Quyết định 11/2014/QĐ-UBND sửa trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 11/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/07/2014
Ngày có hiệu lực 17/07/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Hữu Hoài
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2014/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 07 tháng 7 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2007/QĐ-UBND NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2007 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 878/TTr-STP ngày 01 tháng 7 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình như sau:

1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 13 như sau:

"1. Căn cứ chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh có các nhiệm vụ sau:

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản cơ quan nhà nước cấp trên;

b) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;

c) Xây dựng đề cương chi tiết, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ (nếu có);

d) Tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính (nếu có) theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (Nghị định 63/2010/NĐ-CP) và Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

đ) Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản theo quy định tại Điều 15 của Quy định này

e) Tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị có liên quan và chỉnh lý dự thảo.

g) Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự thảo.

h) Giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (Nghị định số 91/2006/NĐ-CP).

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“1. Căn cứ tính chất và nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định việc đưa ra lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh; lựa chọn, quyết định hình thức lấy ý kiến, nội dung cần lấy ý kiến, tổ chức tổng hợp ý kiến và chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến.

2. Việc lấy ý kiến thực hiện thông qua các hình thức được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP.

3. Thời hạn lấy ý kiến và trả lời được thực hiện theo Điều 23 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

4. Khi gửi lấy ý kiến của cơ quan có liên quan và đối tượng chịu sự tác động, cơ quan soạn thảo phải đồng thời gửi Sở Tư pháp để góp ý. Đối với văn bản có quy định về thủ tục hành chính khi gửi lấy ý kiến phải có báo cáo đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 như sau:

"2. Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm:

[...]