Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phát triển bò cái nền trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 1133/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/04/2022
Ngày có hiệu lực 04/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1133/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BÒ CÁI NỀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tchức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc;

Căn cứ các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội: số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sn phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của SNông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s 95/TTr-SNN ngày 15/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển bò cái nền trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp UBND các huyện thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Kho bạc Nhà nước Hà Nội; UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND TP (để báo cáo);
- Chtịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KT
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Mạnh Quyền

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN BÒ CÁI NỀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1133/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển bò cái nền trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 với các nội dung như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu chung

- Phát triển, giữ ổn định đàn bò trên địa bàn Thành phố khoảng 150-160 ngàn con, trong đó, đàn bò cái sinh sản 120-150 ngàn con, là nguồn nguyên liệu tốt đthực hiện các chương trình lai tạo với các giống bò thịt, bò sữa cao sản và sản xuất con giống phục vụ chăn nuôi bò thịt cho Thành phố.

- Nâng cao chất lượng đàn bò cái sinh sản bằng cách từng bước đưa tinh bò đực Senepol - giống bò có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các giống bò zebu như: chất lượng thịt ngon, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn, thvóc lớn hơn, chng chịu bệnh tật tốt và phù hợp với các vùng sinh thái, tập quán của người chăn nuôi (từ Zebu hóa sang Senepol hóa), phấn đấu tỷ lệ Senepol hóa đàn bò trên địa bàn Thành phố đạt 25% vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng khối lượng trung bình của đàn bò cái nn sinh sản từ 250kg - 300kg/con (đàn bò chủ yếu các giống zebu) lên đạt khối lượng từ 300kg - 350kg/con (tỷ lệ đàn bò F1 Sennepol chiếm 25% vào năm 2025).

- Tăng khối lượng bình quân của bê sơ sinh từ khoảng 20 kg/con hiện nay lên 23-25kg/con.

- Lai tạo ra được 88.200 bò F1 Senepol, trong đó: 44.100 con bò cái nền sinh sn F1 Senepol phục vụ lai tạo đcải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò cái nền sinh sản; 44.100 con bò đực F1 Senepol, cung cấp ra thị trường khoảng 26.000 tấn thịt bò chất lượng cao.

- Các hộ chăn nuôi tham gia Kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh tế khoảng 930 tỷ đồng, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

3. Yêu cầu

Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, theo đúng quy định của pháp luật.

[...]