ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1059/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TỔ CHỨC GIAO BAN THÁO GỠ KHÓ
KHĂN, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày
03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;
Căn cứ Chương trình hành động
số 10/CTr-UBND ngày 06/02/2012 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị
quyết 01/NQ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Công thương tại Tờ trình số 443/TTr-SCT ngày 23/02/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức
giao ban tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TỔ CHỨC GIAO BAN THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 06/03/2012 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội)
I. Tình hình
chung
Năm 2012 được dự báo tình hình
kinh tế - xã hội tiếp tục gặp nhiều thử thách do tình hình kinh tế cả nước,
kinh tế thế giới đều tiếp tục khó khăn kéo theo sản xuất công nghiệp gặp nhiều
khó khăn như: sức mua của thị trường vẫn còn chưa cao, giá nguyên liệu đầu vào
có chiều hướng tăng; thắt chặt tiền tệ cũng đang làm ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình trạng thiếu vốn hiện nay diễn ra ở
nhiều ngành, lĩnh vực. Nguyên nhân một phần do hạn mức tín dụng bị hạn chế, lãi
suất tín dụng quá cao khiến một số doanh nghiệp không dám vay… Việc tái cấu
trúc ngành ngân hàng cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc tiếp cận nguồn vốn
vay của DN;
Khó khăn
- Đối với doanh nghiệp sản xuất:
+ Các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, như: lãi suất ngân hàng cao, khó tiếp
cận nguồn vốn vay, chi phí các nguyên – nhiên liệu đầu vào tăng cao… làm tăng
giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Biến động phức tạp của tỷ giá
và lãi suất, hiện nay lãi suất ngân hàng đang đứng ở mức cao, mặt trái của việc
tỷ giá đồng USD tăng là dẫn đến giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, giá thành sản
phẩm xuất khẩu tăng, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tiếp tục tạo những khó
khăn, ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong năm
2012.
+ Nhiều doanh nghiệp thuộc các
nhóm ngành hàng sản xuất chủ lực, sử dụng nhiều lao động như dệt may, điện tử,
cơ kim khí…trong tình trạng thiếu nhân công do lao động liên tục biến động với
số lượng khoảng 20 – 30% cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trưởng xuất khẩu
cao của các doanh nghiệp mặc dù không thiếu đơn hàng.
+ Do Chính phủ thắt chặt tiền tệ
ngành bất động sản gần như đóng băng, các công trình đầu tư công cũng giãn tiến
độ giải ngân nên nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và thiết
bị điện không bán được, hàng tồn kho nhiều ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
- Đối với DN xuất khẩu:
+ Kinh tế thế giới diễn biến phức
tạp, khủng hoảng nợ công lan rộng tại Châu Âu, lạm phát tăng cao ở một số nước
trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam ảnh hưởng đến
kim ngạch XK.
+ Việc tăng giá một số nguyên
nhiên liệu (điện, than, xăng, dầu…) làm tăng chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm,
giảm năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Hầu hết các doanh nghiệp thuộc
các nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, sử dụng nhiều lao động như dệt may, da
giầy, điện – điện tử… bị thiếu nhân công trầm trọng do lao động liên tục biến động
với số lượng khoảng 20 – 30% cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trưởng xuất
khẩu cao của các doanh nghiệp mặc dù không thiếu đơn hàng.
+ Thiên tai tại Nhật Bản làm giảm
xuất khẩu mặt hàng chủ lực là linh kiện máy tính và điện tử sang thị trường này
của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đối với thương mại nội địa:
Tình hình lạm phát tăng cao, hoạt
động chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp thắt chặt, vốn đầu tư xã hội
giảm…ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
II. Mục đích
yêu cầu
1. Mục đích
Thực hiện Nghị quyết của HĐND,
hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012 là:
- Giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp tăng 10,1% - 10,4% so với năm 2011; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
14% so với thực hiện năm 2011.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa
bán lẻ tăng 30 – 31% so với thực hiện năm 2011.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 15%
so với thực hiện năm 2011.
Thực hiện Kế hoạch tổ chức giao
ban tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn năm 2012, để tăng cường
tiếp xúc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nắm bắt tình hình khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở
đó UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ban, ngành triển khai tốt nhiệm vụ
theo chức năng nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh và xuất khẩu.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm do tác động của kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện
kịp thời có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới ban hành của Trung ương và
Thành phố để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
- Các Sở, ban, ngành: Thông qua
giao ban, đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thông qua giao
ban nêu rõ những khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị cần tháo gỡ.
III. Nội dung
Năm 2012 UBND Thành phố giao
cho các Sở, ban, ngành, UBND các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, doanh nghiệp
quán triệt sâu sắc Chương trình hành động số 10/CTr-UBND của UBND Thành phố
ngày 06/2/2012 tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Tiếp tục rà soát sửa đổi các
quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
Công khai, cập nhật, hướng dẫn các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, thủ tục
hành chính trên Cổng thông tin điện tử Hà Nội và website của các sở, ban,
ngành.
- Nắm bắt khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp, có biện pháp tháo gỡ kịp thời nhằm duy trì và thúc đẩy sản xuất
kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Xây dựng các chương trình
quảng bá, xúc tiến, cải tiến mẫu mã, thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.
- Ngành điện đảm bảo cung ứng đủ
điện phục vụ sản xuất, hạn chế tối đa việc cắt điện; thực hiện nghiêm túc
Chương trình tiết kiệm điện quốc gia.
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng: tăng tỷ trọng dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao; công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có nhiều sản phẩm xuất
khẩu và phát triển nông nghiệp sinh thái.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
các chương trình: Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; Phát triển sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Khuyến công; Đẩy
mạnh xuất khẩu; Phát triển các dạng năng lượng tái tạo đi đôi với đổi mới công
nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng. Hoàn thiện, xây dựng mới các khu, cụm
công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, các cụm công nghiệp làm nghề. Hỗ trợ
các hộ sản xuất, doanh nghiệp tổ chức di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, không
phù hợp quy hoạch.
- Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực
dịch vụ tài chính – ngân hàng, logistic, tài chính và hỗ trợ kinh doanh. Chú trọng
xây dựng, phát triển đồng bộ và quản lý tốt các thị trường: tiền tệ, chứng
khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ.
- Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng
và chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Thủ đô. Ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có
khả năng ứng dụng rộng rãi, tạo công nghệ và sản phẩm có giá trị kinh tế và khả
năng thương mại cao, giải quyết các vấn đề bức xúc, các dự án sản xuất thử nghiệm
sử dụng công nghệ tiên tiến. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Thủ
đô.
Nhiệm vụ của các Sở, Ban,
Ngành:
1. Sở Công thương Hà Nội
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các: Quận, huyện, thị xã trực thuộc và các tổ chức hiệp hội,
các doanh nghiệp:
1.1. Tổ chức định kỳ 6 tháng hoặc
đột xuất giao ban, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, phối hợp với
các cơ quan chức năng, UBND các địa phương và các đơn vị có liên quan để giải
quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; trên cơ sở đó chủ trì phối hợp
với các Sở, ban, ngành đề xuất xây dựng cơ chế chính sách để tạo điều kiện hỗ
trợ doanh nghiệp.
1.2. Khảo sát, thu thập thông
tin để nắm bắt thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, những vướng mắc và kiến
nghị của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
1.3. Triển khai các giải pháp cụ
thể:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghệ hỗ trợ. Hỗ trợ
các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực, cơ khí trọng điểm, sản phẩm
công nghiệp mũi nhọn đạt hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất
kinh doanh.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Xây dựng
các chương trình quảng bá thương hiệu cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
- Tạo điều kiện khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất nhằm giảm
chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp; đẩy mạnh đầu
tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Tổ chức giao thương giữa nhà sản
xuất và nhà phân phối, tăng cường liên kết trogn và ngoài thành phố, hợp tác
trong sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các ngành tổ chức
tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, các doanh nhân có thành tích trong
SX-KD và xuất khẩu.
2. Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác cải cách hành chính trong giải quyết thủ tục về hoàn thuế, giảm thuế
và giãn thời hạn nộp thuế, tạo điều kiện tuyên truyền hỗ trợ cho doanh nghiệp về
Thuế.
Chủ trì phối hợp với các ngành
kiến nghị, đề xuất Bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung với những nội dung còn bất cập,
gây khó khăn cản trở đối với doanh nghiệp trong thực hiện các nghĩa vụ về lĩnh
vực Thuế.
3. Ngân hàng Nhà nước Thành
phố Hà Nội
Phối hợp với các Sở, ngành hướng
dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện cơ chế chính sách: về tiền tệ tín dụng,
lãi suất đến tận doanh nghiệp và hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.
Kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng
cả năm 2012 khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14 – 16%.
Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn
tín dụng phục vụ các lĩnh vực: sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động, các dự án hiệu quả.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư. Tổng hợp, nắm bắt
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu
và sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường.
Phối hợp với Sở Công thương hướng
dẫn doanh nghiệp được hưởng thụ các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ thuộc lĩnh vực của Sở KH&ĐT chủ trì; chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp.
5. Sở Lao động Thương binh và
Xã hội
Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành tổ chức theo dõi nắm bắt tình hình lao động và những kiến nghị đề xuất của
các doanh nghiệp trên địa bàn, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ người lao động
bị mất việc làm, thiếu việc làm, đào tạo nghề…
Triển khai, hướng dẫn thực hiện
các chính sách hỗ trợ về thiếu việc làm, mất việc làm theo quy định đến các
doanh nghiệp để người lao động được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước được
kịp thời.
6. Sở Tài chính
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới
doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đối với các doanh nghiệp
có vướng mắc, tồn tại về tài chính cần đề xuất với Thành phố để giải quyết sớm
nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm bắt tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp Nhà nước quản lý để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tránh
thất thoát tài sản của Nhà nước.
Phối hợp với các sở, ban, ngành
đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nhằm thúc đẩy sản xuất
kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
7. Sở Tài nguyên Môi trường,
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, đặc biệt trong quá trình thẩm định các hồ sơ xin thuê đất của
các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp co nhu cầu sử dụng đất xây dựng
nhà xưởng để thực hiện các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hướng dẫn doanh nghiệp trong việc
tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra.
8. Sở Khoa học Công nghệ
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh
doanh ứng dụng khoa học – công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại. Phối hợp với
các tổ chức khoa học công nghệ trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện hỗ trợ cho
các doanh nghiệp.
Hướng dẫn các doanh nghiệp thụ
hưởng cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ trong doan nghiệp (theo
Quyết định 6347/QĐ-UBND ngày 27/2/2010 của UBND Thành phố Hà Nội) và các quy định
khác thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ do Nhà nước ban hành.
9. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Thường xuyên đánh giá tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phát huy vai trò quản
lý nhà nước trong khu công nghiệp và chế xuất, phối hợp với các sở ngành nâng
cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền
cho các nhà đầu tư nhằm thu hút và lấp đầy các khu công nghiệp.
10. Cục Hải quan Hà Nội
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, giải quyết các thủ tục để hỗ trợ
cho sản xuất hàng xuất khẩu; công khai thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt
động xuất khẩu trên website của các sở, ngành và trang tin điện tử của Thành phố
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí, nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
11. Sở Nội vụ (Ban Thi đua
khen thưởng Thành phố)
Chủ trì phối hợp với Sở Công
thương hướng dẫn các doanh nghiệp và đơn vị triển khai thực hiện công tác thi
đua khen thưởng theo quy định của Thành phố và pháp luật hiện hành.
Phối hợp với Sở Công thương
trong việc tổ chức tôn vinh đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến nhằm thúc đẩy
phát triển sản xuất – kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
12. Ủy ban nhân dân các Quận,
huyện, thị xã
Kịp thời nắm bắt khó khăn của
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Cập nhật các văn bản của nhà nước về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp để kịp thời thông báo rộng rãi tới các đối tượng được thụ hưởng ưu đãi.
Tiếp tục cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục được
phân cấp, ủy quyền.
Tổng hợp, cung cấp thông tin về
doanh nghiệp thuộc thẩm quyền với các sở ngành liên quan, để phối hợp đề xuất
những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
IV. Tổ chức
thực hiện
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu
các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện
có hiệu quả các nội dung công việc được giao với tình thần chủ động, nghiêm
túc, quyết liệt; Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính đảm bảo đơn giản thuận
lợi nhằm phục vụ doanh nghiệp ngày càng hiệu quả thiết thực góp phần tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp để duy trì tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
Giao Sở Công thương, là cơ quan
chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, triển khai thực
hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo về UBND Thành phố vào ngày 25 tháng cuối
cùng của quý./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|