ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1157/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 24 tháng 5 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
1956/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 971/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày
01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
2265/QĐ-UBND ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long;
Căn cứ Công văn số
4577/BNV-ĐT ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 206/TTr-SNV
ngày 19/5/2016 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020 theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
(kèm theo Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020, số 102/KH-SNV ngày 19/5/2016 của Sở Nội vụ).
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì
phối hợp cùng Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết
định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 109/KH-SNV
|
Vĩnh Long, ngày 19 tháng 5 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1157/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Căn
cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ;
Căn
cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 22/10/2010 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn
cứ Thông tư 139/2010/TT-BNV, ngày 21/9/2010 của Bộ Nội vụ quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân
sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Thực
hiện Công văn số 4577/BNV-ĐT, ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn
xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020,
Sở
Nội vụ tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, như sau:
I. QUAN ĐIỂM:
Nhằm
đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh
cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên
môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1.
Mục tiêu: Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về
chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.
2.
Yêu cầu:
-
Xây dựng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ;
-
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải đúng quy định, đúng đối tượng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo bám sát nhu cầu cán bộ,
công chức và tình hình thực tế của địa phương;
-
Đạt chuẩn và từng bước vượt chuẩn các chức danh theo quy định, đáp ứng các tiêu
chí về nông thôn mới.
III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:
1.
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
a)
Cán bộ xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ
tịch Hội Cựu chiến binh.
b)
Công chức xã gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn
hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê.
2.
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
Phấn
đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:
-
100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90%
công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.
-
100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
-
Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức,
kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
IV. SỐ LƯỢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ:
1.
Số lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:
a)
Đào tạo: 506 lượt
-
Về chuyên môn: 255 lượt, trong đó: Sau đại học 141 lượt, đại học 98 lượt, cao đẳng
06 lượt, trung cấp 10 lượt.
-
Về lý luận chính trị: 251 lượt, trong đó: Cao cấp 183 lượt; trung cấp 68 lượt.
b)
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng: 6.940 lượt (theo bộ tài liệu đã được Bộ Nội vụ
ban hành và các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khác).
(Đính
kèm phụ lục I, II).
2.
Chế độ chính sách: Thực hiện theo Hướng dẫn
Liên ngành số 97/HDLN-STC-SNV, ngày 28/01/2015 của Sở Tài chính và Sở Nội vụ
quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn trong nước của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
3.
Kinh phí: Từ ngân sách của Trung ương và từ
ngân sách tỉnh cấp cho Đề án đào tạo nghề nông
thôn (đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã) khoảng 8 tỷ đồng; ngân
sách tỉnh cấp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không nằm trong Đề án đào tạo
nghề nông thôn khoảng 22 tỷ đồng.
V. CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP:
-
Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và của mỗi cán bộ, công chức cấp xã
về quyền và trách nhiệm của việc học tập;
-
Quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức đối với cán bộ, công chức được cử
đi đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan có liên quan với cơ sở đào tạo trong việc cử cán bộ, công chức đi học
và quản lý quá trình học tập, chấp hành nội quy của cán bộ, công chức; báo cáo
về cơ quan đơn vị đối với cán bộ, công chức được cử đi học nhưng không đi học
và không có lý do chính đáng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng;
-
Phổ biến các văn bản quy định của nhà nước, của tỉnh về tiêu chuẩn chức danh, chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng.... tới đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời xiết chặt quản lý việc tuyển dụng, bố
trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã
trong đó cần nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cho từng chức danh;
-
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ năm
2016-2020;
-
Tạo điều kiện, đưa những cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, chính trị; chưa bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định;
-
Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức khảo sát, đánh giá để chỉnh sửa, hoàn thiện các bộ tài liệu đã ban hành trong giai đoạn 2011-2015, xây
dựng nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu theo hướng cập nhật
kiến thức, nâng cao kỹ năng cho cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn
2016-2020;
-
Tăng cường kiểm tra, đánh giá bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại địa phương;
-
Huy động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã;
-
Tăng cường bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của kế hoạch đề
ra.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.
Sở Nội vụ:
-
Hàng năm, sau khi được thông báo giao chỉ tiêu kinh phí, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh) tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt
để triển khai thực hiện;
-
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cử cán bộ, giảng viên của địa phương tham gia các lớp tập huấn chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức (nếu có);
-
Phối hợp với các Trường, Trung tâm, Viện, Công ty... mở lớp theo kế hoạch được
phê duyệt;
-
Định kỳ tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 và
Bộ Nội vụ;
-
Thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
2.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
-
Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh và Tổng cục Dạy nghề;
-
Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải
pháp và hoạt động của kế hoạch.
3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã theo quy định của pháp luật. Giao chỉ tiêu nguồn vốn để xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
4.
Sở Tài chính:
- Thẩm
định và trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;
-
Xem xét các chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức cấp xã được đi đào
tạo, bồi dưỡng;
-
Hỗ trợ Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ kết quả thực hiện kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã hàng năm và giai đoạn.
5.
UBND các huyện, thành phố, thị xã:
-
Rà soát những cán bộ, công chức cấp xã hiện tại chưa đạt chuẩn theo quy định; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và giai
đoạn; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi
dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định;
-
Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với UBND cấp xã chọn, cử cán bộ, công chức cấp xã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức
danh, đối tượng, số lượng theo thông báo chiêu sinh của cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền;
-
Chỉ đạo, quản lý cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải
tham dự đầy đủ theo đăng ký;
-
Quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã theo quy định; bố trí sử dụng có hiệu quả
theo quy hoạch sau đào tạo;
-
Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả kế
hoạch;
-
Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng thực hiện kế hoạch theo định kỳ hàng năm và
giai đoạn về Sở Nội vụ (trước ngày 30/11 hàng năm và giai đoạn).
Trên
đây là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn
2016-2020, đề nghị các sở, ngành tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố,
thị xã căn cứ thực hiện, trong quá trình thực hiện, có khó khăn vướng mắc phản
ánh về Sở Nội vụ, để tổng hợp xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kịp thời./.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hiếu Nghĩa
|