KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1154/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGẠCH
KIỂM TOÁN VIÊN DỰ BỊ
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV
ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Tài liệu
chương trình bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên dự bị".
Điều 2.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm
toán Nhà nước, Trưởng Ban xây dựng Chương trình bồi dưỡng các ngạch Kiểm toán
viên Nhà nước, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Thủ trưởng các
đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Trung tâm KH&BDCB (05);
- Lưu: VT, TCCB (05).
|
KT.
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Đoàn Xuân Tiên
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGẠCH KIỂM TOÁN VIÊN DỰ BỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-KTNN ngày 24 tháng 6 năm 2013 của
Tổng Kiểm toán Nhà nước)
I. ĐỐI TƯỢNG
BỒI DƯỠNG
Công chức mới được tuyển dụng
vào Kiểm toán Nhà nước thông qua thi tuyển, được phân công làm nghiệp vụ kiểm
toán và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn khối kinh tế hoặc khối kỹ
thuật của Kiểm toán Nhà nước.
II. MỤC TIÊU
BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị những kiến thức, kỹ
năng nghiệp vụ cơ bản và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu công
việc đối với công chức ngạch Kiểm toán viên dự bị.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trang bị cho học viên một số
kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị
trực thuộc; quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước, quy chế tổ chức và hoạt
động của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán.
b) Trang bị những kiến thức cơ
bản về quy trình, chuẩn mực, bằng chứng kiểm toán, giúp cho học viên nắm được
phương pháp kiểm toán và phương pháp thu thập số liệu, phân tích bằng chứng
kiểm toán.
c) Hình thành kỹ năng nghiệp vụ
cần thiết, gắn với chức trách nhiệm vụ của Kiểm toán viên dự bị trong hoạt động
kiểm toán.
d) Hình thành những phẩm chất,
đạo đức, nhân cách cần thiết của công chức kiểm toán viên nhà nước.
III. YÊU CẦU
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung chương trình bám sát
nhiệm vụ, chức trách ngạch Kiểm toán viên dự bị theo quy định của Luật Kiểm
toán nhà nước; thiết thực, cụ thể để sau khi học xong học viên có thể vận dụng
vào thực tiễn.
2. Bố trí khoa học và hợp lý
giữa các khối kiến thức, cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
3. Kết cấu chương trình theo
hướng mở, dễ cập nhật, bổ sung trong các giai đoạn sau này cho phù hợp.
IV. PHƯƠNG
PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình
được cấu trúc theo từng phần kiến thức, bao gồm kiến thức chung đến các kỹ năng
chuyên sâu đối với từng lĩnh vực cụ thể; bao gồm học lý thuyết và thảo luận,
thực hành.
V. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng
kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình
gồm 6 chuyên đề
b) Thời gian bồi dưỡng
- Tổng thời
gian: 170 tiết
- Phân bổ thời
gian
+Thời gian lý
thuyết: 96 tiết
+ Thảo luận,
thực hành: 48 tiết
+ Khai giảng,
phổ biến quy chế học tập: 02 tiết
+ Ôn tập, thi
cuối khóa: 20 tiết
+ Bế giảng trao
chứng chỉ: 04 tiết
VI. ĐÁNH GIÁ
HỌC TẬP
1. Đánh giá học tập của học viên
thông qua đánh giá ý thức của người học, học viên vi phạm quy chế học tập của
cơ sở đào tạo bồi dưỡng thì bị xử lý theo quy định.
2. Đánh giá khóa học: Kết thúc
khóa học, học viên làm 01 bài thi viết tổng hợp (4 tiết), chấm thang điểm 10.
Học viên đạt khóa học là người có điểm thi từ 5 điểm trở
lên, được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên
dự bị; học viên không đạt là người có bài thi dưới điểm 5. Học viên nào
không đạt phải ôn tập và thi lại.
MỤC LỤC
Chuyên đề 1
|
Tổ chức và hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội chính của chuyên đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
1
|
Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước……
|
2
|
Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
|
3
|
Quá trình hình thành và phát
triển về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
|
4
|
Cơ sở pháp lý cho tổ chức và
hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
|
5
|
Kết quả đạt được trong tổ chức
và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
|
6
|
Hạn chế về tổ chức và hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước
|
7
|
Một số giải pháp nhằm phát
triển và hoàn thiện các bộ máy tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
|
8
|
Quy chế làm việc của Kiểm toán
Nhà
|
9
|
Quy chế tổ chức và hoạt động
của Đoàn Kiểm toán Nhà nước
|
IV
|
Bài tập, tình huống thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|
|
Phụ lục
|
Chuyên đề 2
|
Văn hóa ứng xử và đạo đức
nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội dung chính của
chuyên đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
1
|
Tổng quan về văn hóa ứng xử,
đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước
|
2
|
Yêu cầu, nội dung văn hóa ứng
xử và nội dung đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước
|
3
|
Sự cần thiết phải ban hành quy
tắc ứng xử
|
4
|
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu
chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước
|
5
|
Nội dung quy tắc ứng xử và đạo
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
|
IV
|
Bài tập, tình huống thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|
Chuyên đề 3
|
Chuẩn mực kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội dung chính của
chuyên đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
1
|
Khái niệm chuẩn mực kiểm toán
|
2
|
Giới thiệu khái quát các hệ
thống chuẩn mực kiểm toán của các tổ chức quốc tế và Việt Nam
|
3
|
Nội dung các chuẩn mực kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước
|
IV
|
Bài tập, tình huống thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|
Chuyên đề 4
|
Quy trình kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội dung chính của
chuyên đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
Phần thứ nhất
|
Một số vấn đề chung về quy
trình kiểm toán
|
A
|
Các loại hình kiểm toán
|
B
|
Quy trình kiểm toán
|
Phần thứ hai
|
Quy trình kiểm toán của Kiểm
toán Nhà nước
|
A
|
Một số vấn đề chung về quy
trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
|
B
|
Trình tự, nội dung và thủ tục
chuẩn bị kiểm toán
|
C
|
Trình tự, thủ tục thực hiện
kiểm toán
|
D
|
Trình tự, thủ tục lập và gửi
báo cáo kiểm toán
|
Đ
|
Trình tự, thủ tục kiểm tra
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
|
Phần thứ ba
|
Quy trình kiểm toán trong một
số lĩnh vực
|
A
|
Quy trình kiểm toán ngân sách
nhà nước
|
B
|
Quy trình kiểm toán quyết toán
ngân sách nhà nước
|
C
|
Quy trình kiểm toán doanh
nghiệp nhà nước
|
D
|
Quy trình kiểm toán đầu tư xây
dựng công trình
|
Đ
|
Quy trình kiểm toán chương
trình mục tiêu quốc gia
|
E
|
Quy trình kiểm toán tổ chức
tài chính, ngân hàng
|
IV
|
Bài tập, tình huống thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|
Chuyên đề 5
|
Phương pháp và kỹ năng thu
thập bằng chứng kiểm toán
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội dung chính của
chuyên đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
1
|
Những vấn đề chung về bằng
chứng kiểm toán
|
2
|
Các phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm toán
|
3
|
Các kỹ năng cơ bản trong thu
thập bằng chứng kiểm toán
|
IV
|
Bài tập, tình huống thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|
Chuyên đề 6
|
Mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán
và nhật ký kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước
|
I
|
Mục tiêu
|
II
|
Những nội dung chính của chuyên
đề
|
III
|
Nội dung chuyên đề
|
1
|
Hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán
Nhà nước
|
2
|
Vai trò, yêu cầu của mẫu biểu
hồ sơ kiểm toán
|
3
|
Khái quát về hệ thống mẫu biểu
hồ sơ kiểm toán
|
4
|
Mục đích, yêu cầu, nội dung,
phương pháp ghi chép của các mẫu biểu hồ sơ kiểm toán
|
5
|
Mục đích, yêu cầu, nội dung,
phương pháp ghi chép Nhật ký làm việc của kiểm toán viên
|
IV
|
Câu hỏi, bài tập thảo luận,
thực hành
|
V
|
Tài liệu tham khảo
|