ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1110/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
15 tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG HỆ
THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà
soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn
2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số
316/KH-UBND ngày 25/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn
2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Quyết định số
1380/QĐ-UBND ngày 25/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính nội
bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Quyết định số
306/QĐ-UBND ngày 27/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thông qua phương án
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 129/TTr-SLĐTBXH ngày
08/7/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ sửa đổi, bổ sung trong hệ
thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các thủ tục hành chính
nội bộ có số thứ tự 03, 06 lĩnh vực Lao động và thủ tục hành chính nội bộ số thứ
tự số 07 lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp tại Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày
25/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ
trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Thủ
trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ
tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC (VPCP);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP; các phòng, ban, TT;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuyết Minh
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày 15/7/2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Miễn nhiệm hòa giải viên lao
động
|
Lao động
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
2
|
Miễn nhiệm trọng tài viên lao
động
|
Lao động
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
3
|
Chấp thuận chủ trương bổ sung
địa điểm đào tạo mới trên địa bàn tỉnh đối với trường cao đẳng
|
Giáo dục nghề nghiệp
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Miễn
nhiệm hòa giải viên lao động
a) Trình tự thực hiện
* Đối với trường hợp có
đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động:
- Bước 1: Trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của
hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
- Bước 2: Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với các
trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
* Đối với các trường hợp
khác:
- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn
Hòa giải viên lao động theo quy định tại Điều 92 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động[1].
- Có hành vi vi phạm pháp luật
làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật.
- Có 02 năm bị đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
- Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ
02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp
về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế
quản lý hòa giải viên lao động.
Trình tự thực hiện đối với
các đối tượng khác, như sau:
- Bước 1: Trong thời hạn 22
ngày làm việc căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
và kết quả rà soát, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
- Bước 2: Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với các
trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi trực tiếp tại Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại địa chỉ: Số 829 Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thành
phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- Qua dịch vụ Bưu chính.
- Qua hệ thống điều hành tác
nghiệp: https://sldtbxhbinhphuoc.vnptioffice.vn.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với hòa giải viên lao
động tự nguyện không làm hòa giải viên lao động: đơn xin thôi làm hòa giải
viên lao động.
- Đối với hòa giải viên lao
động vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích Nhà nước
khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động: văn bản báo cáo của
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với hòa giải viên lao
động có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ: văn bản báo cáo của
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với hòa giải viên lao
động từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng:
văn bản báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Số lượng: 01 (một)
bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Đối với trường hợp có đơn xin
thôi làm hòa giải viên lao động: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề
nghị.
- Đối với các trường hợp còn lại:
32 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân, tổ chức.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp thực hiện:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Hòa giải viên lao động miễn nhiệm
khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đơn xin thôi làm hòa giải
viên lao động;
- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn
quy định tại Điều 92 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều
kiện lao động và quan hệ lao động.
- Có hành vi vi phạm pháp luật
làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
- Có 02 năm bị đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
- Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ
02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh
chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại
quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Bộ luật Lao động ngày
20/11/2019;
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
2. Miễn
nhiệm trọng tài viên lao động
a) Trình tự thực hiện
* Đối với trường hợp có
đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động:
- Bước 1: Trong thời hạn 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động của
trọng tài viên lao động, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có văn bản báo
cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao
động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi với cơ quan đề cử và đề nghị
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao
động.
- Bước 3: Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài
viên lao động.
* Đối với các trường hợp
khác:
- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn,
điều kiện trọng tài viên lao động theo quy định tại Điều 98 Nghị định số
145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động[2];
- Cơ quan đề cử có văn bản đề
nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động;
- Có hành vi vi phạm pháp luật
làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ của trọng tài viên lao động theo quy định của pháp luật;
- Có 02 năm bị đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
Trình tự thực hiện tuân thủ
các bước, như sau:
- Bước 1: Trong thời hạn 22
ngày làm việc căn cứ văn bản báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động
và kết quả rà soát, làm việc, trao đổi với cơ quan đề cử, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn
nhiệm trọng tài viên lao động.
- Bước 2: Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài
viên lao động.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi trực tiếp tại Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại địa chỉ: 829 QL 14, Tân Bình, Đồng Xoài, Bình Phước;
- Qua dịch vụ Bưu chính;
- Qua hệ thống điều hành tác
nghiệp: https://sldtbxhbinhphuoc.vnptioffice.vn.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với trọng tài viên lao
động tự nguyện xin thôi làm trọng tài viên lao động: đơn xin thôi làm trọng
tài viên lao động; văn bản đề nghị miễn nhiệm trọng tài viên lao động của Chủ tịch
Hội đồng trọng tài lao động; văn bản trao đổi của cơ quan đề cử.
- Đối với trọng tài viên lao
động do cơ quan đề cử có văn bản đề nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao
động: văn bản đề nghị miễn nhiệm của cơ quan đề cử; báo cáo của Chủ tịch Hội
đồng trọng tài lao động.
- Đối với trọng tài viên lao
động có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi
ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định
của pháp luật: báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động; văn bản
trao đổi của cơ quan đề cử.
- Đối với trọng tài viên lao
động có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của
Hội đồng trọng tài lao động: báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động;
văn bản trao đổi của cơ quan đề cử.
* Số lượng: 01 (một)
bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Đối với trường hợp có đơn xin
thôi làm trọng tài viên lao động: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề
nghị.
- Đối với các trường hợp còn lại:
32 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân, tổ chức.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp thực hiện:
Cơ quan đề cử trọng tài viên lao động, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định miễn nhiệm Trọng tài viên lao động.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Trọng tài viên lao động miễn
nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đơn xin thôi làm trọng tài
viên lao động;
- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định tại Điều 98 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều
kiện lao động và quan hệ lao động;
- Cơ quan đề cử có văn bản đề
nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động;
- Có hành vi vi phạm pháp luật
làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ của trọng tài viên lao động theo quy định của pháp luật;
- Có 02 năm bị đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Bộ luật Lao động ngày 20
tháng 11 năm 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày
14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
3. Chấp
thuận chủ trương bổ sung địa điểm đào tạo mới trên địa bàn tỉnh đối với trường
cao đẳng
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trường cao đẳng chuẩn
bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tại địa chỉ: số 829, quốc lộ 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng
Xoài, tỉnh Bình Phước. Bộ phận tiếp công dân tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ; đồng
thời, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn trong thời gian 0,5 ngày làm việc. Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 0,5
ngày làm việc, lãnh đạo phòng chuyên môn phân công công chức tham mưu giải quyết.
- Bước 3: Trong thời hạn 5,5
ngày làm việc, công chức được giao tham mưu giải quyết kiểm tra hồ sơ, báo cáo
lãnh đạo phòng và tiến hành kiểm tra thực tế địa điểm đào tạo xin chấp thuận chủ
trương của trường cao đẳng.
- Bước 4: Trong 03 ngày làm việc,
công chức dự thảo văn bản thuận chủ trương bổ sung địa điểm đào tạo mới trên địa
bàn tỉnh đối với trường cao đẳng trình lãnh đạo phòng duyệt và lãnh đạo phòng
trình lãnh đạo Sở ký, ban hành.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp
công dân Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa chỉ: số 829 Quốc lộ 14,
phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- Qua dịch vụ Bưu chính.
- Qua hệ thống điều hành tác
nghiệp://sldtbxhbinhphuoc.vnptioffice.vn
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ
trương bổ sung địa điểm đào tạo mới của trường cao đẳng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của trường cao đẳng hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng về cơ sở
vật chất kèm hồ sơ chứng minh quyền sở hữu của bên cho thuê;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động
giáo dục nghề nghiệp đang còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Số lượng: 01 (một)
bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 9,5
ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trường cao đẳng.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp thực hiện (nếu
có): Không.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản thuận chủ trương bổ sung địa điểm đào tạo mới trên địa
bàn tỉnh đối với trường cao đẳng.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Trường cao đẳng bổ sung địa điểm
đào tạo mới ngoài địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục
nghề nghiệp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp;
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP
ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Nghị định số 24/2022/NĐ-CP
ngày 06/4/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp./.
[1] (1) Là công
dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự,
có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; (2) Có trình độ đại học trở lên và có ít
nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động; (3)
Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản
án nhưng chưa được xóa án tích.
[2] (1) Là công
dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự
có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm; (2) Có trình độ đại
học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực
có liên quan đến quan hệ lao động; (3) Không thuộc diện đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án
nhưng chưa được xóa án tích; (4) Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa
bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều khoản
2 Điều 185 của Bộ luật Lao động; (5) Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều
tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.