Quyết định 1105/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1105/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/04/2021
Ngày có hiệu lực 14/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Văn Lượng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1105/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; s107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 về Tổ hợp tác;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập th, HTX giai đoạn 2021-2025; số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 15/NQ-HĐND ngày 23/3/2021 thông qua Đề án Phát triển kinh tế tập thtỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025; số 04/2021/NQ-HĐND ngày 23/3/2021 Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh tại Tờ trình s 111/TTr-LMHTX ngày 09/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh là cơ quan thường trực thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTT
Q tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh: Đ/c Tuấn;
- Lưu: VT, CNN&XD, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Lượng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhận thức của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên; Nhà nước đã quan tâm ban hành các chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Khu vực kinh tế tập thể (KTTT), mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng HTX ngày càng tăng, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường; khẳng định vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế, từng bước nâng cao mức sống của thành viên. Các HTX từng bước đổi mới về tổ chức và hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý HTX dần được trẻ hóa, năng động, có trình độ chuyên môn, mạnh dạn trong tổ chức và quản lý HTX. Hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông, lâm nghiệp đã giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động nông thôn, đáp ứng tốt các nhu cầu của thành viên, từng bước xóa bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, để hướng đến liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình và vẫn đảm bảo tính chủ động của kinh tế hộ gia đình; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp và hậu quả có thế kéo dài nhiều năm tới. Trong khi khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động thì khu vực KTTT vẫn tương đối ổn định, khẳng định được rõ hơn vai trò hỗ trợ đối với kinh tế cá thể của các thành viên. Giải pháp lâu dài cho nền kinh tế nước ta tập trung vào an ninh lương thực, an sinh xã hội, liên kết sản xuất, tập trung thị trường trong nước rất phù hợp với bản chất, thế mạnh của mô hình HTX cần được phát huy trong thời gian tới.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể, HTX vẫn còn những hạn chế, yếu kém cân tiếp tục quan tâm hỗ trợ phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức liên quan còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HTX còn nhiều bất cập, công tác phối hợp để củng c, giải quyết các vấn đề liên quan đến HTX ở địa phương còn nhiều khó khăn. Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý HTX còn hạn chế. Phần lớn các tổ chức KTTT, HTX có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền; giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; khả năng cạnh tranh với các khu vực kinh tế khác còn yếu. Mô hình HTX kiểu mới theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự mạnh. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa có nhiều đổi mới; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức... Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục phải quan tâm dành nhiều nguồn lực hỗ trợ để đẩy mạnh quá trình phát triển, hội nhập của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

* Văn bản của Trung ương

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

2. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;

[...]