
còn hạn chế nhiều mặt, chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu chuẩn hoá của một trường
đại học, cao đẳng theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa tạo được
điều kiện tốt nhất cho giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Điều
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu chưa đáp ứng
tốt. Hiện tại các phòng máy tính, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đã được
trang bị khá lâu, khá lạc hậu so với hiện nay, các trang thiết bị hiện đại chưa
đầy đủ; vì vậy cần phải có nguồn kinh phí lớn để bổ sung mới các trang thiết bị
cần thiết cho việc hỗ trợ giảng dạy và học tập theo phương pháp đổi mới.
3. Xây dựng giáo trình, chương trình:
Để nâng cao chất lượng đào tạo, vấn đề cần quan
tâm đầu tiên là phải đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Nội
dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ
thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền
thống tốt đẹp bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù
hợp với sự phát triển và tâm sinh lý người học./.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Hồng
|