Quyết định 1092/QĐ-UBND về Đề án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2018 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 1092/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/05/2018
Ngày có hiệu lực 11/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Xuyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1092/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 11 tháng 5m 2018  

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA, VỤ ĐÔNG NĂM 2018.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 98/TTr- SNNPTNT ngày 27/4/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2018.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các địa phương thực hiện Đề án.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai Đề án tới các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT y ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đoàn thanh niên tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Báo Thái Bình;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NNTNMT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm Văn Xuyên

 

ĐỀ ÁN

SẢN XUẤT VỤ MÙA, VỤ ĐÔNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1092/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ MÙA, VỤ ĐÔNG NĂM 2017

1. Kết quả sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2017:

1.1. Kết quả sản xuất lúa Mùa 2017: Vụ Mùa năm 2017, toàn tỉnh gieo cấy 79.644 ha giảm 726 ha so với vụ Mùa năm 2016.

+ Cơ cấu: Giống lúa chất lượng cao gồm các giống Bắc thơm số 7, T10, RVT, N97, nếp các loại, lúa Nhật... (chiếm 23,95%); giống lúa năng suất gồm các giống BC15, TBR1, TBR225, Thiên ưu 8,... (chiếm 76,05%), trong đó, chủ lực là giống BC15, diện tích 42.058 ha bằng 52,81 %.

+ Phương thức gieo cấy: Chủ yếu bằng phương thức gieo mạ, cấy tay; diện tích cấy bằng máy đạt 1.378 ha chiếm 1,73%; diện tích gieo thẳng 16.180 ha chiếm 20,31%.

+ Năng suất lúa toàn tỉnh đạt 47,25 tạ/ha; sản lượng đạt 375.818 tấn.

+ Tích tụ ruộng đất: Đến vụ Mùa năm 2017, diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô 02 ha trở lên đạt 1.792,8 ha.

1.2. Kết quả sản xuất cây màu vụ Hè và Hè Thu: Diện tích gieo trồng cây màu Hè và Hè Thu đạt 15.941 ha, giảm 543 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 244.133 tấn, giá trị ước đạt 1.004,44 tỷ đồng, giảm 13,75% so với năm 2016; trong đó, diện tích cây màu Hè đạt 10.752 ha, tăng 190 ha so với năm 2016, cây màu Hè trên đất chuyên trồng lúa 1.840 ha, giảm 214 ha so với năm 2016.

1.3. Kết quả sản xuất cây màu vụ Đông: Kết quả, diện tích gieo trồng cây vụ Đông năm 2017 đạt 36.351 ha, vượt 699 ha so với năm 2016, năng suất của hầu hết các cây trồng đều đạt cao, cơ bản được giá. Giá trị sản xuất vụ Đông năm 2017 ước đạt 2.759,102 tỷ đồng (theo giá cố định), tăng 81,427 tỷ (3,04%) so năm 2016.

2. Những khó khăn, tồn tại của Vụ Mùa, vụ Đông năm 2017:

- Thiên tai và dịch bệnh xảy ra liên tục, là một vụ gặp khó khăn nhất trong 5 năm trở lại đây. Từ khi gieo cấy (đầu vụ) đến khi lúa chín đến kỳ thu hoạch (cuối vụ) đều bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa lớn xảy ra trên diện rộng kết hợp với triều cường làm một số diện tích lúa gieo thẳng phải gieo cấy lại và 34.000 ha lúa đã ở giai đoạn chín, gn 12.000 ha cây rau màu bị thiệt hại nghiêm trọng về năng suất; sau nhiu năm không có dịch, sự xuất hiện trở lại của bệnh lùn sọc đen, một số nơi nông dân và chính quyền cơ sở còn chủ quan, chưa chấp hành nghiêm khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

- Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật vất bỏ tràn lan xung kênh mương gây ô nhim môi trường; việc lạm dụng thuốc trừ cỏ để diệt bèo và vệ sinh đồng ruộng, đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn còn xảy ra.

- Thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, và tình trạng sản xuất cầm chừng để giữ đất hình thành và có xu thế tăng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng quanh khu công nghiệp, thành phố.

[...]