BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1084/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 5
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP
ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 769/QĐ-BTP
ngày 07/4/2014 của Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Công nghệ thông tin;
Căn cứ Quyết định số 2287/QĐ-BTP
ngày 31/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-BTP
ngày 04/3/2016 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch
công tác năm 2016 của Cục Công nghệ thông tin;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Kiểm
tra, khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành
Tư pháp.
Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin chủ động
lựa chọn thời gian phù hợp để thực hiện kiểm tra, khảo sát tình hình ứng dụng
công nghệ thông tin theo nội dung của Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh
Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ,
Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi
hành);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, Cục CNTT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Khánh Ngọc
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1084/QĐ-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kiểm tra, khảo
sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của một số đơn vị
trong Bộ, Ngành; đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin;
- Ghi nhận những
đề xuất, kiến nghị từ các đơn vị được kiểm tra, khảo sát làm cơ sở cho việc
nâng cấp, xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ
thông tin trong giai đoạn tới góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành trong hoạt động của Bộ/Ngành.
2. Yêu cầu
- Việc kiểm tra, khảo sát được thực
hiện một cách thực chất, toàn diện, nghiêm túc; đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm
và hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra và
với các đơn vị được kiểm tra, khảo sát;
- Việc kiểm tra, khảo sát phải làm rõ
hiện trạng, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tư pháp.
II. KIỂM TRA, KHẢO
SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
1. Nội dung kiểm tra tình hình ứng
dụng công nghệ thông tin
Kiểm tra tình hình ứng dụng công nghệ
thông tin của Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
* Đối với Sở Tư pháp các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tình hình triển khai Luật Hộ tịch số
60/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội;
- Tình hình triển khai thực hiện Nghị
định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về
pháp luật;
- Tình hình triển khai sử dụng Phần mềm
Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung; việc trao đổi thông tin lý lịch tư pháp điện
tử giữa Sở Tư pháp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và việc triển khai
cung cấp dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến;
- Tình hình triển khai sử dụng Phần mềm
Công cụ quản lý hồ sơ quốc tịch;
- Tình hình triển khai sử dụng Cơ sở
dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (rà soát,
cập nhật, công bố thủ tục hành chính);
- Tình hình ứng dụng CNTT khác.
* Đối với Cục Thi hành án dân sự
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Kiểm tra tình hình sử dụng Phần mềm
Quản lý công văn đi đến; Phần mềm Quản lý cán bộ và chức danh tư pháp;
- Tình hình sử dụng Hệ thống Thư điện
tử của Bộ Tư pháp;
- Tình hình sử dụng chữ ký số;
- Tình hình quản lý, sử dụng, khai
thác Trang thông tin điện tử các Cục Thi hành án dân sự;
- Tình hình sử dụng phần mềm lưu trữ
dùng chung cho hệ thống cơ quan thi hành án dân sự;
- Tình hình ứng dụng CNTT khác;
2. Nội dung khảo sát tình hình ứng
dụng công nghệ thông tin
- Khảo sát về nhu cầu ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác hộ tịch; bổ trợ tư pháp; kiểm
tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận, xử lý phản ánh
kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành
chính; ...
- Khảo sát về tình hình ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác thụ lý hồ sơ thi hành án dân sự và báo cáo thống
kê Thi hành án dân sự.
III. THÀNH PHẦN
THAM GIA KIỂM TRA, KHẢO SÁT
1. Thành phần của Đoàn Kiểm tra,
khảo sát
Thành phần Đoàn Kiểm tra, khảo sát
bao gồm:
- 01 Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin
và một số lãnh đạo, chuyên viên đại diện của các phòng/trung tâm thuộc Cục;
- 01 đại diện của Tổng cục Thi hành
án dân sự;
- 01 đại diện của Cục Hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực;
- 01 đại diện của Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật;
- 01 đại diện của Văn phòng Bộ tham
gia đoàn công tác tại các tỉnh phía Bắc;
- 01 đại diện của Cục Công tác phía
Nam tham gia đoàn công tác tại các tỉnh phía Nam;
- 01 đại diện Cục Cảnh sát đăng ký,
quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.
2. Thành phần của cơ quan được kiểm tra, khảo sát
2.1. Sở Tư pháp
Thành phần của Sở Tư pháp bao gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp;
- Phòng/cán bộ phụ trách về lĩnh vực
quản lý: hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, bổ trợ tư pháp, văn bản quy phạm
pháp luật, thủ tục hành chính, ...
- Mời đại diện cán bộ Sở Thông tin
tham dự buổi làm việc;
- Cán bộ phụ trách về công nghệ thông
tin.
2.2. Cục Thi hành án dân sự
Thành phần của Cục Thi hành án dân sự
bao gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Cục Thi hành án
dân sự;
- Lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp
vụ;
- Cán bộ phụ trách về công nghệ thông
tin.
IV. ĐỊA ĐIỂM KIỂM
TRA, KHẢO SÁT
Công tác kiểm tra, khảo sát được thực
hiện tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp một số Quận/Huyện, tư pháp Xã/Phường và Cục
Thi hành án dân sự của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây:
- Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Hải Phòng;
- Tỉnh Phú Thọ;
- Tỉnh Lạng Sơn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Cục Công nghệ thông tin
- Thông báo nội dung Kế hoạch kiểm
tra, khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành
Tư pháp tới cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát; tùy tình hình thực tế có thể thay đổi, điều chỉnh đơn vị được khảo sát phù hợp đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Xây dựng chương trình, chuẩn bị các
nội dung, tài liệu và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị được kiểm tra,
khảo sát để triển khai công tác kiểm tra, khảo sát theo Kế hoạch.
2. Đối với các đơn vị có thành viên tham gia Đoàn Kiểm
tra, khảo sát
Phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghệ
thông tin trong việc:
- Cử cán bộ của đơn vị có trình độ chuyên môn phù hợp theo yêu cầu của
nội dung Kế hoạch này tham gia Đoàn Kiểm tra, khảo sát;
- Chuẩn bị các nội dung cần kiểm tra,
khảo sát thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị quản lý.
3. Đối với cơ quan được kiểm
tra, khảo sát
- Xây dựng báo cáo về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo
khung Đề cương kèm theo; Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan kèm theo báo
cáo;
- Bố trí địa điểm, thời gian làm việc,
thành phần tham dự của Sở để họp với Đoàn Kiểm tra, khảo sát.
4. Đối với Đoàn Kiểm tra, khảo sát
- Thực hiện hoạt động kiểm tra, khảo
sát theo Kế hoạch này.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết
thúc hoạt động kiểm tra, khảo sát có trách nhiệm xây dựng báo cáo để báo cáo
Lãnh đạo Bộ.
5. Về kinh phí
Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra,
khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Tư
pháp theo kế hoạch này do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hoạt động
năm 2016 của Cục Công nghệ thông tin.