Quyết định 109/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
Số hiệu | 109/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/11/2006 |
Ngày có hiệu lực | 12/11/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Văn Thỏa |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2006/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 02 tháng 11 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DƯỚI CẤP TỈNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 64/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của liên Bộ: Xây dựng - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Để thực hiện Thông báo số 419-TB/TU ngày 06/9/2006 thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 03/10/2006 và Thông báo số 410-KL/TU ngày 29/9/2006 thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 27/9/2006 về Đề án quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đến năm 2020 và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
2. Giao Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện đề án.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DƯỚI CẤP TỈNH ĐẾN
NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 109/2006/QĐ-UBND ngày 02/11/2006 của
UBND tỉnh)
A. LÝ DO ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, tỉnh Bình Phước được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.
Tỉnh Bình Phước hiện nay có diện tích tự nhiên là: 687.389 ha (theo số liệu bản đồ 364/CT tháng 8/2006) với dân số là 823.936 người (theo số liệu của Cục Thống kê tháng 12/2005) trong đó có gần 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với 41 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống. Có 240 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Về đơn vị hành chính có: 01 Thị xã, 07 huyện với 82 xã, 04 phường, 08 thị trấn. Tỉnh được công nhận là tỉnh miền núi với 04 huyện (Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long và Bù Đăng) là huyện miền núi, 51 xã miền núi, 15 xã biên giới.
Từ ngày tỉnh được tái lập đến nay, kinh tế - xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đường giao thông và lưới điện quốc gia đã phát triển tới trung tâm các xã trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể các cấp đã được xây dựng, củng cố và nâng dần trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do đặc điểm của tỉnh là tỉnh miền núi, biên giới địa bàn ở nhiều xã có diện tích rộng, dân số tăng nhanh do di dân tự do. Bình quân dân số tăng hàng năm khoảng 30.000 người. Do việc hình thành các khu công nghiệp để phát triển kinh tế, việc hình thành các khu đô thị mới ở các huyện. Do đường biên giới tiếp giáp với vương quốc Campuchia dài, tình hình biên giới còn phức tạp cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, trị an, xã hội trên địa bàn, đòi hỏi chính quyền xã phải gần dân, sát dân để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả hơn.
Với các lý do trên việc quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh từ nay đến năm 2020 làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2006/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 02 tháng 11 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DƯỚI CẤP TỈNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 64/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của liên Bộ: Xây dựng - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Để thực hiện Thông báo số 419-TB/TU ngày 06/9/2006 thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 03/10/2006 và Thông báo số 410-KL/TU ngày 29/9/2006 thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 27/9/2006 về Đề án quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đến năm 2020 và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
2. Giao Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện đề án.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DƯỚI CẤP TỈNH ĐẾN
NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 109/2006/QĐ-UBND ngày 02/11/2006 của
UBND tỉnh)
A. LÝ DO ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, tỉnh Bình Phước được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.
Tỉnh Bình Phước hiện nay có diện tích tự nhiên là: 687.389 ha (theo số liệu bản đồ 364/CT tháng 8/2006) với dân số là 823.936 người (theo số liệu của Cục Thống kê tháng 12/2005) trong đó có gần 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với 41 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống. Có 240 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Về đơn vị hành chính có: 01 Thị xã, 07 huyện với 82 xã, 04 phường, 08 thị trấn. Tỉnh được công nhận là tỉnh miền núi với 04 huyện (Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long và Bù Đăng) là huyện miền núi, 51 xã miền núi, 15 xã biên giới.
Từ ngày tỉnh được tái lập đến nay, kinh tế - xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đường giao thông và lưới điện quốc gia đã phát triển tới trung tâm các xã trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể các cấp đã được xây dựng, củng cố và nâng dần trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do đặc điểm của tỉnh là tỉnh miền núi, biên giới địa bàn ở nhiều xã có diện tích rộng, dân số tăng nhanh do di dân tự do. Bình quân dân số tăng hàng năm khoảng 30.000 người. Do việc hình thành các khu công nghiệp để phát triển kinh tế, việc hình thành các khu đô thị mới ở các huyện. Do đường biên giới tiếp giáp với vương quốc Campuchia dài, tình hình biên giới còn phức tạp cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, trị an, xã hội trên địa bàn, đòi hỏi chính quyền xã phải gần dân, sát dân để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả hơn.
Với các lý do trên việc quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh từ nay đến năm 2020 làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
B. CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP XÃ, HUYỆN:
I. Tiêu chí đối với cấp huyện và cấp xã:
Căn cứ Điều 4, Quyết định số 64/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý. Quy định tiêu chí về diện tích và dân số, cụ thể như sau:
• Huyện vùng đồng bằng: Có diện tích tự nhiên khoảng 20.000 ha đến 45.000 ha, trong đó đất canh tác khoảng 15.000 ha đến 45.000 ha. Dân số khoảng 100.000 đến 200.000 nhân khẩu.
Huyện vùng trung du: Có diện tích tự nhiên khoảng 20.000 ha đến 50.000 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 15.000 ha đến 30.000 ha. Dân số khoảng 80.000 đến 150.000 nhân khẩu.
• Huyện vùng núi thấp: Có diện tích tự nhiên khoảng 40.000 ha đến 60.000 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 10.000 ha đến 25.000 ha. Dân số khoảng 30.000 đến 80.000 nhân khẩu.
• Huyện vùng núi cao : Có diện tích tự nhiên khoảng 50.000 ha đến 70.000 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 10.000 ha đến 25.000 ha. Dân số khoảng 20.000 đến 60.000 nhân khẩu.
• Xã vùng đồng bằng: Có diện tích tự nhiên khoảng 2.000 ha, trong đó đất canh tác khoảng 800 ha đến 1.500 ha. Dân số khoảng 5.000 đến 10.000 nhân khẩu.
• Xã vùng trung du: Có diện tích tự nhiên khoảng 2.000 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 500 ha đến 1.200 ha. Dân số khoảng 6.000 nhân khẩu.
• Xã vùng núi thấp: Có diện tích tự nhiên khoảng 2.500 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 500 ha đến 1.000 ha. Dân số khoảng 4.000 nhân khẩu.
• Xã vùng núi cao: Có diện tích tự nhiên khoảng 3.500 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp khoảng 500 ha đến 1.000 ha. Dân số khoảng 3.000 nhân khẩu.
Quy mô về diện tích và dân số các cấp huyện, xã nói trên là có tính chất hướng dẫn, khi vận dụng vào việc điều chỉnh địa giới hành chính có thể xê dịch tùy theo các điều kiện cụ thể.
Căn cứ Điều 14, Điều 15 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị; Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của liên Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Quy định tiêu chuẩn về đô thị loại IV và đô thị loại V là:
1. Tiêu chuẩn đô thị loại IV:
Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
2. Tiêu chuẩn đô thị loại V:
Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
C. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:
Thực hiện Nghị định số 90/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính Phủ, thị xã Đồng Xoài được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000.
Thị xã Đồng Xoài hiện nay có: Diện tích tự nhiên: 16.957 ha, dân số: 13.840 hộ, 65.054 nhân khẩu; số đơn vị hành chính thị xã Đồng Xoài có: 07 xã, phường. Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, mạng lưới giao thông đô thị, y tế… phát triển. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Các xã: Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân Thành và phường Tân Xuân có diện tích rộng, dân số đông, hàng năm dân số tăng cao do mức độ đô thị hoá tập trung dân cư. Do diện tích rộng, dân số đông, tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn các xã, phường tăng nhanh…, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, phường phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã, phường để thành lập các xã mới và nâng cấp đơn vị hành chính cấp xã lên thành cấp phường là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã: Tân Thành, Tiến Thành, Tiến Hưng và phường Tân Xuân đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã, phường mới và nâng cấp từ cấp xã lên cấp phường. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính phường Tân Xuân, chia phường Tân Xuân thành 02 phường là phường Tân Xuân và phường Tân Thiện. Hiện tại phường Tân Xuân có diện tích tự nhiên là 1.357,85 ha; dân số là 17.189 người. Dự kiến tháng 06/2007 dân số phường Tân Xuân là 18.000 người.
2. Nâng cấp xã Tiến Thành thành phường Tiến Thành: Hiện tại xã Tiến Thành có diện tích tự nhiên là 2.565,86 ha; dân số là 5.508 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Tiến Thành là 8.200 người.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Thành, chia xã Tân Thành thành 2 xã là xã Tân Thành và xã Tân Trung. Hiện tại xã Tân Thành có diện tích tự nhiên là 5.575,82 ha; dân số là 10.861 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Tân Thành là 17.200 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tiến Hưng, chia xã Tiến Hưng thành 2 xã là xã Tiến Hưng và xã Tiến Lợi. Hiện tại xã Tiến Hưng có diện tích tự nhiên là 4.995,41 ha; dân số là 9.400 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Tiến Hưng là 16.200 người.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 thị xã Đồng Xoài sẽ có 10 đơn vị hành chính gồm 06 phường và 04 xã (tăng 02 phường và 01 xã so với thời điểm tháng 9/2006). Năm 2006 hoàn chỉnh thủ tục để điều chỉnh địa giới hành chính phường Tân Xuân chia phường Tân Xuân thành 02 phường là phường Tân Xuân và phường Tân Thiện.
Thực hiện Nghị định số 90/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Đồng Xoài trên cơ sở điều chỉnh diện tích và dân số các xã thuộc huyện Đồng Phú (cũ). Huyện Đồng Phú chuyển về vị trí mới và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000.
Hiện tại huyện Đồng Phú có: Diện tích tự nhiên: 93.542 ha, dân số: 17.978 hộ, 78.839 nhân khẩu; số đơn vị hành chính:11 xã, thị trấn. Trong các năm qua kinh tế, xã hội các xã trên địa bàn huyện phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông nông thôn… phát triển. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do đặc điểm của huyện, các xã: Tân Phước, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hoà, Đồng Tâm có diện tích rộng, dân số đông, hàng năm dân số tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển, tốc độ xây dựng các khu dân cư ở địa bàn các xã tăng nhanh một số xã có tỷ lệ dân số là dân tộc ít người chiếm tỷ lệ cao…, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã để thành lập thêm các xã mới là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã: Tân Phước, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hoà và xã Đồng Tâm có đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 đến năm 2010: Giữ nguyên số đơn vị hành chính như hiện nay.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 đến năm 2015:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Phước, chia xã Tân Phước thành hai xã mới là xã Tân Phước và xã Đồng Tân. Hiện tại xã Tân Phước có diện tích tự nhiên là 9.468,55 ha; dân số 6.471 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Tân Phước là 10.000 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 đến năm 2020:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Hưng, chia xã Tân Hưng thành hai xã là xã Tân Hạnh và xã Suối Nhung. Hiện tại xã Tân Hưng có diện tích tự nhiên là 12.098,35 ha; dân số 3.764 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Tân Hưng là 12.000 người.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Lợi, chia xã Tân Lợi thành hai xã là xã Tân Khánh và xã Thạch Màng. Hiện tại xã Tân Lợi có diện tích tự nhiên là 12.270,48 ha; dân số 2.848 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Tân Lợi là 10.000 người.
3. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Hoà, chia xã Tân Hoà thành hai xã là xã Tân Hoà và xã Hoà Hiệp. Hiện tại xã Tân Hoà có diện tích tự nhiên là 13.568,78 ha; dân số 3.115 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Tân Hoà là 12.000 người.
4. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đồng Tâm, chia xã Đồng Tâm thành hai xã là xã Đồng Tâm và xã Lam Sơn. Hiện tại xã Đồng Tâm có diện tích tự nhiên là 8.948,17 ha; dân số 6.911 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Đồng Tâm là 18.000 người.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Đồng Phú sẽ có 16 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 15 xã (tăng 05 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
Thực hiện Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ, huyện Chơn Thành được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2003.
Huyện Chơn Thành hiện nay có: Diện tích tự nhiên: 41.865 ha, dân số 13.758 hộ, 61.168 nhân khẩu; số đơn vị hành chính huyện có 09 xã, thị trấn. Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn…phát triển, việc hình thành các khu công nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện tăng nhanh. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn xã, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hoá nhanh nên dân số hàng năm ở các xã tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã, để thành lập các đơn vị hành chính mới và nâng cấp đơn vị hành chính cấp xã lên thành thị trấn là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã: Minh Hưng, Tân Quan, Thành Tâm và xã Minh Lập đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới và nâng cấp từ cấp xã lên thị trấn. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
1. Điều chỉnh một phần diện tích và dân số thị trấn Chơn Thành nhập vào xã Minh Hưng, chia xã Minh Hưng thành 02 xã là xã Hưng Long và xã Minh Hưng. Hiện tại xã Minh Hưng có diện tích tự nhiên là 6.189,16 ha; dân số 12.988 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Minh Hưng là16.000 người.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Quan, chia xã Tân Quan thành 02 xã là xã Quang Minh và xã Tân Quan. Hiện tại xã Tân Quan có diện tích tự nhiên là 5.782,68 ha; dân số 6.659 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Tân Quan là 9.500 ngươi.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
Nâng cấp xã Thành Tâm lên thị trấn Thành Tâm. Hiện tại xã Thành Tâm có diện tích tự nhiên là 4.053,92 ha; dân số: 4.345 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Thành Tâm là12.000 người. Do Khu công nghiệp Chơn Thành nằm tại địa bàn xã Thành Tâm, do việc xây dựng khu công nghiệp, việc quy hoạch các khu dân cư tập trung nên dân số của xã tăng nhanh, kinh tế của xã phát triển, việc thành lập thị trấn để tăng cường quản lý, phát triển kinh tế là phù hợp.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
1. Nâng cấp xã Hưng Long lên thành thị trấn Hưng Long: Xã Hưng Long được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Minh Hưng và một phần diện tích và dân số của thị trấn Chơn Thành là khu vực tập trung khu công nghiệp, mức độ đô thị hoá nhanh, dân số nhất là số lượng công nhân ở khu công nghiệp tăng nhanh và do việc hình thành các trang trại, việc quy hoạch một số khu dân cư dọc trục đường Quốc lộ 13 việc nâng cấp xã Hưng Long lên thành thị trấn Hưng Long là phù hợp. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Hưng Long là 15.000 người. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, xã Hưng Long đủ các điều kiện để nâng cấp thành thị trấn.
2. Nâng cấp xã Minh Lập lên thành thị trấn Minh Lập: Hiện tại xã Minh Lập có diện tích tự nhiên là 4.993,01 ha; dân số 6.392 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Minh Lập là 12.000 người. Việc nâng cấp xã Minh lập thành thị trấn Minh Lập tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng khu vực phía đông huyện Chơn Thành.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Chơn Thành sẽ có 11 đơn vị hành chính trong đó có 04 thị trấn, 07 xã (tăng 02 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
Sau khi thành lập huyện Chơn Thành trên cơ sở điều chỉnh diện tích và dân số của huyện Bình Long theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ. Huyện Bình Long còn lại: Diện tích tự nhiên 76.091 ha; dân số: 31.094 hộ, 141.609 nhân khẩu; số đơn vị hành chính: 14 xã, thị trấn. Trong những năm qua kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn… phát triển, việc hình thành các Khu công nghiệp, Khu Nhà máy xi măng Bình Phước trên địa bàn tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong các năm qua đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn xã, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hoá, dân số hàng năm ở các xã tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển. Do địa bàn ở nhiều xã có diện tích rộng, dân số đông, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả.
Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập các đơn vị hành chính mới, nâng cấp đơn vị hành chính cấp xã lên thành thị trấn và việc tái lập thị xã Bình Long là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã: Minh Đức, Tân Hưng, Tân Khai và xã Thanh Lương đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới và nâng cấp từ cấp xã lên thị trấn. Khu vực thị trấn An Lộc và vùng phụ cận đủ các tiêu chí để tái lập thị xã. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn từ nay đến năm 2020:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Minh Đức, chia xã Minh Đức thành 2 xã là xã Minh Đức và xã Minh Tâm. Hiện tại xã Minh Đức có diện tích tự nhiên là 12.537,93 ha; dân số 9.872 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Minh Đức là 12.000 người.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Hưng, chia xã Tân Hưng thành 2 xã là xã Tân Hưng và xã Tân Hồ. Hiện tại xã Tân Hưng có diện tích tự nhiên là 9.635,45 ha; dân số 11.132 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Tân Hưng là 17.000 người.
2. Nâng cấp xã Tân Khai thành thị trấn Tân Khai. Hiện tại xã Tân Khai có diện tích tự nhiên là 4.281,27 ha; dân số 10.767 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Tân Khai là 15.000 người. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn khu công nghiệp tăng cao việc nâng cấp xã Tân Khai thành thị trấn làm động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phía Nam huyện Bình Long phát triển.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
Nâng cấp xã Thanh Lương thành thị trấn Thanh Lương. Hiện tại xã Thanh Lương có diện tích tự nhiên là 5.252,21 ha; dân số 14.054 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Thanh Lương là 22.000 người. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn phát triển mạnh, việc nâng cấp xã Thanh Lương thành thị trấn làm động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phía Bắc huyện Bình Long phát triển.
2. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện:
Hiện tại huyện Bình Long có diện tích tự nhiên là 76.091,96 ha; dân số 143.942 người. Số đơn vị hành chính huyện Bình Long hiện nay 14 xã, thị trấn. Dự kiến đến năm 2010 dân số của huyện Bình Long là 165.000 người. Dân số tăng do tăng tự nhiên, tăng cơ học và tăng do việc di dân tự do, việc hình thành các trang trại, việc quy hoạch một số khu dân cư dọc trục đường Quốc lộ 13 và việc hình thành các Khu công nghiệp, Khu Nhà máy xi măng Bình Phước. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn huyện tăng nhanh, do diện tích của huyện rộng, dân số đông… Để thuận tiện trong công tác quản lý của chính quyền các cấp. Việc điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập thị xã Bình Long là phù hợp với sự phát triển của huyện.
Việc tái lập thị xã và thành lập các phường thuộc thị xã Bình Long tiến hành như sau:
Giai đoạn từ năm 2006 - 2010: Hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ cho tái lập thị xã Bình Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Lộc và một phần diện tích và dân số của các xã Thanh Lương, An Phú, Thanh Bình, Tân Lợi. Hiện tại khu vực dự định tái lập thị xã Bình Long có diện tích tự nhiên 14.568,85 ha; dân số 50.174 người, dự kiến năm 2010 dân số khu vực thị xã là 60.000 người. Về diện tích và dân số khu vực tái lập thị xã Bình Long, giai đoạn từ 2006 đến 2010 đủ các tiêu chí để tái lập thị xã. Trên cơ sở diện tích và dân số của thị trấn An Lộc hiện nay, thành lập thêm 04 phường thuộc thị xã Bình Long. Trước mắt từ nay đến năm 2007 hoàn tất các thủ tục trình các cơ quan có liên quan ở tỉnh và ở Trung ương nâng cấp khu vực thị trấn An Lộc từ đô thị loại V lên thành đô thị loại IV.
Phần diện tích và dân số còn lại của huyện Bình Long (sau khi tái lập thị xã) gọi là huyện Hớn Quản. Huyện Hớn Quản có tổng diện tích tự nhiên là 61.523,11 ha; dân số 93.768 người, đủ các tiêu chí về diện tích và dân số của một huyện.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Bình Long sẽ có 02 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (trong đó 01 thị xã và 01 huyện); 20 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 03 thị trấn, 13 xã và 04 đơn vị hành chính cấp phường thuộc thị xã Bình Long (tăng 01 thị xã, 03 xã và 04 phường thuộc thị xã so với thời điểm tháng 9/2006).
Lộc Ninh là huyện miền núi, biên giới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/02/1978 theo Quyết định số 34/CP của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Huyện Lộc Ninh hiện nay có diện tích tự nhiên: 85.395 ha; dân số 25.381 hộ, 110.880 nhân khẩu; số đơn vị hành chính: 15 xã, thị trấn. Một số xã như Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thành là xã biên giới, miền núi có diện tích rộng, dân số đông, hàng năm dân số tăng cao do tăng tự nhiên, tăng cơ học và tăng do việc di dân tự do. Việc hình thành các trang trại, việc quy hoạch một số khu dân cư dọc trục đường Quốc lộ 13 và việc hình thành các khu công nghiệp nhỏ. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn các xã trong huyện tăng nhanh, do đường biên giới các xã Lộc Tấn, Lộc Thành tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài, tình hình biên giới còn phức tạp cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thành để thành lập các đơn vị hành chính mới là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Dự kiến từ nay đến năm 2020 các xã Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thành đủ các tiêu chí về diện tích và dân số để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới. Cụ thể như sau:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Lộc Quang, chia xã Lộc Quang thành 02 xã là xã Lộc Quang và xã Quang Hưng. Hiện tại xã Lộc Quang có diện tích tự nhiên là 7.512,12 ha; dân số 11.459 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Lộc Quang là là 13.000 người.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Lộc Tấn, chia xã Lộc Tấn thành 02 xã là xã Lộc Tấn và xã Hoa Lư. Hiện tại xã Lộc Tấn có diện tích tự nhiên là 12.246,34 ha; dân số 10.337 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Lộc Tấn là 15.000 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Lộc Thành, chia xã Lộc Thành thành 02 xã là xã Lộc Thành và xã Lộc Thọ. Hiện tại xã Lộc Thành có diện tích tự nhiên là 12.705,83 ha; dân số: 6.473 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Lộc Thành là 14.000 người.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Lộc Ninh sẽ có 18 đơn vị hành chính trong đó có 01 thị trấn, 17 xã (tăng 03 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
Bù Đốp là huyện miền núi, biên giới được thành lập theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2003.
Huyện Bù Đốp hiện nay có diện tích tự nhiên là: 37.926 ha; dân số: 10.928 hộ, 48.572 nhân khẩu; số đơn vị hành chính: 07 xã, thị trấn. Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn… phát triển. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hoá, việc hình thành các khu kinh tế - quốc phòng nên dân số hàng năm ở các xã tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển. Do đường biên giới trên địa bàn huyện các xã tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài, tình hình an ninh biên giới còn phức tạp, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý khu vực biên giới, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập các xã mới là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 xã Thiện Hưng và xã Phước Thiện đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010: Giữ nguyên số đơn vị hành chính của huyện như hiện nay.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Thiện Hưng, chia xã Thiện Hưng thành 02 xã là xã Thiện Hưng và xã Thiện Cư. Hiện tại xã Thiện Hưng có diện tích tự nhiên là 5.033,97 ha; dân số 10.696 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Thiện Hưng là 14.000 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Phước Thiện chia xã Phước Thiện thành 02 xã là xã Phước Thiện và xã Hưng Thiện. Hiện tại xã Phước Thiện có diện tích tự nhiên là 13.781,66 ha; dân số 3.478 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Phước Thiện là 12.000 người.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Bù Đốp sẽ có 09 đơn vị hành chính gồm 08 xã, 01 thị trấn (tăng 02 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
Thực hiện Quyết định số 55/CP ngày 11/3/1977 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) huyện Phước Long được thành lập trên cơ sở hợp nhất huyện Bù Đốp, huyện Phước Bình, huyện Bù Đăng và chính thức đi vào hoạt động.
Huyện Phước Long là huyện miền núi, biên giới có diện tích tự nhiên: 185.496,87 ha; dân số 39.044 hộ, 186.920 nhân khẩu; số đơn vị hành chính gồm 18 xã, thị trấn. Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn… phát triển. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hoá, dân số hàng năm ở các xã tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển. Do đường biên giới trên địa bàn huyện, các xã tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài, tình hình an ninh biên giới còn phức tạp cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý khu vực biên giới, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập các đơn vị hành chính mới cấp xã và việc tái lập thị xã Phước Long là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã Đức Hạnh, Bình Phước, Phú Riềng và Long Hà đủ các tiêu chí về diện tích, dân số và cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã, thị trấn mới. Khu vực thị trấn Thác Mơ, thị trấn Phước Bình; các xã: Bình Phước, Sơn Giang và một phần diện tích và dân số xã Phước Tín có đủ điều kiện để tái lập thị xã. Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn từ nay đến năm 2020:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đức Hạnh, chia xã Đức Hạnh thành 02 xã là xã Đức Hạnh và xã Phú Văn. Hiện tại xã Đức Hạnh có diện tích tự nhiên là 12.579,79 ha; dân số 12.285 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Đức Hạnh là 15.000 người.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Bình Phước, chia xã Bình Phước thành 02 xã là xã Bình Tân và xã Bình Sơn. Hiện tại xã Bình Phước có diện tích tự nhiên là10.172,44 ha; dân số 16.133 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Bình Phước là 19.000 người.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đa Kia, chia xã Đa Kia thành 02 xã là xã Đa Kia và xã Cần Đơn. Hiện tại xã Đa Kia có diện tích tự nhiên là 13.734,79 ha; dân số 16.340 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Đa Kia là 21.000 người.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Phú Riềng, chia xã Phú Riềng thành thị trấn Phú Riềng và xã Phú Vang. Hiện tại xã Phú Riềng có diện tích tự nhiên là 7.843,96 ha; dân số 14.657 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Phú Riềng là 19.000 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Long Hà, chia xã Long Hà thành xã Long Hà và xã Long Phú. Hiện tại xã Long Hà có diện tích tự nhiên là 9.369,29 ha; dân số 14.230 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Long Hà là 20.000 người.
2. Đối với cấp huyện:
Hiện tại huyện Phước Long là huyện miền núi, biên giới có diện tích tự nhiên là 185.496,87 ha; dân số: 186.920 người. Số đơn vị hành chính huyện Phước Long hiện nay: 18 xã, thị trấn. Dự kiến đến năm 2010 dân số của huyện Phước Long là 210.000 người, tăng dân số do tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cơ học và tăng dân số do việc di dân tự do, việc hình thành các trang trại, việc quy hoạch một số khu dân cư dọc trục đường giao thông và việc hình thành các khu công nghiệp nhỏ, hình thành các nhà máy chế biến. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn huyện tăng nhanh, do diện tích rộng, dân số đông… Để thuận tiện trong công tác quản lý của chính quyền các cấp. Việc điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập thị xã Phước Long và thành lập thêm huyện mới là phù hợp với sự phát triển của huyện. Việc tái lập thị xã Phước Long và thành lập huyện mới, cụ thể như sa:
a) Giai đoạn năm 2006 - 2010: Hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ cho tái lập thị xã Phước Long trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thác Mơ, thị trấn Phước Bình và toàn bộ diện tích, dân số của các xã: Sơn Giang, Bình Phước, một phần diện tích, dân số của xã Phước Tín. Hiện tại khu vực tái lập thị xã Phước Long có diện tích tự nhiên: 17.298,85 ha; dân số: 46.460 người, dự kiến năm 2010 dân số khu vực thị xã là 62.000 dân. Về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng đủ các tiêu chí để tái lập thị xã. Trên cơ sở diện tích và dân số của thị trấn Thác Mơ, một phần diện tích, dân số của thị trấn Phước Bình và một phần diện tích, dân số của xã Sơn Giang hiện nay, thành lập thêm 04 phường thuộc thị xã Phước Long. Phần diện tích và dân số các xã còn lại của huyện Phước Long (cũ) sau khi tái lập thị xã gọi là huyện Bù Gia Mập.
b) Giai đoạn năm 2010 - 2015:
Trên cơ sở diện tích và dân số của huyện Bù Gia Mập, chia huyện Bù Gia Mập thành hai huyện là huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng.
Huyện Phú Riềng: Gồm các xã: Phú Trung, Phú Riềng, Bù Nho, Long Tân, Long Hà, Long Bình, Long Hưng, Đa Kia, Bình Thắng và phần diện tích, dân số còn lại của xã Phước Tín. Hiện nay có diện tích 80.552,60 ha, dân số 98.904 người, dự kiến năm 2015 dân số khu vực huyện là 100.000 dân, đủ các tiêu chí về diện tích và dân số của một huyện.
Huyện Bù Gia Mập: Gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Đức Hạnh, Phú Nghĩa. Có diện tích tự nhiên: 86.241,55 ha; dân số: 37.183 người, dự kiến năm 2015 dân số khu vực huyện là 55.000 dân, về diện tích và dân số đủ các tiêu chí của một huyện.
Trước mắt từ nay đến năm 2007 hoàn tất các thủ tục trình các cơ quan có liên quan ở tỉnh và ở Trung ương nâng cấp khu vực thị trấn Thác Mơ từ đô thị loại V lên thành đô thị loại IV.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Phước Long sẽ có 03 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó 01 thị xã, 02 huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 03 thị trấn, 20 xã (tăng 01 thị trấn, 04 xã, 01 thị xã và 01 huyện so với thời điểm tháng 9 năm 2006).
Bù Đăng là huyện miền núi được thành lập theo Nghị định số 112/HĐBT ngày 04/7/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và chính thức đi vào hoạt động.
Huyện Bù Đăng có diện tích tự nhiên: 150.300,48 ha; dân số: 24.907 hộ, 117.334 nhân khẩu; số đơn vị hành chính: 13 xã, thị trấn. Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế, xã hội phát triển tốt, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được ổn định, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn… phát triển. Đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Do việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hoá, việc xây dựng các trung tâm cụm xã nên dân số hàng năm ở các xã tăng cao, kinh tế, xã hội phát triển. Do nhiều xã có diện tích rộng, dân số đông, dân số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn ở nhiều xã, cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính, trật tự, xã hội, trị an. Đòi hỏi chính quyền xã, thị trấn phải gần dân, sát dân hơn để quản lý địa bàn, quản lý khu vực, quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả. Với các lý do trên việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã mới và việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm 01 huyện mới là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 các xã: Nghĩa Trung, Minh Hưng, Đức Liễu, Thống nhất, Thọ Sơn và xã Bom Bo đủ các tiêu chí về diện tích và dân số, cơ sở hạ tầng để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thêm các xã mới. Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 đủ tiêu chí về diện tích và dân số để điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Đăng, chia huyện Bù Đăng thành hai huyện, nhằm tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực phía đông bắc của tỉnh.
Cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính cấp xã:
a) Giai đoạn I từ năm 2006 - 2010:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Trung, chia xã Nghĩa Trung thành 02 xã là xã Nghĩa Trung và Nghĩa Bình. Hiện tại xã Nghĩa Trung có diện tích tự nhiên là 13.485,81 ha; dân số 11.822 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Nghĩa Trung là 14.000 người.
2. Điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Minh Hưng nhập vào xã Bom Bo, chia xã Bom Bo thành hai xã là xã Bình Hưng và xã Bom Bo. Hiện tại xã Bom Bo có diện tích tự nhiên là 18.194,59 ha; dân số 20.028 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số của xã Bom Bo là 23.000 người.
b) Giai đoạn II từ năm 2010 - 2015:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đức Liễu, chia xã Đức Liễu thành thị trấn Đức Bình và xã Đức Liễu. Hiện tại xã Đức Liễu có diện tích tự nhiên là 8.740,29 ha; dân số 11.486 người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Đức Liễu là 16.000 người.
2. Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của xã Thống Nhất nhập vào xã Nghĩa Trung. Chia xã Nghĩa Trung thành hai xã là xã Nghĩa Sơn và xã Nghĩa Trung. Hiện tại xã Nghĩa Trung có diện tích tự nhiên là 13.485,81 ha; dân số 11.822người. Dự kiến đến năm 2015 dân số của xã Nghĩa Trung là 16.000 người.
c) Giai đoạn III từ năm 2015 - 2020:
1. Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Thọ Sơn nhập vào xã Đoàn Kết. Chia xã Đoàn Kết thành hai xã là xã Đồng Hành và xã Đoàn Kết. Hiện tại xã Đoàn Kết có diện tích tự nhiên là 8.684,77 ha; dân số 4.888 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Đoàn Kết là 12.000 người.
2. Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của xã Bom Bo nhập vào xã Đắk Nhau, chia xã Đắk Nhau thành hai xã là xã Đắk Liên và xã Đắk Nhau. Hiện tại xã Đắk Nhau có diện tích tự nhiên là 18.247,14 ha; dân số 15.591 người. Dự kiến đến năm 2020 dân số của xã Đắk Nhau là 22.000 người.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bù Đăng có 02 thị trấn và 17 xã (tăng 01 thị trấn và 05 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
2. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện:
Hiện tại huyện Bù Đăng là huyện miền núi có diện tích tự nhiên là: 150.300,48 ha; dân số: 117.334 người. Số đơn vị hành chính huyện Bù Đăng: 13 xã, thị trấn. Dự kiến đến năm 2020 dân số của huyện Bù Đăng là 150.000 người. Tăng dân số do tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cơ học và tăng dân số do việc di dân tự do, việc hình thành các khu trung tâm cụm xã, việc hình thành các trang trại, việc quy hoạch một số khu dân cư dọc trục đường Quốc lộ 14 và việc hình thành các khu công nghiệp nhỏ, hình thành các nhà máy chế biến. Do tốc độ xây dựng và đô thị hoá ở địa bàn huyện tăng nhanh, do diện tích rộng, dân số đông… Để thuận tiện trong công tác quản lý của chính quyền các cấp. Việc điều chỉnh địa giới hành chính để chia huyện Bù Đăng thành hai huyện là phù hợp với sự phát triển của huyện.
Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 hoàn tất các thủ tục điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Đăng, chia huyện Bù Đăng thành 02 huyện mới là huyện Hưng Bình và huyện Bù Đăng. Về diện tích và dân số, cụ thể như sau:
Huyện Hưng Bình: Gồm thị trấn Đức Phong và các xã Đoàn Kết, Minh Hưng, Bom Bo, Đắk Nhau, Thọ Sơn, Phú Sơn và xã Đồng Nai. Hiện tại có diện tích tự nhiên 89.204 ha, dân số là 68.403 khẩu. Dự kiến đến năm 2020 dân số là 85.000 người, đủ điều kiện để thành lập một huyện.
Huyện Bù Đăng: Gồm các xã Đăng Hà, Thống Nhất, Phước Sơn, Nghĩa Trung và Đức Liễu. Hiện tại có diện tích tự nhiên 61.096,48 ha; dân số là 48.929 khẩu. Dự kiến đến năm 2020 dân số là 65.000 người, đủ điều kiện để thành lập một huyện.
Như vậy dự kiến đến năm 2020 huyện Bù Đăng sẽ có 02 đơn vị hành chính cấp huyện và 19 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 02 thị trấn, 17 xã (tăng 01 đơn vị hành chính cấp huyện, 01 thị trấn và 05 xã so với thời điểm tháng 9/2006).
IX. Kết luận:
Theo phương án trên, đến năm 2020 tỉnh Bình Phước có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 09 huyện, 03 thị xã và 130 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 101 xã, 06 phường, 15 thị trấn và 08 phường thuộc thị xã Bình Long và thị xã Phước Long; tăng: 02 thị xã; 02 huyện; 10 phường, 07 thị trấn, 19 xã so với thời điểm tháng 08/2006. Cụ thể đến năm 2020 số đơn vị hành chính ở từng huyện, thị xã như sau:
- Thị xã Đồng Xoài có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường, 04 xã (tăng 02 phường, 01 xã);
- Huyện Chơn Thành có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 4 thị trấn,. 07 xã (tăng 02 xã);
- Huyện Đồng Phú có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn, 15 xã (tăng 05 xã);
- Huyện Bình Long có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 thị trấn, 13 xã và 04 phường thuộc thị xã Bình Long (tăng 04 phường, 02 xã) và 02 đơn vị hành chính cấp huyện (tăng 01 thị xã);
- Huyện Lộc Ninh có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn, 17 xã (tăng 03 xã);
- Huyện Bù Đốp có 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn 08 xã (tăng 02 xã);
- Huyện Phước Long có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 thị trấn, 20 xã và 04 phường thuộc thị xã Phước Long (tăng 04 phường, 01 thị trấn, 04 xã) và 03 đơn vị hành chính cấp huyện (tăng 01 thị xã, 01 huyện);
- Huyện Bù Đăng có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 02 thị trấn, 17 xã (tăng 01 thị trấn, 05 xã) và 02 đơn vị hành chính cấp huyện (tăng 01 huyện).
Trong năm 2006 - 2007 hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ cho thành lập 05 xã, phường như sau:
Thị xã Đồng Xoài: Điều chỉnh địa giới hành chính phường Tân Xuân, chia phường Tân Xuân thành 02 phường là phường Tân Xuân và phường Tân Thiện.
• Huyện Bình Long: Điều chỉnh địa giới hành chính xã Minh Đức, chia xã Minh Đức thành 02 xã là xã Minh Đức và xã Minh Tâm.
• Huyện Phước Long:
- Điều chỉnh đia giới hành chính xã Bình Phước, chia xã Bình phước thành 02 xã là xã Bình Tân và xã Bình Sơn.
- Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đức Hạnh, chia xã Đức Hạnh thành 02 xã là xã Đức Hạnh và xã Phú Văn.
• Huyện Bù Đăng: Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Trung chia xã Nghĩa Trung thành 02 xã là xã Nghĩa Trung và xã Nghĩa Bình.
Từ năm 2006 đến năm 2010 hoàn tất các thủ tục trình các cơ quan chức năng ở Trung ương nâng cấp đô thị từ loại V lên loại IV cho thị trấn Thác Mơ thuộc huyện Phước Long và thị trấn An Lộc thuộc huyện Bình Long. Hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ cho tái lập thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và các xã, phường thuộc hai thị xã này. Các xã, thị trấn còn lại theo thứ tự thời gian thực hiện như trong Đề án./.